Inrasara có thông minh không 2?

Inrasara có thông minh không 2?

Người Chăm có thông minh không? Chuyện ngoài lề 01: luận về NỊNH BỢ

 

Từ ý kiến về ý kiến về ý kiến trao đổi của bạn đọc, bắt chước Trà Chay Pyang, xin bà con cho phép tôi tạm đặt câu hỏi: Inrasara có thông minh không 2? như thế.

* Photo Inrajaya.

Sau 3 tháng Có 500 năm như thế của Hồ Trung Tú khóc oe oe chào đời, lời giới thiệu của tôi vỏn vẹn trên dưới trăm con chữ ăn theo ở bìa bốn cuốn sách, đơn giản vậy thôi mà nhận được khối ý kiến của anh chị em, bà con độc giả. Dư luận ưu ái tôi thế, cảm động phải biết Continue reading

Hàng mã kí ức 15: tạp chí Tia sáng

Hàng mã kí ức và Buổi Giao lưu sáng 21-5-2001 do Cty Sách Phương Nam tổ chức đã tạo được dư luận đáng kể. Tuy nhiên có một số bài tham luận chưa được đăng tại trang web này, bởi nó thuộc bản quyền của người viết. Khi bài đã được đưa ra thông tin đại chúng, Inrasara.com sẽ đăng lại hầu quý anh chị em và bà con.

Bài nói chuyện của Inrasara đã được tạp chí Tia sáng trích giới thiệu vào ngày 25-5-2011. Mời quý độc giả đón đọc. Tại đây.

 

Hàng mã kí ức 14: Dư luận báo chí

Tiểu thuyết Hàng mã kí ức (nhiều báo viết Hàng mã ký ức) cùng Buổi giao lưu với nhà văn Inrasara sáng 21-5-2011 vừa qua nhận được rất nhiều thông tin của báo chí. Sau đây là một số “Thông cáo báo chí” (nội dung mỗi báo thông tin có vài chi tiết khác nhau)  cùng bài viết, phỏng vấn tiêu biểu để bạn đọc tham khảo:

Cổ điển

Chương trình giao lưu: Đi tìm bản trường ca bỏ hoang

Sachhay.com, 19-5-2011 Continue reading

Hàng mã kí ức 13: Ghi chép buổi tọa đàm

ĐI TÌM BẢN TRƯỜNG CA BỎ HOANG

hay Những câu chuyện kể về Chăm qua cái nhìn của Inrasara

Buổi ra mắt Hàng mã kí ức, tiểu thuyết thứ hai của Inrasara

Cty TNHH Sách Phương Nam tổ chức, Book Cà phê Nguyễn Oanh

3 Nguyễn Oanh, Gò Vấp – TP Hồ Chí Minh

 

Diễn biến & thảo luận

Tất cả 50 người tham dự, chưa kể khách cà phê. Khách Inrasara là chính: 40 người cả Kinh lẫn Chăm. Là những người đã đăng kí với Inrasara. Chỉ có 2 người “vắng mặt không lí do”. Book Cà phê Nguyễn Oanh được bài trí thoáng, đẹp và trí thức.

Trước khi vào cuộc, nữ thi sĩ Mai Hường tặng bó hoa thật đượm cho Inrasara Continue reading

Hàng mã kí ức 09: Dương Thu Hằng

Dương Thu Hằng: ĐÔI ĐIỀU VỀ TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT CHĂM ĐƯƠNG ĐẠI

Nhân đọc Hàng mã kí ức của Inrasara

 

1. Như thế mà cũng là tiểu thuyết ư?

Không thể không đặt ra câu hỏi này khi đọc Hàng mã kí ức cũng như trước đó không lâu là Chân dung Cát của Inrasara. Tiểu thuyết dù là câu chuyện của anh ta hi[s-]story (history) thì người đọc cũng phải hiểu được đó là câu chuyện gì và rồi kể lại cho người khác nghe được chứ? Rồi, đó là câu chuyện của ai? Đâu là nhân vật chính? Qua nhân vật này nhà văn gửi gắm điều gì? Chả thấy thắt nút, mở nút ở đâu? Rồi không – thời gian nghệ thuật như thế nào? Ôi thôi, tất cả đều rối tung rối mù, từ nội dung tư tưởng đến thi pháp đều chả đâu vào đâu… Người đọc truyền thống nếu không bình tĩnh dễ vứt ngay cuốn sách và quên rằng mình đã có nó trong tay. Đó là chưa nói, người nóng tính có thể gạch luôn cả tên nhà thơ Inrasara vốn đã có ấn tượng tốt đẹp bấy nay… Continue reading

Hàng mã kí ức 08: Nguyễn Đình Chính

Nguyn Đình Chính: LI CHÀO MNG GI T HÀ NI

 

Không  phải chỉ có cái kiểu viết Tội ác và trừng phạt hay là Đi tìm thời gian đã mất… mới tạo ra được những cuốn tiểu thuyết mẫu mực đáng đọc, mà còn có rất nhiều cách khác để viết ra đươc những cuốn tiểu thuyết hay. Những cuốn tiểu thuyết đích thực là tiểu thuyết.

