Quan niệm văn chương của Inrasara được chọn làm đề thi Dự tuyển học sinh Giỏi Quốc gia

Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSGQG LỚP 12 THPT – năm học 2011-2012

Đề thi chính thức

Môn thi:  NGỮ VĂN – Thời gian làm bài: 180 phút – Ngày thi: 12/10/2011

Câu 2. (12,0 điểm)

Phát biểu ý kiến của anh / chị về quan niệm sau:

Thơ có thay hình đổi dạng bao lần hay lang thang lạc bước đến phương trời nào đi nữa nó cũng phải trở về, trở về nơi nó xuất phát: con người, trong ngôi nhà của nó: ngôn ngữ. Lang thang đi tìm hình dạng ngôi nhà thích hợp cho con người cư trú là bổn phận của thơ. Continue reading

Chung Tử: Kì quặc chuyện nhà thơ Inrasara

báo An ninh Thế giới giữa tháng, số 45, tháng 10-2011.

* Tác giả Chung Tử tại phòng văn Inrasara ở Sài Gòn, 8-2011.

Ai hỏi, nhà thơ Inrasara đều tuyên bố mình là người nông dân cày ruộng chính hiệu, và không hề giấu giếm rằng, mình bỏ học giữa chừng để về quê làm ruộng. Nhưng nếu nói nguyên do thì anh lại nói thẳng thừng: ở trường thấy chẳng có gì để học cả. Chán! Thế là về nhà tự học theo kiểu của mình. Cầy ruộng kiếm tiền sinh sống và để lấy tiền mua sách. Làm thơ và dành không ít thời gian cho việc nghiên cứu, sưu tầm kiến thức về văn hoá Chăm, tại quê hương mình. Anh cứ mải mê cày ruộng và tự học quên ngày quên tháng, bất cần đời trôi dạt ra sao.

Mà ngay từ khi còn nhỏ, ở tuổi lên mười, anh đã mang tiếng là mọt sách Continue reading

Sinh viên Đại học An Giang giao lưu với nhà thơ Inrasara và nhà văn Dạ Ngân

e-News – Trang báo Sinh viên Đại học An Giang, 8-10-2011

Ngày 06/10 vừa qua, các giảng viên bộ môn Ngữ văn – khoa Sư phạm trường Đại học An Giang cùng các “cây bút” sáng tác trẻ trong Tỉnh, sinh viên yêu văn thơ đã có buổi giao lưu tọa đàm với nhà thơ Inrasara và nhà văn Dạ Ngân.

Đến tham dự với buổi tọa đàm vào chiều ngày 6/10 còn có nhà thơ Lê Thanh My – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang, Tổng  Biên tập Tạp chí Thất Sơn, nhà thơ Hữu Nhân – Phân Hội trưởng Phân Hội Văn học Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Đồng Tháp.

Continue reading

Hàng mã kí ức 17. Mạc Tuấn Đinh Trần Toán

Mạc Tuấn ĐINH TRẦN TOÁN

ĐỌC HÀNG MÃ KÝ ỨC & BIẾT INRASARA

 

Thoạt kỳ thủy cuốn sách có hai điều ám ảnh: chữ “hàng mã” và cái bìa sách!

Chữ “hàng mã” trong tác phẩm Hàng mã c, có lẽ, có nguồn gốc từ một nghề thủ công: nghề làm hàng mã và tục đốt vàng mã của Việt tộc. Vì vậy chúng tôi thấy cần nêu một số đặc điểm nội dung công việc của nghề làm hàng mã. Hàng mã trước hết là một thứ hàng hóa chuyên dụng trong các việc tế lễ tang chế và trong tục cúng giỗ tổ tiên của người Việt. Nguyên liệu làm hàng mã rất đơn giản, gồm giấy bản, giấy bồi, giấy màu ngũ sắc (giấy thủ công) và năm màu tự nhiên gồm trắng, đen, vàng, xanh và đỏ, nứa tre ngâm, nhũ vàng, nhũ bạc, kính mỏng tang tráng thủy, kim chỉ, hồ (keo dán). Thợ mã làm ra những cục vàng thoi, bạc thỏi, giấy tiền, giấy vàng, giấy bạc, voi ngựa mũ mão quần áo và những đồ tế nhuyễn khác… Continue reading

Inrasara.com & 3 triệu lượt truy cập

Khai trương tháng 4-2007, sau mấy trục trặc tưởng vĩnh viễn đóng cửa, đến nay website đã đi qua 4 năm rưỡi (thời gian có mặt chính thức là 40 tháng). 4 năm rưỡi với 3 triệu lượt truy cập, tính đến ngày 1-10-2011 – cũng đáng mừng cho một website cá nhân.

