TRẦN MẠNH HẢO VỪA SAI VỪA BẤT CÔNG VỚI TÔI

Tút nhà thơ Trần Mạnh Hảo chiều nay: 5-4-2021 viết ngắn về tôi.

Tạm cho vào ngoặc mấy ý ngoài lề, phần chuyên môn, anh viết “Inrasara [có] hai bài ca ngợi thơ Nguyễn Quang Thiều lên mây”, anh dẫn chứng bài “Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều, vài minh định”, Tienve.org, 5-7-2012 cùng bài tôi trả lời Mặc Lâm trên RFA.

Tôi kết luận ngay: Anh TMH vừa sai vừa bất công với tôi.

Continue reading

INRASARA – “THƯ VIỆN SỐNG” VỀ VĂN HÓA CHĂM

Lâu lắm rồi, năm hay sáu năm gì đó, báo chí không viết về tôi cấp tập như xưa nữa. Thi thoảng mỗi năm mới có 2-3 bài dài “nghiên cứu” Inrasara: 7-10 trang đăng tạp chí hay website. Đây là lần đầu tiên sau ngần ấy năm tháng vắng bóng. Báo ảnh, nên bài viết ngắn ngủn khác thường.

Cũng cần bố cáo cho bà con hay.

Xin nói lời karun nhà báo Anh Dũng và Jaya có ảnh oách!  

https://dantocmiennui.vn/inrasara-thu-vien-song-ve-van-hoa-cham/299573.html

Katê. ĐI, NGỌN LỬA TÌNH YÊU & NHỮNG CÂU HỎI

Katê và tiệc tùng. Không Cham nào cho khách hao tốn, khi ghé Katê.

‘Tôi tamư paga yau ba mưda tamư thaang’: Khách bước vào cửa ngõ như mang tiền của vào nhà – ông bà Cham nói.

Sáng 16-10 Lễ Rước Y trang Pô Yang, sau khi qua nhà Anưk Nhai tình nghĩa chú cháu và tán chuyện đời với văn chương, ba chúng tôi qua nhà Quảng Đại Cho tiếp tục hành trình tiệc tùng cùng thảo luận thế sự “khủng hoảng Cham hiện đại”, rồi kéo nhau qua nhà anh Thuận Văn Tài để nghe các bác ưu tư về vấn nạn ‘Xakawi’!

Continue reading

20-9. SINH NHẬT ĐẸP

Ngày 18-9-2020, Xuân bào có tút: “Inrasara, nhà văn hoá Chăm – và thái độ vài sinh linh Chăm tiêu biểu”. Sinh nhật, được một trí thức thế hệ mới viết “bênh”, vui quá đi chớ. Hỏi, [1] Inrasara có cần “được bênh” không? Và, [2] tút ấy có phải “bênh” Inrasara không?

Trả lời [2] không khó, bởi không có chuyện “bênh” ở đây.

XB viết: “Ta không biết Ông đã làm gì, hay ta biết mà ta cố tình tảng lờ đi!?” và “Tôi mong anh em Chăm ít ra cũng biết trân trọng thái độ Ông và ghi nhận đóng góp của Ông”. Cả hai ý không phải nói cho Inrasara, mà cho Cham.

Continue reading

Tồn tại hôm nay-2. GIẢI TÁN MỘT SUY NGHĨ-1

Nhà thơ Lệ Thu viết [thơ] trên báo Văn Nghệ – Hội Nhà văn Việt Nam (1998), về tập thơ Sinh Nhật Cây Xương Rồng, rằng: “Có nhà thơ mang trái tim của một vương triều/ Khát vọng phục thù, ước mơ đảo ngược”, và tôi đáp lại bằng… bài thơ khác: “Tụng ca của Nước” đăng trên tạp chí Văn TPHCM – dịu dàng, mà rất oách!

Với Cham, một bộ phận người Việt mang hai tâm lí lạ đời:

Continue reading

Nguyễn Đức Tùng: ĐỌC THƠ 20: INRASARA, SỐNG NGHĨA LÀ TẠ ƠN

Vanviet.org, 23-12-2019

Biết ơn là một khả năng. Nhiều người đánh mất khả năng ấy, vì muốn biết ơn, bạn cần mở rộng cánh cửa của căn nhà mình, không chút tự vệ. Lòng kiêu hãnh phải giảm xuống đến mức con người đủ sức nhận ra hạnh phúc của họ tùy thuộc vào người khác. Nhiều người không có khả năng hạ mình xuống để mang ơn, họ chỉ có thể ban ơn cho người khác. Tự bộc lộ mình mà vẫn mạnh mẽ, trao đi, cho hết, mà vẫn nguyên vẹn. Hãy nghe Inrasara:

Cho và đi. Cho và đi mất về biển xa.

Dòng sông vẫn ở lại.

Tạ ơn vì biết chúng ta vốn là những kẻ bất toàn:

Ôi! Linh hồn tháng mười

mà giấc mơ được tạc từ bóng hoa dại

đã rụng lâu rồi ở đồi tuổi thơ

đêm nay chợt sáng lên run rẩy

Continue reading

Quảng cảo: ĐỌC GÌ Ở FACEBOOK INRA SARA?

Người dùng FB để viết status, mà status được mặc định là “dòng cảm xúc”, ngắn càng tốt, đánh vào “cảm xúc” kẻ tiếp nhận. Dẫu sao ở đó, không ít người làm khác, có khi nó như một bài báo, thậm chí như một nghiên cứu khoa học.

Status Inra Sara nằm giữa hai cực đó. Ngoảnh lại “nghiên cứu mình” để kiểm kê xem mình đã làm gì trên FB. Hơn 6 năm qua, liên tục mỗi ngày trung bình 1 status động cập đến 1@6 lĩnh vực chính: Continue reading

BẤT CHỢT TÂY NGUYÊN

Tôi làm thơ hậu hiện đại, thơ tân hình thức, thơ hiện đại, thơ “cố điển” các loại đủ cả. Mà ở hệ nào cũng… ha[…] Bài “Bất chợt Tây nguyên” thuộc hệ sau, chưa in tập nào.

Hôm trước ghé Trung tâm Bản quyền Âm nhạc TPHCM lấy nhuận bút “nhạc sĩ Inrasara” mới biết nó được phổ nhạc, và hát đây đó. Tôi còn chưa biết nhạc sĩ nào phổ, và ca sĩ nào hát ở đâu nữa! Qua đó mới đọc gặp bài bình này, dù nó đã đăng ở Văn Nghệ Đak Lak 6 năm trước (24-2-2013). Post ở đây để bà con xem thử tôi nói có đúng không hén. Và nhân tiện, nói lời cảm ơn bạn thơ luôn – Sara. Continue reading