Inrasara, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm

Bài viết của Trần Thiện Khanh
Đăng ở tạp chí Văn Việt, số 13, tháng 6-2009.

Inrasara nhập cuộc văn chương từ rất sớm. Sức nghĩ của Inrasara dồi dào và mạnh mẽ, sâu sắc và hiện đại. Ngòi bút của Inrasara chạm được vào những vấn đề cốt tử của nghệ thuật. Inrasara đã sống thực sự với đời sống văn chương đương thời.

Sáng tác của Inrasara có thể che lấp được những định kiến hẹp hòi, hoặc những mĩ cảm cũ kĩ. Anh dám vượt mình với vẻ ngạo nghễ cần có, dám vượt qua những lực cản bên ngoài một cách đàng hoàng. Inrasara góp công không nhỏ vào công cuộc đổi mới văn học, đổi mới cách tư duy và lối viết. Inrasara đã làm thức dậy linh hồn Chăm, văn hoá Chăm. Nhiều công trình về Chăm của anh đã được giải thưởng cao quí Continue reading

Ngọc Ánh: Inrasara: Người canh chòi trên cánh đồng ngôn ngữ Chăm

Có một chàng sinh viên người Chăm bỗng “trở chứng” quyết tâm rời bỏ giảng đường Đại học khi mới học xong năm thứ nhất để hồi hương về vùng đất xương rồng, cát trắng Ninh Thuận. “Chàng ngông” ấy lang thang đi cày thuê, câu cá và rong ruổi trên khắp ngõ hẻm quê hương để sưu tầm những thứ được coi là “cổ lỗ sỹ” của dân tộc mình. Rồi “ngông” đột ngột xuất hiện trên thi đàn văn học Việt Nam và liên tục gặt hái được những giải thưởng danh giá trong và ngoài nước Continue reading

Trần Can: Văn 17 – Những trái tim yêu…

(Nhà thơ Inrasara, Kiến trúc sư Kazik và bác nông dân Lê Văn Chỉnh. Một người Chăm, một người Ba Lan và một người Việt. Họ đều yêu văn hoá Chăm say mê đến quên mình. Bởi lẽ, họ yêu Chăm bằng cả trái tim. Đó là những trái tim yêu…)

1/ Không thể không nhắc đến Inrasara, một trái tim “cực Chăm” và tình yêu say đắm dân tộc mình đã làm lay động bao người. Continue reading

Phạm Lưu Vũ: Bỡn SARA

Nhìn nghiêng thì giống Lê Nin
Nhìn xa lại giống… bù nhìn coi dưa
Bỏ quên vài vạt râu thưa
Rượu uống vừa vừa sợ khướt bụng thơ
Hình như chưa học bao giờ
Mà từ Ca-muýt, Niết-sơ… làu làu
Chuyện Tây cho chí chuyện Tàu
Nhẹ xem con Tạo như màu cỏ hoa
Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng… Ta
Chửi nhau còn được nữa là đọc chơi.
Quê hương ẩn giữa nụ cười
Chân dung Cát ấy là nơi cũng gần
Đôi khi giả bộ cù lần
Làm Lễ tẩy trần, đợi Cá tháng Tư.

A bird that can’t fly

Trích đoạn:
Thanhnien News Daily, November 16, 2008

Literary critics say Vietnam’s lack of literary leadership is due to outmoded worldviews and historical problems.
As the Nobel Prize for Literature is set to be awarded to a French author next month, Vietnamese literary critics are speculating about why local writers have never received the honor. Continue reading

Trần Can: Văn 16 – Thơ ca và thân phận…

Thơ ca là trò chơi chữ nghĩa của con người, con người lại là trò chơi của số phận. Như bài thơ chỉ thực sự là bài thơ khi ta hoàn thành nó, ta sinh ra là ai, ta cũng chỉ biết khi đã là.
“Con là Chăm ngay lúc ban đầu vỡ ra tiếng khóc ”
còn được nhấn mạnh:
“Hơn thế nữa, chín tháng mười ngày trước khi vỡ ra tiếng khóc”*
(thơ Inrasara)

Sara chấp nhận định phận của mình như nó phải là, anh là Chăm, không thể khác. Continue reading

Cao Dương: Nhà thơ Inrasara ở Cần Thơ…

NHÀ THƠ INRASARA QUA CHUYẾN ĐI SÁNG TÁC Ở CẦN THƠ
Báo Cần Thơ, 28-9-2002.