Inrasara xin gửi lời cảm ơn đến bà con, anh chị em và độc giả các nơi đã đọc, ủng hộ và đóng góp những ý kiến phản hồi.

Nhân Kate 2011, lần nữa

Tadhuw bơl Kate thuk siam, kajap karo Ppo ppajiơng!

Inrasara 

Võ Thị Hạnh Thủy: Inrasara – Tận hiến và vô danh

Trích đoạn: Thế giới nghệ thuật thơ Inrasara, Luận văn Thạc sĩ – Chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại – 2008.

 

* Võ Thị Hạnh Thủy tại Không gian Văn hóa Chăm – Hà Nội 2010.

 

Nếu hạt lúa không chết đi, nó sẽ ở một mình. Nhưng nếu nó chết đi, nó sẽ mang đầy hoa trái (Kinh Phúc âm)

Đó là hai câu Phúc âm ám ảnh Inrasara trong một buổi chiều cuối thu mưa phùn, giá rét Hà Nội khi lòng anh đang “rỗng” để cho những nghiệm sinh tràn về/ thức dậy : “Những con người bình thường đến tầm thường, những con người làm việc cật lực trong nỗi vô danh của hạt thóc vãi rơi sau vụ gặt thịnh mùa, chịu ở lại với đám ruộng bỏ giá suốt những tháng hạn, với nắng gió, chim chóc… để bật lên cây lúa chắc nịch sau những ngày mưa đầu năm; những con người chịu nở trọn lòng mình trong bóng tối… luôn cuốn hút tâm hồn tôi một cách kì lạ… Continue reading

Đặng Thái Minh: Kỉ niệm nhỏ với Inrasara

INRASARA PHÚ TRẠM

by Dang Thai Minh on Wednesday, August 31, 2011 at 3:03pm

 

Những năm 1992-1996, tôi và Phú Trạm là đồng nghiệp ở trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Đại Học Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh). Anh Trạm là cộng tác viên dự án từ điển tiếng Chăm do thầy Bùi Khánh Thế chủ trì. Dự án này có một số trí thức người Chăm khác tham gia như các ông Lưu Quang Sang, Thành Phú Bá, sau đó là Nguyễn Ngọc Đảo, Phú Văn Hẳn, Lương Đắc Thắng… Sau khi xong phần việc của mình, họ lại về quê hoặc cơ quan cũ. Chỉ có anh Trạm ở lại.

Hàng ngày anh cần mẫn đến ngồi vào chỗ cơ quan dành cho anh làm từ điển, miệt mài, lặng lẽ từ sáng đến chiều Continue reading

Như Hà: Inrasara – gương mặt “đắt show” sư phạm

Báo Thế thao & Văn hóa, 6-8-2011

TT&VH) – Chính thức bước vào văn đàn từ 1996, có thể nói Inrasara là một tác giả mới, với 15 năm cầm bút, nhưng đã viết trên 20 tác phẩm (sáng tác và nghiên cứu), nhận hơn 10 giải thưởng trong nước và quốc tế. 

Nhìn từ cộng đồng người đọc (vốn thích thuộc thơ), anh không là tác giả được nhiều người yêu thích; nhìn từ đồng nghiệp, vì thẳng thắn, anh ít được ca ngợi.

Thế nhưng, nhìn từ môi trường đại học, với các sinh hoạt học thuật, Inrasara là tác giả khá “nóng”, 5 năm qua, đã có hơn 20 khóa luận cử nhân, 6 luận văn thạc sĩ và 2 luận án tiến sĩ (đang thực hiện) về thơ, văn của tác giả này Continue reading

Người Chăm có thông minh không? – Thượng đế thì cười

Người Chăm có thông minh không?

Câu chuyện ngoài lề 02: THƯỢNG ĐẾ THÌ CƯỜI

Hay phán xét và phản biện

 

1. Chuyện kể vui.

Có nhóm bốn quý bà sau cơm chiều rủ nhau qua nhà bà bạn ngồi tán gẫu. Mãi 9 giờ tối, một chị xin kiếu về trước, do có con nhỏ. Lí do rất chính đáng. Cánh cửa vừa khép lại, bà chị tội nghiệp bỗng thành miếng mồi cho bốn chị còn lại bình phẩm. 9:32 giờ, một chị khác sau một hồi ngần ngừ cũng xin phép, với lời lẽ ôn tồn lịch thiệp. – Ảnh làm về tối, em phải về chuẩn bị cơm cho ảnh…

Chị này cũng không tránh khỏi bình luận từ quý bà còn lại…

Rồi 10 giờ. 10 giờ hơn. Hai vị khách liếc nhìn nhau Continue reading