Là con cưng của làng Chăm Chakleng – Mĩ Nghiệp, ngôi làng Chăm duy nhất có tên trên bia kí cổ Champa, Inrasara được mọi người biết đến với tư cách là một anh nông dân chính hiệu, một nhà nghiên cứu văn hoá Chăm, hay một nhà thơ? Có lẽ, còn hơn thế nữa, khi anh kiêm luôn công việc dịch thuật và viết phê bình văn học. Cũng chẳng có gì to tát vì anh muốn mọi người gọi anh đơn giản: Sara! Continue reading
Category Archives: Báo chí – Dư luận
Phượng Hoàng: Inrasara, chàng trai Chăm gieo chữ trên luống cày…
Inrasara tên thật là Phú Trạm. Anh sinh năm 1957 tại Ninh Thuận. Hiện tại anh sống ở TP Hồ Chí Minh và là người viết tự do. Inrasara từng đoạt nhiểu giải thưởng văn học trong nước và 2 giải thưởng quốc tế (giải thưởng Văn học ASEAN 2005 và giải của Trung tâm lịch sử và văn minh Đông Dương thuộc Đại học Sorbonne trao cho công trình: Văn học Chăm. Continue reading
Nghiên cứu khoa học về thơ Inrasara
Công trình gồm 62 trang A4, 32.000 chữ, đã bảo vệ thành công tại Trường Đại học KHXH & NV TP Hồ Chí Minh. năm 2008.
THÔNG TIN: Sau đợt này, tôi lang thang Hà Nội và miền Trung, inrasara.com tạm nghỉ 10 ngày.
LÊ THỊ TUYẾT LAN
TÌM HIỂU THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ INRASARA
ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: GV. HỒ KHÁNH VÂN
Chủ nhiệm đề tài: LÊ THỊ TUYẾT LAN
Thành viên: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH 2008.
MỤC LỤC
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích và nhiệm vụ đề tài
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
5. Giới hạn phạm vi đề tài
6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa của đề tài
7. Kết cấu của đề tài
Nội dung
Chương 1: Vài nét khái quát về nhà thơ Inrasara
1.1. Cuộc đời
1.2. Sự nghiệp
Chương 2: Phương diện nội dung trữ tình trong sáng tác của Inrasara
2.1. Thế giới hiện thực từ góc nhìn tâm linh
2.1.1. Đời thường đa sắc qua lăng kính tâm linh
2.1.2. Chất tín ngưỡng và niềm tin giải thoát
2.2. Sự phức hợp giữa nét truyền thống và cái nhìn mang tính hiện đại
2.2.1. Chân dung Chăm trong cái nhìn truyền thống
2.2.2. Nhân vật trữ tình trong tâm thế cô đơn
2.2.3. Con người đứng giữa đường biên văn hóa Việt – Chăm
Chương 3: Phương diện hình thức nghệ thuật trong sáng tác của Inrasara
3.1. Những đặc trưng về thể thơ
3.1.1. Thể thơ tự do đậm chất văn xuôi tự sự
3.1.2. Lối thơ vắt dòng và phân cắt
3.1.3. Những thể nghiệm hình thức thơ mới
3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ và giọng điệu thơ
3.2.1. Nghệ thuật trùng điệp và sự phá cách của ngôn từ
3.2.2. Những cách tân của giọng điệu
3.3. Phương thức xây dựng hình tượng nghệ thuật
3.3.1. Hình tượng mang tính gián tiếp, song trùng giữa hiện thực và tâm linh
3.3.2. Hình tượng mang tính đồng hiện
Chương 4:
Thơ Inrasara trong tiến trình phát triển của dòng thơ dân tộc thiểu số
4.1. Tiến trình phát triển của thơ Inrasara
4.2. Thơ Inrasara trong tiến trình thơ ca dân tộc thiểu số
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Thu Ba: Inrasara và những dòng nắng, gió, cát Champa
hay Inrasara nhà văn, nhà văn hoá Chăm đương đại.
kịch bản phim – VTV3
1. Mười năm trước trên thi đàn Việt nổi lên một cái tên lạ, lúc đầu còn khiêm tốn, càng về sau càng sáng, rồi rực rỡ hẳn lên, và bây giờ phóng chiếu hẳn ra ngoài biên cương, rạng ngời trên tao đàn Đông Nam Á. Đó là Inrasara. Biên độ hoạt động của ông rất rộng không chỉ trong lĩnh vực thơ mà còn lan toả sang việc viết tiểu thuyết, truyện ngắn, lý luận phê bình, nghiên cứu văn học và ngôn ngữ chăm, và cả dịch thuật nữa. Continue reading
Tháp nắng quê hương – Phim ca nhạc
Kịch bản: Khánh Vinh, Thơ: Inrasara
Thời lượng: 45 phút
VTV3.
