Tặng nhà thơ Inrasara – tác giả tập thơ Hành hương em
Ghi-năng vỗ gối
Làng Chăm
Câu thơ khằng khịu
chống cẳm nghĩ suy
Chữ nằm
ý dậy
lời đi
Náu mình phồn thực tư duy ụi mầm. Continue reading
Tặng nhà thơ Inrasara – tác giả tập thơ Hành hương em
Ghi-năng vỗ gối
Làng Chăm
Câu thơ khằng khịu
chống cẳm nghĩ suy
Chữ nằm
ý dậy
lời đi
Náu mình phồn thực tư duy ụi mầm. Continue reading
[Đọc đọc tùy bút của Inrasara]
Báo Bình Thuận Cuối tuần, 20-11-2015
“Tôi không hiểu sao dòng họ Kut Gađak nhà tôi thuở ấy có dúm mạng mà sinh ra lắm nhân vật lỳ lạ thế. Chakleng đất văn vật thì miễn nói rồi, Chakleng làng cổ nhất Cham cũng miễn luôn, nhưng tại sao?”
Raxun Gamzatop, tác giả Đaghextan của tôi?(1) Không phải. Tác giả là Inrasara, một nhà thơ hiện đại của dân tộc Chăm. Lúc này tôi nghĩ: dường như những nhà thơ, đặc biệt là những nhà thơ có tài khi viết về quê hương, về dân tộc mình, dù là thơ hay thơ văn xuôi thì những câu thơ, câu văn đều có cánh, thấm đẫm tình yêu và nỗi nhớ trong từng con chữ. Với Inrasara, tôi đọc văn anh gần như hàng tuần, song lần này với tập tùy bút: Những cuộc đi và cái Nhà(2), anh thật sự đưa đến những điều mới lạ. Continue reading
Công ty Sách Phương Nam vừa phát hành cuốn tùy bút Những cuộc đi & cái Nhà của nhà thơ, nhà nghiên cứu Chăm Inrasara.
Đây là cuốn tùy bút mới nhất của ông vỏn vẹn 274 trang nhưng có sức chứa lớn về tư liệu Chăm, như cách đặt tên Chăm, các biểu tượng Chăm, những hành trình mưu sinh bất tận của người Chăm… và quan trọng nhất là cái Nhà đối với người Chăm được tác giả trang trọng viết hoa.
Theo tác giả Inrasara, Những cuộc đi & cái Nhà được xem là tiền đề cho MINH TRIẾT CHAM. Sau đó, Inrasara sẽ rút ở ẩn “Sống để kể” mà không cần thiết phải ra thêm bất cứ tác phẩm nào nữa. Continue reading
Với Champaka, Inrasara viết cái gì cũng sai bét. Viết 3 điểm mà sai hết 7. Thế là anh chị em tha hồ tố giác tôi, nào là “bịa đặt và chế biến theo ngẫu hứng”, nào là “sự suy đoán riêng tư của mình, đúng hay sai không cần biết, miễn là viết rồi thì cứ phóng lên trang báo, trang web, v,v, để cho độc giả xem, không cần suy nghĩ thái độ này có thể làm tổn thương đến di sản văn hoá và lịch sử của dân tộc Chăm hay không”.
Ghê vậy đó. Cho nên non mươi năm qua, tôi hết đọc, hết cãi Champaka. Sáng nay rủi ro, có bạn than: “sao Sara nhà ta sai dữ thế”, rồi dứt khoát mời tôi qua Champaka.info coi thử, chiều ý bạn tôi mới qua. Thì ra nó như thế này.
“Sai lầm của Inrasara trong bài viết “Người Chăm và văn hoá Chăm”” trên BBC ngày 4-8-2015. Xin lưu ý, ở đây:
– Thứ nhất, tôi không nói về quan điểm, bởi quan điểm khác nhau là chuyện thường.
– Tôi cũng không bàn về chuyện ngoài lề, mà Champaka lan man lạc đề quá nhiều.
