Năm 2002, từ bài viết đầu tiên: “Xáo chộn với Bùi Chát” về tập thơ đầu tay của thi sĩ vỉa vè này; và từ tiểu luận đầu tiên: “Khủng hoảng thơ trẻ Sài Gòn” đọc ở Hội thảo chuẩn bị Đại hội Hội Nhà văn VN tại TPHCM, 15 năm đi qua tôi đã viết về non 200 tác giả: Các nhà thơ Dân tộc thiểu số: 26; Thơ Nữ: 34; Thơ Truyền thống: 33; Thơ mới: 37; và Văn xuôi: 30 tác giả.
Đồng thanh đồng khí, tôi cũng được non nửa trăm bạn văn “giao cảm”, nhưng lạ – ở đó chỉ có 2 là NỮ. Mà nữ này, chỉ thể hiện thích thú mảnh đất Cham qua Sara, chứ không phải chính ông Inrasara (“Thèm về quê người/ xem CÁT có gì/ mà người hay thế?” – Hồ Ngọc Hoài). Sự thể nói lên, sức hấp dẫn của tôi với cánh mày râu [nhẵn nhụi hay không nhẵn nhụi] mạnh hơn người khác giới. May hay rủi, tùy! Continue reading
Category Archives: Báo chí – Dư luận
Đinh Trần Toán: VIẾT TẶNG BẠN VĂN INRASARA
[nhân sinh nhật 77 của anh)
Đông Tây kim cổ thông
Văn chương chữ nghĩa thạo
Đất Cham dưỡng tâm hồn
Văn hóa Cham tồn tại
Ngời ngời ngợi Inra.
09h57 – 07.07.2017
Trần Việt Hà: HƠI THỞ CHĂM MAN HOANG MÃNH LIỆT TRONG “ĐỨA CON CỦA ĐẤT” INRASARA
(Trích tuyển tập “THI NHÂN VIỆT NAM 1986-2016”)
FB Tranvietha, 14-4-2017
Không ai có thể hát thay chúng ta
nơi đây và lúc này
cả hôm sau, có lẽ.
Đó chính là một tuyên ngôn đầy tự tin, mạnh mẽ và ngạo nghễ về tiếng nói của thế hệ mình từ “đứa con của Đất” Inrasara, một nhà thơ người Chăm nổi tiếng của Việt Nam hiện nay. Điều này đặc biệt hấp dẫn đối với tôi, bởi sau tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên (bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế – dòng họ vua chúa của dân tộc Chăm ở nước Chiêm Thành xưa) hoài vọng những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị thần bí ở với tháp Chăm của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người gợi nhắc hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son… thì chỉ đến Inrasara, hồn cốt văn hóa dân tộc Chăm mới thực sự được cất lên mạnh mẽ, sâu sắc và ngân nga, trọn vẹn nhưng cũng không kém phần đau đáu khắc khoải đến như vậy.
Thơ của ông là chuỗi những khúc quê khi nồng nàn say đắm mang hơi thở man dại khỏe khoắn khi man mác canh cánh đầy trăn trở thổn thức theo nhịp hồn của một dân tộc cố gắng níu giữ lại những giá trị cốt lõi đang dần bị mai một, lạc điệu giữa cuộc sống nhanh, thực dụng và xu thế toàn cầu hóa. Khát vọng tìm về nguồn cội đó được thể hiện khá rõ trong “Đứa con của Đất”, bài thơ tri nhận đời người. Continue reading
Nguyễn: INRASARA PHỤC DỰNG NHỮNG BIỂU TƯỢNG THẤT TRUYỀN
Mấy bữa ni tôi có đụng phải chuyện hơi buồn [cười], tạm đăng bài này để giải trí, cho mình và bà con. Nguyễn là người quen biết, trước đây, là bạn đọc trung thành của web Inrasara.com, anh ưa còm dài và kĩ, trong đó có vài bài đọc rất được, tôi xin anh đăng vào trang chính. Nay anh viết bài này về… tôi, và nhờ chơi trên FB cho có dư luận.
*
I. Những người nổi tiếng đã viết rất nhiều về ông. Tôi đọc đến trăm bài nghiên cứu, đọc luôn cả chục luận văn Thạc sĩ, còn các nhà báo tán tụng ông thì vô số. Bởi thế cho nên tôi biết sẽ có người cho tôi viết thêm là thừa. Tôi cho rằng mình không thừa, nên tôi quyết định chấp bút.