Inrasara là một người dễ gần gũi, tạo ấn tượng tốt với những ai tiếp xúc cùng anh, nhất là trong chuyến anh cùng đoàn văn nghệ sĩ thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Cần Thơ về sáng tác ở thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thủy mới đây. Tình cảm ấy của anh còn thể hiện khi tiếp xúc lãnh đạo địa phương. Nhưng bộc lộ rõ nhất là khi đứng trước bia căm thù, được thể hiện qua bài thơ “Ngôn từ” ngay hôm anh đi thực tế ở Vị Thủy ngày 20-9 vừa qua: Continue reading

Hoàng Nguyên: Inrasara, một phong cách thơ trong Tháp nắng.

Inrasara, cái tên còn xa lạ lắm đối với nhiều độc giả Ninh Thuận vốn rất yêu thơ. Song độc giả cả nước đã “chuyện trò” với anh qua những bài thơ được đăng tải rải rác trên các báo và tạp chí văn học ở trung ương và tại TP Hồ Chí Minh. Và mới đây, Inrasara đã chính thức trình làng với tập thơ Tháp nắng (NXB Thanh niên, 1996), tập hợp những bài thơ anh viết từ những năm 70 đến nay.

Trừ một số bài thơ anh viết vào thời kỳ đầu còn nặng nề trong diễn đạt ngôn ngữ và day dứt, giằng xé trong ý tưởng, bởi theo lời anh tâm sự: “Vừa bước sang tuổi hai mươi, tôi như bị chìm nghỉm trong bòng bong của bao nhiêu trào lưu nghệ thuật và hệ tư tưởng. Tôi viết giữa sự rối mù của nhiều luồng tư tưởng mà tôi tiếp cận từ rất sớm” (Trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Việt Nam). Nhưng đến những bài thơ anh viết trong những năm gần đây, Inrasara đã dần định hình cho mình một phong cách thơ theo hướng trí tuệ và hiện đại. Những câu thơ như:

Lại xanh trong tôi – dù rừng đã cháy
Lại chảy trong tôi – dù sông đã chết
Chợt hanh lại cát – chợt buồn lại ru
Chợt duyên lại em – chợt hoang lại tháp

được nhà thơ Trúc Thông xem là có bút pháp của thơ hiện đại.

Là một trí thức người Chăm, (thôn Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước), công việc chính của Inrasara là nghiên cứu khoa học. Anh hiện đang công tác tại Trung tâm nghiên cứu Việt Nam-Đông Nam Á, thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Anh là tác giả của 5 công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và văn chương Chăm; trong số này, công trình Văn học Chăm – khái luận đã được CHCPI (Đại học Sorbonne – Pháp) trao giải thưởng về nghiên cứu năm 1994.
Cũng vì Inrasara là người dân tộc Chăm nên khi đọc tác phẩm thơ Tháp Nắng, nhiều độc giả cho rằng anh viết “Việt” quá. Nhưng theo anh, tự thân ngôn ngữ là đối thoại, và trước hết là đối thoại với những người sống xung quanh mình và cùng sử dụng một thứ tiếng với mình.
Năm nay mới vừa tròn 40 tuổi – cái tuổi quá già của một vận động viên thể thao, nhưng vẫn là quá trẻ đối với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Chúng ta hy vọng nhiều ở Inrasara trên con đường sáng tác thơ ca, bởi anh đang viết rất khỏe với một hồn thơ đang sáng mở, đầy hứa hẹn.
*
Báo Ninh Thuận, Xuân 1997.