Tom Riordan: Vài ý nghĩ về Thơ Kể

Song ngữ Việt – Anh
Poetry Narrates – Thơ Kể, thơ song ngữ Anh – Việt, Khế Iêm tuyển, nhiều dịch giả – NXB Lao động, H., 2010.

Hầu hết thơ Việt và thơ Việt-Mỹ hiện đại trong tuyển tập song ngữ mới Thơ Kể liên quan tới những câu hỏi, cái gì là thật, “thật” nghĩa là gì, sự vật nào đó thì có ý nghĩa nào. Trước đó, tôi bắt gặp chính mình có suy nghĩ rằng “truyền thống tiếng Anh vẫn có đó, ta đã trải nghiệm nó, và không còn phải bận tâm về nó nữa.” Nhưng đó chỉ là ảo tưởng Continue reading

Nguyễn Thùy Dung: Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội

TINH THẦN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG THƠ INRASARA

Luận văn tốt nghiệp
5-2010

Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì khóa luận tốt nghiệp gồm bốn chương:
1: Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng của nó đến văn học Việt Nam hiện nay.
2: Vài nét khái quát về nhà thơ Inrasara và hành trình cách tân thơ của ông Continue reading

Trần Can – Thơ 29: Ngẫu hứng Inrasara

không thích nghiêm trang nghiêm trọng bỗng trở thành nhà thơ nhà văn nhà nghiên cứu nhà phê bình nổi tiếng hết sức nghiêm trang nghiêm trọng.


* Inrasara tại Hội nghị DTTS ở Kontum, 2008.

không ham Hội (hè) Đoàn thể bỗng trở thành Hội viên nhiều Hội (nhà văn nhà thơ nhà dân tộc thiểu số vân vân và vân vân…) Continue reading

Dư âm Giải thưởng 06: Huỳnh Như Phương…

Inrasara Phú Trạm được giải thưởng Phan Châu Trinh
Bài đã trích đăng trên báo Phụ nữ Thành phố, 23-3-2010.
Đọc đầy đủ tại khoavanhoc-ngonngu.edu.vn

Ngày 19-3-2010 Quỹ văn hoá Phan Châu Trinh vừa công bố quyết định trao Giải thưởng về nghiên cứu cho Inrasara Phú Trạm. Ông là một nhà thơ cách tân, đồng thời là một nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp, nổi bật ở việc sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu văn hoá, văn học dân tộc Chăm cả truyền thống lẫn hiện đại. Continue reading

Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh là một giải thưởng trí thức

Tiền phong cuối tuần, số 13, 4-2010.
Lê Anh Hoài thực hiện.

Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh về lĩnh vực nghiên cứu được trao cho nhà phê bình, nhà thơ Inrasara. Điều đáng nói, ông là một nhà nghiên cứu không học hàm, học vị nhưng lại có những công trình về văn học, ngôn ngữ và văn chương đương đại rất công phu và sắc sảo.
Tiền phong cuối tuần có cuộc trao đổi với Inrasara.
*

Xin anh một vài cảm tưởng khi anh được nhận giải thưởng Phan Châu Trinh lần này? Dư luận cho rằng đây là một giải danh giá, anh có thể lý giải?
Inrasara: Cảm giác đầu tiên là vui. Tôi từng nhận được rất nhiều giải thưởng, trong lẫn ngoài nước, đó là giải được trao cho tác phẩm. Còn Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh là dành cho cả quá trình, cho tất cả tác phẩm của tôi Continue reading

Inrasara, người lưu giữ kí ức dân tộc

Nguyễn Hàng Tình
Ký sự nhân vật
Tuổi trẻ cuối tuần, 21-3-2010

TTCTĐó là gã nông phu mắc nợ văn chương, chàng thi sĩ mang khối óc học thuật, người nâng niu và sống hết mình với văn hóa dân tộc Chăm.
Năm 1978 có một sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Sư phạm TP.HCM bỗng nhiên bỏ học về quê nhà Ninh Thuận cày ruộng và… làm thơ. Người ấy là Inrasara, như anh kể qua thơ: Cởi bỏ rũ sau lưng quang gánh/ Ginăng, Baranưng giục về/ Từng chuyến mưa nồng nã Katê
.

Bỏ học nửa chừng nghiên cứu thi ca Continue reading

Dư âm Giải thưởng 02

Chúng ta rất vui mừng chào đón một nhà nghiên cứu trẻ người Chăm, anh Inrasara, người đã tìm một con đường riêng chưa được khai phá bao nhiêu ngoài những con đường thường được tập trung để tìm về văn hóa Chăm là khảo sát các di tích kiến trúc nổi tiếng và các bi ký kỳ thực không còn lại được nhiều. Suốt mấy chục năm nay Inrasara công phu và kiên trì xoi một lối đi khác Continue reading

Giải thưởng dành cho sự khác lạ

Diễn từ đọc tại Lễ trao Giải thưởng Phan Châu Trinh, Hà Nội, 24-3-2010.

Kính thưa Hội đồng Giải thưởng
Kính thưa quý vị

Tôi đến từ miền đất quen mà lạ, ở đó đang tồn tại một nền văn hóa khá khác lạ. Nền văn hóa khác lạ của dân tộc có một lịch sử bi thương. Dân tộc đó ngày nay đang sống khiêm cung tại các tỉnh Miền Trung của đất nước Việt Nam. Sau hai trăm năm bị bỏ quên, nền văn hóa văn minh của dân tộc ấy tưởng đã bị thời gian vùi lấp hay bị chìm khuất dưới đêm mờ lịch sử, nhưng không – nó vẫn còn đó. Nó có mặt, và đợi những bước chân thiện chí đến đánh thức. Đã có nhiều bàn chân như thế dọ dẫm bước tới, hơn thế kỉ qua. Để nền văn hóa kia ngày càng lộ hiện dần khuôn mặt khác lạ độc đáo của nó Continue reading

Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh chính thức được trao tại Hà Nội

Một tuần sau khi tổ chức Họp báo tại TP Hồ Chí Minh, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 11 Lê Hồng Phong – Hà Nội, Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh chính thức được trao cho 5 học giả, nhà nghiên cứu, dịch giả, nhà giáo sau:
– Lĩnh vực Dịch thuật: dịch giả Phạm Vĩnh Cư (Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Triết học đạo đức, Siêu lý tình yêu…) và dịch giả Lê Anh Minh (dịch và chú giải bộ Lịch sử triết học Trung Quốc).
– Lĩnh vực Giáo dục: tiến sĩ tâm lý giáo dục Hồ Ngọc Đại (người đề ra Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại, chủ trương “lấy trẻ em làm trung tâm”).
– Lĩnh vực Nghiên cứu: nhà nghiên cứu Inrasara Phú Trạm – người có nhiều công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa Chăm.
– Lĩnh vực Việt Nam học: nhà dân tộc học Georges Condominas (ông sinh năm 1921 tại Hải Phòng, cha là người Pháp, mẹ là người lai Việt, Trung Quốc và Bồ Đào Nha, đã có những tác phẩm nghiên cứu về Tây Nguyên và VN: Chúng tôi ăn rừng Đá thần Gô, Kỳ lạ mỗi ngày, Không gian xã hội). Continue reading