Ca tụng ông đã lắm; đâu đó cũng có người toan vùi giập ông. Dẫu có chê hay khen tất cả họ đều đồng ý với nhau ở điểm: Tầm vóc ông vươn ra khỏi dân tộc Chăm, vượt ra ngoài biên cương Việt Nam. Nhưng dù sao họ viết vẫn lập lại nhau mà bỏ lơ đi một khía cạnh mà tôi cho là độc đáo nhất của ông. Continue reading
Lê Hồ Quang: THƠ INRASARA “NHẬP CUỘC VỀ HƯỚNG MỞ”
1. Trong tác phẩm của mình, Inrasara thường xuyên nói đến sự “nhập cuộc”, “chuyển hướng”, cái Mới, cái Khác… Nhiều tên sách của ông đọc lên như tuyên ngôn: Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo, Nhập cuộc về hướng mở, Song thoại với cái mới, Thơ Việt hành trình chuyển hướng say… Đó là những tín hiệu ngôn ngữ rất đáng chú ý. Nó cho ta nhận thấy mối quan tâm cũng như sự tập trung và nhất quán trong tư tưởng của tác giả về những vấn đề ấy. Trong tư cách người cầm bút, mối quan tâm hàng đầu của Inrasara, cũng là chủ đề trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của ông, ấy là vị trí/ tình thế của người viết/ sự viết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện tại. Với ông, người nghệ sỹ hôm nay phải hiện diện vừa với tư cách “công dân toàn cầu”, vừa với tư cách một vùng/ địa phương văn hóa cá biệt. Một mặt, anh ta phải hướng ra thế giới bên ngoài để tìm kiếm, khám phá những giá trị chung, phổ quát của nhân loại, mặt khác, phải biết bảo lưu, gìn giữ những giá trị bản địa riêng biệt. Tất nhiên, những nhận thức, tư tưởng đó phải được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ hình tượng độc đáo, kết đọng những tìm tòi, khám phá táo bạo của tác giả trên hành trình hướng ra thế giới. Continue reading
jacket2.org GIỚI THIỆU THƠ INRASARA
Jerome Rothenberg
Inrasara: From ‘the purification festival in april,’
with translation from Cham/Vietnamese & note by Alec Schachner
jacket2.org, 10-5-2016
This collection represents a broad range of Inrasara’s poetic oeuvre to date, tracing his diverse journeys through storytelling, his forays into a varying array of narrative modes and transitions through lyric and narrative verse. Like all great storytellers, Inrasara pulls from a wide network of experience, weaving together the past and the present into a tapestry of the personal and collective, blending the real and the mythical. Wandering across history, literature, folklore, music, philosophy, Hinduism, Buddhism, pop culture, myth, war, peace, harvest, community, tradition, dream, language, ritual, epic and the everyday, Inrasara’s poems sing not only the song of the Cham people in modern Vietnam, but also of all human experience – of our imagining of self and of the myriad innermost emotional lives of globalization and modernity. Deeply rooted in his readings of the Cham epics, Inrasara’s verse somehow also resonates with the flowing lines of Whitman and Hughes, a montage of human experience and insight, capturing essences both singular and universal. Continue reading
Lê Ngọc Trác: INRASARA – TAGALAU CỦA NGƯỜI CHĂM
Báo Bình Thuận cuối tuần, 27-5-2016
Tôi, đứa con của ngọn gió lang thang cánh đồng miền Trung nhỏ hẹp
Đứa con của nắng lửa bốn mùa cát trắng hanh hao
Đứa con của biển khơi trùng trùng bão thét
Và của đôi mắt tháp Chàm mất ngủ xanh xao.
Những câu thơ tự sự của Inrasara trong tập thơ Tháp nắng xuất bản năm 1996 đã khái quát về cuộc đời và tư tưởng của anh. Inrasara có tên Việt là Phú Trạm. Anh sinh ngày 20 tháng 9 năm 1957 tại làng Chăm Mỹ Nghiệp, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Thời Tiểu học và Trung học, Inrasara luôn là một học sinh xuất sắc. Năm 1977 theo học tại Đại học Sư phạm ở Sài Gòn, Inrasara bỏ học về quê làm thợ cày trên những cánh đồng Chăm đầy nắng gió ở Ninh Thuận. Và, anh tự tìm hướng đi mới cho đời mình: Bước vào con đường sáng tạo thơ ca và nghiên cứu văn hóa Chăm của dân tộc anh:
Nếu Tất Đạt Đa buổi ấy không ra đi
Cõi người ta lấy đâu đêm sáng.
…
Nếu giây phút ấy Đốt phải ra đi
Mặt đất lấy đâu chàng A-liêu-sa phiêu lãng…
(Hành hương em, “Khoảnh khắc vô cùng”) Continue reading
MEET INRASARA, THE POET KEEPING CHAM CULTURE ALIVE
Written by Zelda Rudzitsky. Photos by Lee Starnes
Saigoneer, Published on Tuesday, 09 August 2016 15:12
Born in the oldest Cham village in Vietnam, poet and literary critic Inrasara has been keeping Cham literature alive for over 30 years. From textbooks to poetry, literary criticism to publishing, the accomplished literary jack-of-all-trades discusses the preservation of his culture, the challenge that launched his impressive career and the state of contemporary Vietnamese poetry today.