Inrasara ngưỡng mộ Đốt nhưng anh không nhái theo cách viết tiểu thuyết của Đốt, mặc dù thời trai trẻ một lần đứng trước Hầm Mỹ anh đã từng… lăm le sẽ sẽ viết một cuốn tiểu thuyết vĩ đại.

Không biết có phải nhà thơ Chăm định thầm lặng thách thức Đốt Continue reading

Hàng mã kí ức 07: Lưu Văn

Lưu Văn: TÔI CẢM NHẬN HÀNG MÃ KÍ ỨC NHƯ THẾ NÀO?

* Khóa 5 Trung học Pô-Klong.

Tôi có may mắn nhận được tác phẩm của Inrasara từ rất sớm. Tôi đọc một hơi, ghi ra cảm nhận có lẽ không giống ai này.

Thú vị và xúc động

Chương 1 với rất nhiều tình tiết thú vị, hấp dẫn và xúc động nhất. Inrasara viết về tuổi thơ ấu của anh, cha mẹ và anh chị em của anh. Rất tiếc đoạn cao trào là đoạn chót lại bị cắt duyệt bỏ đi (đoạn in nghiêng):

“Lúa chiêm là phát minh của Champa, hạt nhỏ màu vàng đen, ăn ngon nhưng kém thóc. Đất Mỹ Nghiệp ruộng một vụ, cha là người duy nhất đủ độ lì làm lúa ba trăng trái vụ tám giạ gieo Continue reading

Hàng mã kí ức 06: Trần Can

Trần Can

HÀNG MÃ KÍ C CẢM TÁC

 

Không chỉ thể hiện mình qua thơ ca, Inrasara còn khẳng định tài hoa chữ nghĩa trùng trùng qua Hàng mã kí ức. Ở đó, cuộc sống của nhà thơ Chăm và cuộc sống của dân tộc Chăm  được phơi mở khéo léo dường như hòa quyện vào làm một, chấm phá thêm cho bức tranh Chăm độc đáo bằng những phác thảo chân dung bạn bè hay những nhân vật lạ kì mà có lẽ chỉ riêng Chăm mới có Continue reading

Hàng mã kí ức 05: Lê Hải

Lê Hải: NHỚ LẠI ĐỂ VỀ KHÔNG

hay Tôi đọc Hàng mã kí ức

 

Hấp dẫn, hứng khởi đọc liền tù tì Hàng mã kí ức, thay những thảo nguyên xanh bát ngát bằng những cánh đồng cát nắng cháy, tôi như đang thời sinh viên sống với Sông Đông êm đềm, Taras Bunba, Truy tầm triết học trong không khí khoáng đạt và minh triết [của vùng đất và cư dân ngụ trên đó, và cả của Nietzsche, Heidegger, Faulkner, Krishnamurti, Phạm Công Thiện…]

* Lê Hải (ngồi gần nhà thơ Hoàng Hưng đang nói) tại Bàn tròn Văn chương – Vũng Tàu, 11-2006.

Lạ một điều, đọc xong vẫn có một nỗi xao xuyến nền tảng, tuy vậy chẳng có gì trầm trọng cả [dù suốt cả thế kỉ, nhân loại quay cuồng trong hỗn mang của trùng trùng “giải thích” và hệ thống] Continue reading

Hàng mã kí ức 04: Lê Việt Hà

Lê Việt Hà

CẢM NHẬN KHI ĐỌC BẢN THẢO THẰNG TRẠM MÁT

 

Đọc Thằng Trạm mát của Inrasara, tôi thu nhận được rất nhiều tư liệu bổ ích không chỉ dừng lại ở phương diện đời tư của tác giả mà còn là vấn đề của cả một dân tộc, một thời đại. Những vấn đề mà Inrasara đề cập đến không phải chỉ của riêng anh mà là vấn đề của nhân loại. Ấy là khát vọng cống hiến hết mình cho nghệ thuật, cho dân tộc. Ấy là thái độ làm việc nghiêm túc, công tâm của người nghệ sĩ chân chính… Ấy là còn hiểu thêm về thói đố kị với những kẻ hơn mình; tật hợm hĩnh của những kẻ dương dương tự đắc luôn cho rằng mình hơn người không chỉ riêng trong làng văn nghệ hay trong Chăm…

* Tại Khu tưởng niệm Đại thi hào Nguyên Du – Hà Tĩnh, 2009.

Inrasara không ngại phơi trần bản chất thật của con người như nó vốn có, đặc biệt trong cuộc sống xô bồ hiện tại… Continue reading