Sống tôn giáo-16. KẺ CHẲNG LÀM GÌ CẢ!

Nông dân làm ra hạt thóc, thợ may dệt nên tấm áo, nhà nghiên cứu cho ra công trình, nhà văn viết nên tác phẩm. Nhà khoa học, nhà chính trị, bác sĩ, kĩ sư, thợ sửa xe, cô thư kí… tất cả đều làm.

Người trầm tư, nhà tư tưởng, thi nhân không làm gì cả, lạ – chính họ BIỆN MINH CHO SỰ HIỆN HỮU CỦA CON NGƯỜI trên mặt đất này.

Sokrates có làm gì đâu! Nghèo, sở hữu vài vật dụng thiết yếu để sống, thêm ngoại hình xấu xí, chớ sức hút của ông là vô tận. Mặc bà vợ rầy rà, ngày qua ngày ông làm mỗi việc, chứng minh cho các công dân được cho là ưu tú nhất thành Athènes biết là họ biết rất ít hoặc không biết gì cả – mới chán!

Continue reading

Tôi dạy con-9. CHIẾN HAY TỪ BỎ CUỘC CHIẾN?

Thấy chắc chắn sai, con có nên nói không?

Từ thế giới nhỏ bé Cham đến HTX chữ nghĩa Việt Nam, tôi luôn nhập cuộc với tư thế và tâm thế: hết mình & tới cùng, qua đó không tránh khỏi vụ va quẹt lớn nhỏ khác nhau.

Khi văn hóa Cham, hay khi bạn hoặc bằng hữu bị xuyên tạc, nên nói hay im lặng? Khi cái sai được bày ra mặt báo, lại xuất phát từ nhân vật nổi tiếng – những cái sai nguy cơ tác hại và kéo dài, có cần minh định không?

– Chấp gì mấy ngữ đó, vài bạn khuyên tôi như thế, lời lẽ đầy thiện ý.

Continue reading

Sống tôn giáo-14. SAO GỌI BIẾT & LÀM LÀ MỘT

[hay. Thế nào là đắc đạo Cham & đắc đạo Thơ?]

Dẫn phát ngôn của Chúa Jesus: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết của họ… và đi theo ta”, tôi thêm, cá nhân tôi ‘đắc đạo’ đó ngay tuổi 15. Ông bạn Điêu Khắc Ngọc Anh kêu: chuyện “đắc đạo” của Sara nên để cho người khác nói. Một lời nhắc đầy thiện ý.

Dẫu sao ở đây cần minh định, tôi nói “đắc đạo ĐÓ”, nghĩa là mỗi thứ đó thôi. Như khi nói đắc đạo Cham hay đắc đạo Thơ, tôi chỉ nhấn về hai món ấy, chứ không phải “đắc đạo” chung chung như lâu nay ta hiểu.

Continue reading

Bí mật của thất bại-28. NGHĨ NGẮN NGHĨ DÀI

Câu hỏi: Qua hành trình dài đi vào văn chương chữ nghĩa, đâu là điều khiến Inrasara ưng ý nhất?

Trả lời: Sáng lập Tagalau, chắc chắn thế! Tại sao? Nghiên cứu để trình làng các công trình Văn học Cham, tôi chỉ ngồi ở tầng 1; sáng tác cho ra mươi tác phẩm nổi tiếng, tôi mới lên tầng 2; còn sáng lập và đưa Tagalau vượt bao sóng gió cuộc người, tôi mới tự vượt lên tầng cao nhất. Ở đây, chẳng những tôi đảm bảo cho hai tầng kia tồn tại, mà còn tạo mảnh đất cho cỏ tài năng văn chương Cham mọc, đơm hoa kết trái. Không tuyệt sao!?

Continue reading

Sống tôn giáo-12. CHIẾN BA-LA-MẬT

Inrasara: Thấy sai mà không nói, là vô trách nhiệm; còn tâm thái “buông bỏ” để cái sai kéo dài cho chúng sanh vô minh đến sau “giẫm phải cứt” ‘jwak eh’ đó, là có tội.

Hai ví dụ cộm:

Tiểu thuyết Fulro tập đoàn tội phạm in lần 2 năm 1983, nhà văn Ngôn Vĩnh hư cấu mấy cái sai lớn. Khi ấy không ai [có điều kiện] nói lại, để 22 năm sau, một Tiến sĩ sử học Đại học Paris VII dẫn ra để xuyên tạc tai hại vài sinh linh Cham, buộc tôi phải “trao đổi” (Vanviet.info, 23-4-2017).

