Inrasara thuyết trình ở Diễn đàn Talk&Think

* Inrasara tại Hội đồng Anh.

Người Chăm đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam? 

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những đề tài được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua, bởi nó quyết định sự tồn tại của dân tộc đó trong bức tranh văn hóa thế giới. Văn hóa truyền thống của người Việt là nền văn hóa đa dân tộc mà trong đó, văn hóa – văn minh Chăm là một trong những mảng màu chủ đạo nổi bật nhất. Continue reading

Trần Hoài Nam: Phong cách phê bình văn chương của Inrasara

Trích đoạn Luận văn Thạc sĩ: Trần Hoài Nam, Inrasara – Từ quan niệm đến phong cách, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010

 

Không chỉ được biết đến như một nhà sáng tác văn chương chuyên nghiệp (làm thơ, viết tiểu thuyết và truyện ngắn), Inrasara còn được dư luận quan tâm đến như một trong những nhà phê bình đương đại xuất sắc. Một nhà phê bình được xem là xuất sắc, theo chúng tôi, tác phẩm của anh ta phải kết hợp được ba yếu tố: Nghiên cứu, lí luận và phê bình. Ngoài ra còn cần có một cảm quan tinh nhạy trước những hiện tượng, những vấn đề văn học. Các trang viết của Inrasara dường như đáp ứng đầy đủ những tiêu chí đó. Continue reading

Lưu Văn: Về triết lý hổng chân

Đây là “phản hồi” được đăng làm bài chính.

Inrasara.

*

Dang Phan (PR) viết “phản hồi” về đoạn văn trong “Văn chương & Tư tưởng II-109”:

“Cái ông Inrasara chửi ta đau thấy mẹ thấy cha luôn đó! Đau mà khoái. Viết văn như vậy mới gọi là viết. Tui đã đọc đoạn này nhiều lần rùi, đọc lại vẫn vỗ đít cười ha hả. Chả mang nòi giống Chàm ra đặt bên cạnh Ba Tàu với Do Thái, để chả nhạo chả nhiếc, nhiếc bạn rồi nhiếc chính mình (tác giả – mầy là thứ hèn đại nhân). Nhiếc cả lũ… Cuối cùng chả đẩy cái nhiếc này đến tận cùng bằng câu kết cười nứt bụng:

– Mầy biết tao sẽ đi đâu không? Qua Campuchia mà làm bộ trưởng giáo dục bên đó. Continue reading

Bích Dương nhận xét ngắn về văn học/ văn học viết về dân tộc thiểu số và miền núi

Báo Sức khỏe & Đời sống, 2009

 

Điều dễ nhận thấy là văn học viết về các dân tộc thiểu số luôn có một sức hút khó cưỡng. Bắt đúng tâm lý ưa “của lạ”, thích khám phá những vùng miền còn nhiều bí ẩn của độc giả, những nhà văn viết về các dân tộc thiểu số đã cống hiến cho nền văn học nước nhà những tác phẩm văn học có giá trị.

Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (1999), Móng vuốt thời gian (2003) của  Ma Văn Kháng khiến nhiều người đọc cứ ngỡ ông là người dân tộc “chính hiệu”. Continue reading

Trần Hoài Nam: Inrasara và các trào lưu văn học

(trích Luận văn Thạc sĩ)

 Sau thành công của những tập thơ Tháp nắng, Sinh nhật cây xương rồng, Hành hương em, Lễ Tẩy trần tháng Tư (The Purification Festival in April), Inrasara vẫn sáng tác. Nhưng những tác phẩm sau này, viết theo cảm quan mới – hậu hiện đại, vẫn chưa gặt hái được thành công. Ngược lại, Inrasara lại rất thành công trong những trang phê bình và những tiểu luận về văn học. Với vốn kiến thức khá sâu rộng, giọng điệu phê bình vừa riết róng, nhiệt thành lại vừa sắc sảo, ông được giới nghiên cứu cũng như dư luận đánh giá rất cao.

 

1. Về các vấn đề trào lưu, dòng văn học, Inrasara có xu hướng bao quát một cách khá toàn diện bộ mặt của nền văn học đương đại Continue reading

Trần Hoài Nam: Ngôn ngữ thơ Inrasara

Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. “Vấn đề ngôn ngữ trong thơ ca của từng tác giả rõ ràng lại phụ thuộc vào phong cách sáng tạo và bút pháp độc đáo riêng của từng nhà thơ”[1;372]. Nó biểu hiện đầy đủ những mặt mạnh, mặt hạn chế tương ứng với từng phong cách sáng tạo. Trong bài này, tôi chỉ tìm hiểu đặc sắc trong ngôn ngữ thơ Inrasara – một đại diện tiêu biểu của giới sáng tác thơ Chăm thời kì mới.

1. Vẻ đẹp sang trọng, truyền thống lại vừa đời thường, thông tục Continue reading

Hàng mã kí ức 18: Vũ Xuân Tửu – Kí ức vụn

Nhân đọc Hàng mã kí ức

Vũ Xuân Tửu: nhà văn, hiện sống tại Tuyên Quang.

*

Hôm lên thành phố Lạng Sơn, dự Hội thảo Văn học Dân tộc Thiểu số, tôi được Inrasara tặng cuốn Hàng mã ký ức, mới ra lò. Bìa lạ (Hà Thảo), hai dấu chân người đục thủng, trên nền tháp cổ. Chắc là câu chuyện tìm về văn hóa Chăm đây? Bụng bảo dạ thế, và đọc.

Hàng mã ký ức, tiểu thuyết, viết theo kiểu tự truyện, với những chi tiết sinh động, đầy sức thuyết phục, về một nền văn hóa tộc người, Nam Trung Bộ. Mấy lần ra bắc vào nam, qua dải đất này, thấy sừng sững những tháp Chàm cổ kính, không sơn phết, cọ rửa, thế mà gạch vẫn đỏ au, trơ gan cùng tuế nguyệt. Có lẽ, đây là biểu tượng của một nền văn hóa cường thịnh, dù trải mấy biến cố thăng trầm, nay vẫn còn hiện diện Continue reading