– Chất liệu chính của phim là 7 ca khúc và một điệu múa, những ca khúc và nhạc múa là nhạc dân gian dân tộc Chăm và những sáng tác mới dựa trên chất liệu dân ca dân tộc Chăm. Continue reading
Phan Quốc Anh: Inrasara, đứa con đất Tháp
Tôi – đứa con của ngọn gió lang thang cánh đồng miền Trung nhỏ hẹp
Đứa con của nắng lửa bốn mùa cát trắng hanh hao
(Thơ Inrasara)
Tôi đến thăm làng Mỹ Nghiệp quê anh vào một chiều nắng cháy. Cũng như bao làng Chăm khác, Mỹ Nghiệp cũng có hàng cây xương rồng bao quanh và những mái nhà thấp lè tè. Người Chăm kiêng không trồng cây cao, chỉ có những hàng rào bằng cây keo khô tua tủa gai ken sít vào nhau nên xứ nắng như càng nắng hơn. Hình như nước da ngăm ngăm của người Chăm chỉ thích hợp với nắng. Continue reading
Nguyễn Đăng Thường: Nở ngày, 11 (thơ)
Tienve.org, 20-9-2008.
Inrasara – bạn đọc Tiền Vệ biết anh ta chứ? – Inrasara dự tính cho ra mắt một tập tiểu luận về các cây bút thơ hậu đổi mới, gởi meo mời bạn bè tham gia và yêu cầu mỗi trự tiếp tế mười bài thơ kèm theo tiểu sử của tác giả gấp để chàng kịp viết giới thiệu và phê bình. Chắc chắn rằng nó sẽ không là tiểu luận mà là đại láo để tung vào khâu kinh tế thơ ca xã hội chủ nghĩa theo định hướng thị trường nên tui rất hồ hởi muốn nhào vô ăn cỗ xắn cao tay áo lội nước trước thiên hạ. Nhưng khổ một nỗi là chiếm đất làm sân gôn vẫn dễ hơn là đạo thơ tạo thi nghiệp, chuyện ấy trừ ngài Sara có ai mà chẳng rõ. Do vậy, vị nào còn thừa thơ xỉn thì xin mần ơn cho thiên tài này vay tạm hai trăm gờ-ram.
14-9-2008
Phan Trung Thành: Cảm nhận Inrasara
PHÁT BIỂU VỀ NHÀ THƠ INRASARA
VTV3
1. Nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt & bền bỉ
– Năm 1996 tập Tháp Nắng của anh là sách chuyền tay của thế hệ sinh viên Văn khoa chúng tôi. Trong những lần sinh hoạt dã ngoại trên đồi thông Thiên An, sách được mang theo là tập Tháp Nắng và Ngọn núi ảo ảnh của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Sau đó Tháp Nắng được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Cũng cần nói thêm, đó là thi phẩm đầu tay mà anh đã “giú” rất lâu không chịu công bố. Continue reading
Thu Nguyệt: Tặng bạn thơ Inrasara
Anh cũng như tháp Chàm
Hoang liêu và hiện đại
Ánh mắt phố phường, mái tóc rừng sâu
Dáng dấp nhà kinh doanh, thần thái thi sĩ
Nụ cười bình dị, cái bắt tay đầy đủ thị thành. Continue reading
Thu Ba – Trà Chân: Tháp Chàm bốn mặt
1. Inrasara-nhà thơ
Chúng ta hãy nghe Inrasara giới thiệu mình:
Tôi,
đứa con của ngọn gió lang thang cánh đồng miền Trung nhỏ hẹp
Đứa con của nắng lửa bốn mùa cát trắng hanh hao
Đứa con của biển khơi trùng trùng bão thét
Và của đôi mắt tháp Chàm mất ngủ xanh xao. Continue reading