“… Nếu như trong Tháp nắng có vị ngọt và cay cay của mật ong rừng có sự hoà trộn hân hoan của văn hoá các dân tộc thì trong Lễ Tẩy trần tháng Tư Inrasara là người con đích thực của dân tộc Cham có lẽ đã qua nhiều kiếp sống là người dân tộc Cham. Những bài trong Lễ Tẩy trần tháng Tư không nghi ngờ gì nữa: gần giống với cách kể chuyện sử thi (người Việt không có sử thi) chỉ có điều hơi khác: đấy là không liền một cốt truyện…”
Tôi gặp phải ba khó khăn khi đọc Lễ Tẩy trần tháng Tư. Continue reading
Category Archives: Báo chí – Dư luận
CẦN NHÌN LỊCH SỬ CHAMPA MỘT CÁCH TOÀN VẸN HƠN
Inrasara trả lời phỏng vấn RFA, 26-5-2015
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nee-a-view-integra-ab-cham-his-05262015072610.html
[Nhà thơ Inrasara:
“… nền hải sử của Champa đã bổ khuyết vào lịch sử Việt Nam. Hoặc là văn hóa biển của Champa nó làm đầy nền văn hóa Việt Nam. Văn học của Cham cũng vậy, có nhiều điều mà văn học Việt Nam không có. Ngoài ra còn các đặc trưng văn hóa khác như giếng vuông Cham… Tất cả đóng góp vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam.
… Tại sao lại sợ sự thật lịch sử? Lịch sử đã qua rồi, và khi Việt Nam bây giờ tạo thành một đất nước thống nhất như thế này, thì chúng ta học quá khứ để có thể nhận diện được thực tại hôm nay nó chính xác hơn và nó toàn vẹn hơn. Đó là tâm lý sợ hãi, một sự sợ hãi hoàn toàn không cần thiết. Nếu chúng ta giấu đi sự thật lịch sử, đừng nói là sự thật hôm nay, mà là sự thật hôm qua, nếu thế thì thì chỉ thiệt hại cho chúng ta. Chẳng những con cháu chúng ta không nhận diện được sự thật toàn vẹn mà chúng ta còn lừa dối thế hệ trẻ, theo tôi đó là điều đáng tiếc”] Continue reading
Nguyễn Mạnh Thắng: THÁP NẮNG TRONG TÔI
(Cảm nhận khi đọc thơ của Inrasara)
“… tôi cho rằng Inrasara như một người tiên phong, một người đại diện cho dòng chảy thơ Việt không phải vì anh có nhiều giải thưởng cao quý chất lượng ở trong và ngoài nước mà ở thơ anh người ta thấy được sức sống mãnh liệt không hề bi lụy giống như tháp nắng kia có thể đổ nát theo thời gian nhưng hồn của tháp thì không thể.”
Tối qua khi cầm bút định viết ít dòng về cảm xúc của tôi khi đọc thơ Inrasara in trong tập Lễ Tẩy trần tháng Tư, trong đầu tôi bỗng vọt ra mấy câu thế này mà hoàn toàn không chuẩn bị trước. Không hiểu sao mấy câu đó cứ quẩn quanh trong đầu cho đến tận bây giờ: Continue reading
Nguyễn Chế Đôn: Minh triết Chăm
Tagalau 16, NXB Văn học, 2014.
Trong bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động, xung đột, bạo loạn giữa các tôn giáo, quốc gia, sự ô nhiễm môi trường xét theo nghĩa rộng vật chất lẫn tinh thần, nhất là nền văn minh Internet đang xâm chiếm đến tận làng mạc hẻo lánh, sự có mặt của chương trình Minh triết nói chung và Minh triết Chăm nói riêng là việc làm đầy tính sáng tạo, trí tuệ và thiết thực.
Với tư cách là một nhà văn, nhà thơ Chăm, Inrasara có một lối suy tư toàn cầu, hành động địa phương đã khai thác, soi sáng một di sản văn chương, văn hóa, vận dụng khá linh hoạt, nhuần nhuyễn tạo thành Minh triết Chăm trong cuộc sống của con người. Continue reading
Trần Tuấn: TƯỚI VÔ MẮT NHÀ THƠ
Tặng Inrasara
nhà thơ bị con phù du đâm vô mắt
khi tôi xe máy chở ông ngang qua tiệm thuốc tây số 2b đường lê lợi
đà nẵng lúc 19h35 tối ngày tháng năm ngoái
cả hai đương mơ màng nói những chuyện trần đời
nhà thơ kêu tôi dừng xe Continue reading
The Purification Festival in April: Translator’s Introduction
The Purification Festival in April – Lễ Tẩy trần tháng Tư
This collection represents a broad range of Inrasara’s poetic oeuvre to date, tracing his diverse journeys through storytelling, forays into a varying array of narrative modes and transitions through lyric and narrative verse. Like all great storytellers, Inrasara pulls from a wide network of experience, weaving together the past and the present into a tapestry of the personal and collective, blending the real and the mythical. Wandering across history, literature, folklore, song, philosophy, Hinduism, Buddhism, pop culture, myth, war, peace, harvest, community, tradition, dream, language, ritual, epic and the everyday, Inrasara’s poems sing not only the song of the Cham people in modern Vietnam, but also of all human experience – of our imagining of self and of the myriad innermost emotional lives of globalization and modernity. Deeply rooted in his readings of the Cham epics, Inrasara’s verse somehow also resonates with the flowing lines of Whitman and Hughes, a montage of human experience and insight, both singular and universal. Continue reading
The Cham Legacy
Những liều thuốc chống sự thảm hại văn hóa
Khải Ly thực hiện, Báo Doanh nhân Sài Gòn, 9-8-2011
Bên cạnh đó, việc chờ đợi đến nửa thập kỷ mới tôn vinh sự cống hiến như vậy còn làm thui chột ý thức tiếp nhận cái mới trong giới trẻ. Nhà thơ người gốc Chăm Inrasara trong một tiểu luận quan sát về văn học cũng có những dự cảm lo lắng về sự già cỗi, cổ hủ của thế giới nghệ thuật.
Ông kết luận: “Ta đã từng nhân danh cái quen thuộc, cái đã biết để chèn ép cái chưa biết, cái xa lạ; chúng ta ẩn náu trong lô cốt truyền thống để bắn phá các nỗ lực sáng tạo có thể thành truyền thống ở thì tương lai Continue reading
Đậu Viết Hương: Nét độc đáo của văn hóa Chăm
Báo Tiền Giang, 4-2014
Đúng 23 giờ ngày 03/04/2014, xe bắt đầu lăn bánh! Chuyến đi thực tế tìm hiểu Văn hóa Chăm và đảo Phú Quý của Chi hội văn, Hội Văn học nghệ thuật Tiền Giang gồm 20 thành viên, do nhà thơ Trần Đỗ Liêm làm Trưởng đoàn nhằm hướng tỉnh Bình Thuận trực chỉ. Đã có hẹn trước nên khi đoàn đến thị trấn Phước Dân, nhà thơ người Chăm Inrasara và nhà thơ Kiều Maily đã chờ sẵn để làm hướng dẫn viên cho đoàn. Continue reading
Văn Bẩy: Inrasara “lập biên bản” văn học
báo Thể thao & Văn hóa Chủ nhật, 9-2-2014
(Thethaovanhoa.vn) – Inrasara vừa xuất bản cùng lúc hai cuốn tiểu luận – phê bình về văn học Việt đương thời, với góc nhìn thẳng thắn, mới mẻ và nhiều phát hiện.