Năm mới, dù đây là tin chẳng vui, nhưng bạn đọc cũng cần được biết. Bài đăng trên Tienve.
Đọc để biết, và quên đi.
Inrasara
Category Archives: Báo chí – Dư luận
Lê Thị Việt Hà: Hành trình cách tân thơ của Inrasara
Luận văn Thạc sĩ ngữ văn
Trích đoạn Kết luận
1. Inrasara là gương mặt nổi bật trong nền thơ đương đại Việt Nam. Ông là nhà thơ tài hoa, có giọng điệu riêng, có phong cách nghệ thuật độc đáo, có đóng góp không nhỏ cho nền thơ Việt về đề tài, thi pháp. Sự nghiệp sáng tác của Inrasara đa dạng, phong phú: ông viết tiểu thuyết, nghiên cứu văn hoá – văn học, dịch thuật, phê bình nhưng hơn hết ông là một nhà thơ… ở Inrasara có sự đồng bộ giữa sáng tác và phê bình Continue reading
Lê Thị Việt Hà: Luận văn Thạc sĩ về thơ Inrasara
Ngày 9-1-2010, tại Trường Đại học Vinh, Lê Thị Việt Hà đã bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ về Hành trình cách tân thơ của Inrasara.
Inrasara và Inrasara.com xin chúc mừng tân khoa.
Sau đây là Mục lục và Lời nói đầu của Luận văn.
*
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Vinh
Lê Thị Việt Hà
HÀNH TRÌNH CÁCH TÂN THƠ CỦA INRASARA
Chuyên ngành: Lí luận Văn học Continue reading
Lê Thị Việt Hà: Inrasara và hành trình cách tân thơ Việt
(Trích đoạn Luận văn Thạc sĩ Văn chương)
Cao học 15, Lí luận Văn học, Đại học Vinh.
*
Xung quanh vấn đề chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam vẫn còn rất nhiều ý kiến: người ủng hộ, kẻ phản đối; người tiếp nhận chủ động có ý thức, kẻ dị ứng chối bỏ; không ít người lên tiếng phủ nhận, phản đối kịch liệt, song cũng không ít học giả khẳng định sự tồn tại của chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam là tất yếu. Đây thực sự là một vấn đề không đơn giản. Vì thế, để tìm lời giải đáp thoả đáng nhất, chúng ta cần tìm hiểu những điều kiện để văn học Việt Nam có thể tiếp nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Chủ nghĩa hậu hiện đại đã trở thành một trào lưu văn hóa lớn tác động đến văn học nghệ thuật trên toàn thế giới từ ba thập kỉ qua. Trước một xu thế chung đó, Việt Nam không thể đứng ngoài Continue reading
Lê Thị Việt Hà: Inrasara trong hành trình cách tân thơ Việt
Trích đoạn Luận văn Thạc sĩ văn chương
Hành trình cách tân thơ của Inrasara
1.
Khái quát cuộc vận động cách tân của thơ Việt Nam đương đại
Ở Việt Nam, trong hơn nửa thế kỷ qua, thơ đã có những nỗ lực cách tân đáng ghi nhận. Đầu tiên, phong trào Thơ mới (1932-1945) cố gắng vượt thoát khỏi tính qui phạm của thơ ca cổ điển, nhằm hiện đại hoá nền thơ ca nước nhà. Các nhà Thơ mới đã đạt được những thành tựu vẻ vang và xác lập được một hệ thống thi pháp mới, rời bỏ tính qui phạm của thơ ca trung đại. Sau đó thế hệ các nhà thơ chống Pháp (1945-1954) và chống Mĩ (1954-1975) tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của thơ tiền chiến bằng cách kéo thơ gần hơn với cuộc sống đời thường, làm mới ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ cảm xúc. ở miền Nam những năm 50, 60 nhóm Sáng Tạo Continue reading
Thông Minh Diễm: Hành trình Lễ tẩy trần tháng Tư của Inrasara
Tạp chí Dân tộc, số 61, 1-2006.
