Ngọc Hương: Nghe nhà văn Inrasara kể về văn hóa Chăm

Thế giới văn hóa, 28-9-2013

Inrasara, tên thật là Phú Trạm, sinh ngày 20–9–1957 tại làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ông là nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học có tiếng trong làng văn Việt Nam nói chung và cộng đồng người Chăm nói riêng. Hiện nay, Inrasara đang giữ chức danh Phó chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam (nhiệm kỳ 2010 – 2015). Ngoài tài năng trong lĩnh vực sáng tác văn học, ông còn được nhiều người biết đến với vai trò của một nhà nghiên cứu văn hóa Chăm uyên bác. Muốn tìm hiểu văn hóa Chăm, người ta sẽ nghĩ ngay đến Inrasara vì ông chẳng khác nào một quyển bách khoa toàn thư sống về văn hóa Chăm.

Continue reading

Trần Hoài Nam: Giọng thơ Inrasara

Trích Luận văn Thạc sĩ.

Giọng điệu có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Các tác phẩm văn học có giá trị đều thể hiện một giọng điệu riêng biệt, tiêu biểu cho thái độ, cảm xúc của tác giả mà muốn hiểu tác phẩm người ta không thể bỏ qua được nó. Muốn tìm hiểu đúng phong cách của mỗi nghệ sĩ trước hết phải tìm ra được cái giọng riêng của anh ta. Nét nổi bật tạo nên sự độc đáo trong phong cách thơ Inrasara, theo chúng tôi, là giọng điệu đối thoại đa dạng, nhiều sắc điệu. Continue reading

Anh Thy: Thơ hay phải mới

André Gide nói: Với tình cảm đẹp người ta chỉ làm nên thứ văn chương rẻ tiền.

PoKlong.Jakha.1

* Tháp Po Klaung Girai – Photo Inrajakha.

Đó là cách nói quá lên. Vì có nhiều người nghĩ chỉ cần có tình cảm đẹp, như yêu người yêu, yêu quê hương dân tộc, yêu con người nào đó, là ta có thể viết được thơ hay về tình yêu đó Continue reading

V.T. Hạnh Thủy: Inrasara – Tận hiến và vô danh

Trích đoạn Luận văn Thạc sĩ: Thế giới nghệ thuật thơ Inrasara, 2008.

Nếu hạt lúa không chết đi, nó sẽ ở một mình/ Nhưng nếu nó chết đi, nó sẽ mang đầy hoa trái (Kinh Phúc âm).

Đó là hai câu Phúc âm ám ảnh Inrasara trong một buổi chiều cuối thu mưa phùn, giá rét Hà Nội khi lòng anh đang “rỗng” để cho những nghiệm sinh tràn về/ thức dậy.: “Những con người bình thường đến tầm thường, những con người làm việc cật lực trong nỗi vô danh của hạt thóc vãi rơi sau vụ gặt thịnh mùa, chịu ở lại với đám ruộng bỏ giá suốt những tháng hạn, với nắng gió, chim chóc… để bật lên cây lúa chắc nịch sau những ngày mưa đầu năm; những con người chịu nở trọn lòng mình trong bóng tối… luôn cuốn hút tâm hồn tôi một cách kì lạ… Continue reading

Trần Hoài Nam: Sự phong phú về thể thơ trong sáng tác của Inrasara

Trích đoạn Luận văn Thạc sĩ: Trần Hoài Nam, Inrasara – Từ quan niệm đến phong cách, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010

 

*

Inrasara sáng tác bằng rất nhiều thể thơ: thể thơ tự do (Thơ tự do có vần, Thơ tự do không vần), thơ văn xuôi,  thơ tân hình thức. Ngoài ra, Inrasara còn sử dụng rải rác các thể thơ cổ điển: lục bát, thơ năm chữ thơ bảy chữ thất ngôn tứ tuyệt, Thơ hai câu theo thể thơ Pauh Catwai của truyền thống thơ Chăm. Continue reading

Hà Hưng – Hoàng Minh: Chuyện đời về nhà thơ Chăm từ bỏ giảng đường về cày ruộng

Báo Đời Sống & Pháp Luật, số 2, 5-2013

 1977-SinhvienCham.1

* Cùng các bạn thời sinh viên: Inrasara, Phú Văn Tình, Nguyễn Tỷ Chế Đạt, Thành Phần, Loan.

Nhà thơ Inrasara – Phú Trạm là một người luôn có những quyết định và hướng đi của riêng mình, có những lúc ông bỏ công việc mà nhiều người mơ ước để về cày ruộng. Bởi trong ông luôn có cái “ngông” của một nghệ sĩ. Cuộc đời ông có vô số những gian truân thử thách. Nhưng chính những điều ấy lại hình thành nên một nhân cách đáng kính và một bản lĩnh kiên cường. Để rồi, sau này ông đã có những cống hiến cho dân tộc Chăm của mình với những tác phẩm nghiên cứu, sáng tác để đời. Với người Chăm, ông chính là biểu tượng về một tấm gương đầy nghị lực vươn lên từ chông gai thử thách. Continue reading

Trần Hoài Nam: Quan niệm văn chương của Inrasara

Trích đoạn Luận văn Thạc sĩ: Trần Hoài Nam, Inrasara – Từ quan niệm đến phong cách, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010

 

2012-12 

Inrasara, nhà thơ dân tộc Chăm, là hiện tượng văn chương nổi bật. Ông là một nhà văn hóa, một nhà thơ, nhà văn, nhà lí luận phê bình văn học lớn của dân tộc Chăm có những đóng góp không nhỏ cho nền văn hóa văn học đương đại Việt Nam. Continue reading

Trần Hoài Nam: Chăm trong thơ Inrasara

Trích đoạn Luận văn Thạc sĩ: Trần Hoài Nam, Inrasara – Từ quan niệm đến phong cách, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010

Inrajaya-46 

Thời đại chúng ta đang sống là thời đại của cá tính. Chỉ xét trong sáng tác thơ, có thể thấy sự bùng nổ về cá tính và phong cách. Nhiều tên tuổi đã để lại dấu ấn trong trang sử văn học đương đại, phải kể đến Lò Ngân Sủn, Lê Đạt, Trần Dần, Đồng Đức Bốn, Nguyễn Hưng Quốc, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh… Continue reading

Đọc truyện ngắn Bản trường ca bỏ hoang của Inrasara

Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số cuối tháng 11-2012

Truyện ngắn Bản trường ca bỏ hoang của Inrasara là sự nối kết của những câu chuyện về văn hóa và con người Chăm. Tác giả đã rất khéo trong việc đẩy quá khứ và hiện thực đến gần nhau rồi lồng vào đó những chú giải về sự tồn tại của một bản trường ca mang tinh thần Chăm bí ẩn.