– Tôi càng không trả lời về chi tiết hay ngôn từ cần đến sự giải thích dài, ví dụ: về lễ Rija Nưgar, về khái niệm “tôn giáo mở”.
MÀ NÓI VỀ KIẾN THỨC VÀ SỐ LIỆU AI BIẾT ĐỌC CŨNG CÓ THỂ KIỂM CHỨNG ĐƯỢC. Xin chỉ nêu 3 điểm, rồi thôi. Và KHÔNG nói gì thêm.
1. Champaka viết:
“Inrasara viết: Năm 1044, nhà Lý bắt 5.000 tù binh Cham ra Bắc; 25 năm sau, số lượng tù nhân Cham ra Bắc lên đến 50.000 người.
Đính chính lại: Dựa trên tư liệu nào mà Inrasara cho rằng 25 năm sau, số lượng tù nhân Chăm ra Bắc lên đến 50.000 người?”
Inrasara trả lời: Trần Trọng Kim viết (Việt Nam sử lược, Bộ Giáo dục – Trung tâm Học liệu, Sài Gòn xuất bản, q.1, 1971, tr. 98): “Năm giáp-thân (1044) vua Thái-tông ngự giá đi đánh Chiêm-thành… quân Chiêm-thành thua chạy. Quân ta bắt được hơn 5.000 người và 30 con voi”. Continue reading
… Poet Inrasara is a renowned Cham poet of Vietnam whom I met on the last day of the festival. He is a native of Panduranga village of Champa . He is a Hindu. The term Champa refers to a collection of independent Cham polities that extended across the coast of what is today central and southern Vietnam from seventh century up to 1832.
Then the kingdom of Champa disappeared. It was conquered by Vietnam There were 1,20,000 Hindus. Continue reading
Sáng 24-7-2015, giao lưu với giáo viên Lớp tiếng Cham hè 2015. Về 3 đề mục nhỏ:
– Chúng ta [biết để] hãnh diện gì về di sản ông bà để lại?
– Tại sao tiếng nói quan trọng hơn chữ viết? Chính đề mục này tạo ra cuộc thảo luận sôi nổi về thống nhất chữ viết Cham. Hầu hết mọi thắc mắc đều được giải đáp thỏa đáng, vui vẻ.
– Đề mục 3: Chúng ta làm gì để con cháu khỏi phải xấu hổ? đã tạm gác lại, bởi hơi… lạc đề, và nhất là, hết giờ.
Cuối cùng là mục tặng sách. 55 bản sách với 4 tên sách được kí tặng: 4.650 từ Việt – Cham thông dụng, Damnưy và Truyện cổ Cham, Tagalau.
Vanhocquenha, 9-7-2015
Ngày 8-7 tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Những trào lưu thơ Việt đương đại” cùng diễn giả, nhà thơ Inrasara. Tại đây, nhà thơ Inrasara đã gọi tên 7 trào lưu thơ Việt đương đại cùng những tranh luận thú vị.
Trong tập tiểu luận – phê bình “Thơ Việt hành trình chuyển hướng say” của chính nhà thơ Inrasara, phần Nhận diện thơ Việt đương đại thì 15 năm, từ 1996 – 2010 thì thơ Việt phát triển theo 5 dòng chính, đó là:
1. Thơ “cổ truyền”, là thơ hậu Thơ Mới cùng đủ loại biến thái với các cách tân nửa vời, sáng tác quẩn quanh trong hệ mĩ học cũ, cảm thức cũ. Có rất nhiều nhà thơ trong dòng này, ngay cả các nhà thơ mới, trẻ giai đoạn đầu cũng nằm trong số này là Văn Cầm Hải, Vi Thùy Linh. Continue reading
tại HERITAGE SPACE, 15h, 8-7-2015, tầng 2 Paris Deli, Dolphin Plaza, 28 Trần Bình, đối diện cổng vào bến xe Mỹ Đình, Hà Nội.