Độc giả yêu thơ hôm nay chắc hẳn không ai không biết đến nhà thơ Inrasara, dân tộc Chăm. Ngoài làm thơ ông còn là người sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật nhiều công trình văn hóa – xã hội Chăm. Điều thú vị hơn sau sự kiện ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên ở Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng Văn học ASEAN 2005 với tập thơ Lễ tẩy trần tháng Tư xuất bản năm 2002 (tác phẩm này từng đoạt Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2003) Continue reading
Trần Can: Văn 19 – Bông hoa cho ngày sinh nhật…
Lại một lần nữa, ngày 20 tháng 9
Mới đó lại sinh nhật Sara nữa rồi.Thời gian trôi mau quá. Nhớ nhau tí mà vui thôi, chứ nhà thơ Chăm bình dị của tôi chắc cũng chẳng tổ chức sinh nhật bao giờ. (Tiệc tùng sinh nhật là thứ phù phiếm, chán phèo và không cần thiết.)
Hình dung lại ngày chào đời của Sara nhé:
Chuyện 8. Mộng độc
Mẹ mộng độc. Thầy Kalơng thôn cuối
đung đưa quả lắc báo năm nay
đại hạn. Mang thai bọc khối buồn Continue reading
Trần Xuân An: Inrasara làm sáng tên cho năm đóa hoa Champa của riêng anh 2/2.
Trong làng văn chương hiện nay, có nhiều nhận định về thơ Inrasara. Như đã nói, mặc dù anh xuất hiện muộn, mãi đến gần 40 tuổi (1996), anh mới gửi thơ đăng báo và in tập thơ đầu tay, nhưng thơ Inrasara nhanh chóng tạo nên một hiện tượng. Anh không phải là người khởi động trào lưu đổi mới, cách tân thơ, nhưng Inrasara sớm được nhiều người trong làng thơ trao cho anh nắm giữ ngọn cờ ấy. Thoát khỏi sự rụt rè ban đầu, Inrasara ngạo nghễ phất cao ngọn cờ, không những bằng thơ, mà còn bằng cả loạt bài lí luận, phê bình và nhiều lần trả lời phỏng vấn, với mĩ cảm, chủ kiến của riêng anh Continue reading
Trần Xuân An: Inrasara làm sáng tên cho năm đóa hoa Champa của riêng anh 1/2.
Mang trong mình mười mươi huyết thống Chăm, được sinh ra, lớn lên ở làng Chakleng (Mỹ Nghiệp), học trung học tại trường Pô-Klong, Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, cho đến khi gần trưởng thành, Inrasara mới thực sự có những năm tháng dấn bước đến TP Hồ Chí Minh học đại học, ra các tỉnh Miền Trung phía bắc quê anh rồi trải nghiệm sống tại các tỉnh Nam bộ phía tây. Mãi sau này, anh mới có nhiều chuyến ra Bắc, phía ngoài Thanh Hoá. Khoảng mười lăm năm gần đây Inrasara định cư tại TP Hồ Chí Minh Continue reading
“Khóc Tây Tạng”, xuất xứ, đại ý, cảm tưởng
Thế là cuối cùng, hơn nửa đời chữ nghĩa, tôi cũng đã làm ra được một bài thơ gây xôn xao dư luận!
Nhớ năm ngoái, trong buổi ra mắt tập thơ mới của Bằng Việt tại Nhà sách Đông Tây ở Hà Nội, sau khi nghe hết MC rồi tác giả nói về tập thơ mất 45 phút, khi được mời ý kiến, tôi có nói đại ý: Nhà thơ Bằng Việt đã hiểu thơ mình… sai. Đùa Bằng Việt như thế, tôi muốn nhắc rằng, nhà thơ không nên nói về thơ mình mà, nếu loại thơ đó được viết theo hệ mĩ học lạ, cần tập trung nói về nó, như thể ném sợi dây dẫn cho bạn đọc lần sang chính tác phẩm. Ở đó, tác phẩm sẽ tự nó phát biểu về chính nó Continue reading