Tạp chí Champaka viết sai về Chế Linh [“về nước hát bài ca cách mạng phục vụ chế độ”], không một Cham nào lên tiếng cải chính. Hai năm sau, một Blogger nổi tiếng dẫn ra công kích danh ca này vừa mỉa mai Cham. Năm 2017 từ Cambodia về, cánh trẻ Cham mắng vốn, tôi buộc viết đính chính.

Continue reading

Sống tôn giáo-11. HUYỀN NGHĨA CỦA CHO-NHẬN & LÒNG BIẾT ƠN

Katê năm ngoái, bà chị ở xa, sau buổi gặp mặt, biếu tôi tờ 100usd. Lưỡng lự vài giây, tôi nhận. Bởi dù cho không “nguyên do chánh đáng”, tôi không thể từ chối tấm lòng bà chị. Karun!

Nhận đã khó, cách cho còn khó hơn, biết tạ ơn dù giản đơn lại là chuyện khó nhất.

1. Năm 2016, tôi tặng 3.000 cuốn Thả diều Xứ nắng cho sinh viên phát hành đến các trường Tiểu học ở quê nhà, để các em có tiền xài đỡ. 2.000đ/ cuốn, rẻ như cho. Lẽ nào cho, có mua các cháu mới biết giá trị đồng tiền, từ đó cố gắng… đọc. Tôi cũng không trực tiếp cho nữa, mà biếu qua tay sinh viên.

Continue reading

Sống tôn giáo-9. KÍNH CHÚC MỘT MÙA RAMƯWAN AN LÀNH!

[Hay. LÀM NHƯ LÀ TẠ ƠN]

Tôi làm và vui, làm mà như không làm, làm là chơi – nói như thể bắt chước Lão Tử ấy, nhưng không. Viết với ý đồ tạo dựng sự nghiệp [“Không công danh thà nát với cỏ cây” – Nguyễn Công Trứ], tôi chưa bao giờ nghĩ đến nỗi đó, mà khác, rất khác: Làm, như một tạ ơn.

Khi thấy tôi ra vài “công trình” cộm, làm nhiều việc mang lại hiệu quả cho cộng đồng, không ít người kêu dường ông Inrasara LÀM VIỆC không ngủ. Mẹ cha ơi, có thế đâu!

Continue reading

Bí mật của thất bại-27. THIẾU KHIÊM TỐN

[hay. Không biết học thái độ học]

Tút “Bí mật của thất bại-26”, bạn Đôn Nguyễn nhờ tôi chỉ cho biết có Trường nào đào tạo đa hệ để có thể đi đến thành công kiểu Sara không. Đơn giản lắm – TRƯỜNG ĐỜI. Nói thế thì ai mà chả trả lời được, cần chi đến ông Inrasara!

Xin nói ngay: Dẫu mặt chữ hệt nhau, hai đứa lại khác nhau cả vực thẳm.

Câu chuyện

[1] Bạn học thời Pô-Klong, sau này có làm nghiên cứu, đi thực địa mà cứ lo cãi kẻ “dân gian”. Thói tật ấy mãi tuổi lục thập vẫn không chừa, ai lại thế. Nghiên cứu là hỏi, gợi ý cho đối tượng nói nhiều hơn, nhiệm vụ của mình là ghi chép.

Continue reading

Sống tôn giáo-8. SỐNG DƯỚI DẤU HIỆU GLANG ANAK

Apui kadhir bbang palei’: Lửa thiêng thiêu đốt quê hương;

Tagraup tapiên rapawaang’: Khắp bến bờ bị bao vây;

Urang bihuh bihah biha bihi rakang hu abih’: Phường giá áo túi cơm bị mua chuộc hết.  

Cả dân tộc chìm trong phiền não: ‘Nưgar chai drut mưrai’.  

Hoảng loạn là không thể tránh:

Xa-ai ô krưn ka adei, mik ô krưn laic kamôn’: Anh không kể tới em, chú không nhìn nhận cháu;

Continue reading

Bí mật của thất bại-26. KHÔNG CHỊU LỚN

[hay. Từ Kinh doanh đến… tán gái – lâu lâu giật tít sến tí cho vui]

Đầu thập niên 1990, thuê Cửa hàng HTX ở quê mở quán, chỉ qua năm, Tạp hóa Haly’s lên hàng đầu, tiếng cả vùng. Anh bạn ở Hamu Tanran mời tôi qua, tư vấn. Tôi kêu: Bạn mang sổ kết toán hàng tháng ra mình ngó qua thử.

– Sổ gì?… – Bạn chết ở chỗ đó, tôi nói.

– Buôn bán cần đến “4 quản”, thiếu một thôi cũng ngủm. 4 quản là:

Continue reading