Heritage Space trân trọng mời các bạn yêu văn học Việt, yêu thơ đương đại đến với talk show luận bàn về các trào lưu thơ Việt đương đại cùng nhà thơ Inrasara, nhà thơ gốc Chăm nổi tiếng Việt Nam. Từng được bầu là nhân vật văn hóa năm 2005, từng gặt hái nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế… Hiện Inrasara là phó Chủ tịch Hội đồng Thơ – Hội Nhà văn Việt Nam. Trước khi trở thành một nhà phê bình nổi tiếng, Inrasara đã dũng cảm bỏ học giữa chừng khi đang là sinh viên ĐH Sư phạm TP.HCM, rồi tiếp tục từ bỏ công việc biên soạn sách để được tự do dấn thân vào lãnh địa Thơ và con đường nghiên cứu văn học.
Mang trong mình dòng máu Chăm hoang dã, cái Tôi mang khuynh hướng tự do, giọng văn cũng như lối phê bình văn học của Inrasara vì thế mang sắc màu rất riêng biệt: phóng túng, khách quan, nhiều gợi mở… Continue reading
Bài viết đã in trong cuốn: Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số, NXB Đại học Thái Nguyên, 2014; Tham luận Hội thảo Quốc tế: “Kinh tế và văn hóa xã hội của các dân tộc thiểu số trong bối cảnh hội nhập Asean” – Thái Nguyên 5-2015.
[tác giả đứng cạnh Inrasara phía trái]
Tóm tắt: Inrasara là một nhà văn khá quen thuộc trong đời sống văn học đương đại Việt Nam. Người đọc thường nhớ tới ông trong tư cách một nhà nghiên cứu văn hóa – xã hội Chăm và nhà thơ khá thành danh với Tháp nắng, Lễ Tẩy trần tháng Tư (Giải thưởng văn học ASEAN 2005)… Gần đây, Inrasara liên tiếp cho ra đời ba cuốn tiểu thuyết đậm chất Chăm là Chân dung Cát (2006), Hàng mã kí ức (2011) và Tcherfunith (2012). Tham luận này sẽ đi sâu nghiên cứu nhằm chỉ rõ cảm thức hậu hiện đại – những vang động của trào lưu văn hóa thời đại – trong tiểu thuyết của Inrasara, đặc biệt là quan niệm mới về tiểu thuyết – kho lưu trữ sinh hoạt một dân tộc trong thời đại đó. Sau khi phân tích hiệu quả cơ bản của thủ pháp hậu hiện đại trong việc phản biện xã hội là thích hợp đối với thể loại tiểu thuyết và khẳng định rằng nó đã góp phần tích cực làm mới đời sống văn học Việt Nam hiện đương đại…; tham luận sẽ chỉ ra những tác động của quá trình hội nhập và phát triển đến quan niệm về tiểu thuyết và sáng tác của Inrasara nói riêng, nhà văn Việt Nam hiện đại nói chung. Continue reading
Translated into English by A. G. Sachner
Explicated by Dr Ramesh Mukhopadhyaya
“… the speaker has verdure aglow within. Rivers of love flow in his heart unimpeded. May the tribe of such speakers multiply. The externalization of their inner world might bring back the lost Eden upon earth. The speaker becomes nostalgic. The lullaby becomes suddenly sad. The temple suddenly deserted…”
… thi sĩ có cây xanh rực sáng trong ông. Dòng nước tình yêu trong trái tim ông không bị ngăn trở. Dân tộc ông như được sinh sôi. Sự biểu lộ tình cảm của thế giới nội tâm họ có thể mang thiên đường đã mất trở lại mặt đất. Thi sĩ trở thành một hoài niệm. Các bài hát ru chợt buồn. Tháp Chàm qua đó, đột nhiên hoang hóa trở lại. Tất cả trở lại bản thể uyên nguyên…” Continue reading