Within the world of Vietnamese literature, poets from ethnic minorities occupy a special place. While their work is certainly not mainstream, their status as minority citizens affords them a certain freedom: these poets are less compelled to fit in or even follow the standard poetic styles and tropes of Vietnam’s rich and ancient pantheon of national poetry. On the contrary, such poets are often encouraged to talk about their own distinct cultures and languages in an attempt to bridge the economic and cultural gaps between different communities within Vietnam.
It is this space which Cham poet Inrasara has dominated for over three decades. Born in Ninh Thuan province’s Caklaing hamlet, the country’s oldest Cham village, Phu Tram – better known as Inrasara – began writing at age 15. Shortly thereafter, he was selected to assist the provincial government in creating educational books on Cham language. Continue reading
Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara: “Tôi còn viết là tôi còn yêu”
Lao động Chủ nhật, 7-8-2016 – Việt Văn (thực hiện)
Cuốn sách Minh triết Chăm (NXB Tri thức, xuất bản quý II-2016) là tác phẩm mới nhất của Inrasara, người đã có trên 40 đầu sách xuất bản, ở nhiều thể loại: nghiên cứu, phê bình có, sáng tác (thơ, tiểu thuyết) có…
Một cuộc trò chuyện thú vị với người “đa hệ” này như bạn bè gọi ông, một người dân tộc thiểu số mà viết văn chương mạng từ năm 2002, lướt Facebook từ mấy năm nay và sống khỏe tại đất Sài Gòn.
Tại sao lại là “minh triết” thưa ông?
Minh triết tồn tại trong dân, là tinh hoa của văn hóa Chăm. Minh triết có thể được đúc kết từ câu chuyện thực của đời sống hàng ngày, từ kho tàng tục ngữ hay châm ngôn, từ truyện ngụ ngôn, huyền thoại hay huyền sử, từ các sinh hoạt lễ tục – lễ hội, quan điểm và sinh hoạt tôn giáo – tín ngưỡng, nhất là từ tác phẩm văn chương xuất sắc, từ tư tưởng của bậc trí giả qua các thời đại lịch sử…
Ví như “Tinh thần mẫu” Chăm là ba (3) không: [đàn bà] không đĩ điếm, [đàn ông] không mù chữ và cả hai không ăn xin. Thế hệ cha ông và chúng tôi tuyệt nhiên là 3 không, sau này cũng có có vài hiện tượng nhưng là cá biệt. Hay “Tinh thần đất” của người Chăm. Người Việt hay nói “nơi chôn nhau cắt rốn”, còn người Chăm là: “nơi chôn nhau đặt viên gạch” (gạch ở đây để xây tháp mang ý nghĩa tâm linh, đặt nền móng cho đời sống tâm linh). Continue reading
Nguyễn Thị Quỳnh Hương: LIÊN VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT CHÂN DUNG CÁT CỦA INRASARA
Nguyễn Thị Quỳnh Hương (Đại học Khoa học Huế)
In trong Văn học hậu hiện đại, diễn giải và tiếp nhận, NXB Văn học, 2013, tr. 378-400.
Liên văn bản là thuật ngữ được nhà lý luận của chủ nghĩa hậu hiện đại J.Kristéva đưa ra vào năm 1967, trong tiểu luận Bakhtin, từ, đối thoại và tiểu thuyết. “Mỗi văn bản đều như là tấm vải mới được dệt bằng những trích dẫn cũ” [1, 35] (R.Barthes). Và quá trình đọc của tác giả, văn bản và độc giả là “một trường thống nhất, vô tận cho trò chơi của sự viết” [1, 34]. Trong thế giới của văn bản, các văn bản riêng lẻ có sự tương tác, dẫn dựa lẫn nhau bởi lẽ tất cả đều là bộ phận của “văn bản chung” và đồng thời diễn ra sự triệt tiêu giá trị văn bản của văn bản riêng lẻ.
Vận dụng liên văn bản là một trong những thủ pháp cơ bản của văn chương hậu hiện đại. Liên văn bản góp phần tạo nên sự đứt gãy trong mạch tự sự, sự đảo lộn trật tự thời gian, sự nhoè mờ về ngôi thứ… và khơi sâu không gian văn hoá, nới rộng chiều không – thời gian… của tác phẩm.
Ở Việt Nam, Inrasara là một trong những người chủ động tiếp nhận và ứng dụng lý thuyết hậu hiện đại để cách tân văn chương. Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài thơ tân hình thức của Inrasara (2006) là tập thơ được viết theo Tân hình thức đầu tiên được xuất bản ở nước ta. Continue reading