Sống Triết lí Cham-3. TÔI CÒN NỢ CHAM NHỮNG GÌ?

Mưtai kloh thre’, Cham nói: Chết hết nợ, còn sống là còn nợ.

Nợ ơn sinh thành: cha mẹ, nợ thời dưới chơn thầy, nợ chủ hộ: gánh vác sự nghiệp vợ con, và nợ cộng đồng. 4 khu vực này, tôi đã tư và hành thế nào?

1. Công ơn sinh thành

Tuổi thanh niên, tôi 1 lần duy nhất làm cha mẹ buồn – rất buồn, giật mình, tôi hứa với lòng không bao giờ nữa, để rồi từ đó luôn mang niềm vui cho song thân.

Continue reading

Triết lí Cham-1. TÔI, TRONG CHẾ ĐỘ MẪU HỆ

[Đáp án cho câu hỏi ở Cà phê thứ Bảy 19-10-2024, tại Sài Gòn]

Tôi nói Chế độ gia đình Mẫu hệ có ba ưu việt, tôi đặt tên là 3K: Nữ không đĩ điếm, nam không mù chữ, cả hai không ăn xin. Là chuyện của thế hệ cha chú tôi thập niên 1970 trở về trước, chứ hiện nay tôi không đảm bảo.

Tại sao nam không mù chữ? Cham đồng hóa chữ ‘akhar’ với tri thức. Thiếu chữ, bạn không thể chiến đấu, thế nên dù sao đi nữa, bạn phải trang bị thứ vũ khí đặc thù này.

Continue reading

Sống tôn giáo-54. ‘CHỮ TU KIA CŨNG CÓ BA BẢY ĐƯỜNG’

[TU: Chọn lựa, lên đường, và thử thách]

Thiếu “tư duy phát triển” growth mindset, hay mang lối nghĩ “đóng”, bạn lúng túng không biết đàng nào mà tư, mà ngôn. Nếu cố nói, thì manh mún và hỏng hóc là cái chắc.

Thử nêu vài điển hình, từ Chân Quang đến Nhất Hạnh, Tuệ Sỹ, Thanh Từ, Minh Tuệ, qua Tapah Cham và tôi.

Continue reading

Sống tôn giáo-53. VÔ CHIÊU  MINH TUỆ

Đạo sĩ Minh Tuệ không làm mà rất… làm.

Thích Chân Quang đang ở đỉnh, mới ngôn xuất “tào lao, ba trợn” thôi, đã bị vô chiêu cho lên bờ xuống ruộng không cách nào gượng dậy. CEO Nguyễn Phương Hằng đang “đỉnh cao”, chỉ vì nổi hứng đòi “quất Sư Minh Tuệ không trượt phát nào” cuối cùng rồi bị ngón vô chiêu cho KO.  

Phật thuyết cao thủ tức phi cao thủ thị danh cao thủ, là vậy.

Continue reading

Sống tôn giáo-53. SAO TÔI CỨ PHẢI… ĐI?

[hay: Tại sao tôi muốn được bà con Cham “xem thường” mình]

[1] “Xem thường”, đúng phong cách… hậu hiện đại.

Dự Trại Sáng tác Đà Lạt năm 1998, tôi rủ vài văn nhân DTTS xuống Chakleng Katê. Thấy tôi chung tay với anh em khiêng bàn ghế làm sân khấu, bạn thơ mở xoe mắt kêu:

– Inrasara “sang trọng” là thế mà đi làm chuyện vặt này! Ở chỗ chúng tôi, tầm anh chỉ ngồi bàn chủ tọa với phát biểu chỉ đạo thôi…

Continue reading

Sống tôn giáo-52. THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

[Nhà tài phiệt, Tu sĩ, Chánh trị gia, đến Thi sĩ…]

Đủ thứ chuyện trên đời…

[1] Tiền, tiền, tiền.

Trương Mỹ Lan có rồi còn muốn có thêm, có rất nhiều rồi còn khát nhiều hơn nữa. Bà sống trong và giữa đống tiền, trên, dưới, dọc, ngang. Sướng ích đâu chả thấy, chỉ thấy toàn khổ ải, đầu tiên và cuối cùng…

Continue reading

Sống tôn giáo-51.1 ĐỜI NGƯỜI – 4 HIỆP ĐẤU

Khổng: 15 tuổi để chí vào sự học, 30 tuổi thì trụ vững, 40 tuổi hết ngờ, 50 biết mệnh trời, 60: nghe thuận tai, 70: muốn làm gì làm nhưng không ra ngoài khuôn phép.

Bà-la-môn khác hơn, phân đời người làm 4 giai đoạn: Dưới chơn thầy [học], Làm chủ hộ, Vào rừng và Phong phanh giữa trời đất.

Tôi thử phân loại theo kiểu mình, hợp thời và vui hơn: Đời người có 4 hiệp. Ở đây tôi cố gắng diễn bằng ngôn từ dễ hiểu nhất có thể.

Hiệp-1. Luyện kĩ năng, tinh thần và chiến thuật

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-12. SƯ PHƯỚC ĐÔNG & CHAM

Tôi là đạo sĩ, kẻ đi trên đường. Tuổi 20, tôi từng cạo đầu tu Phật, say sưa trong thế giới “rừng già kinh Phật” [chữ tôi dùng]. Tôi đã dịch Kinh Thánh, nhiều lần đọc Kinh Coran… riêng tôn giáo Ahiêr Awal [Bà-la-môn và Bà-ni Cham], tôi là người nhập cuộc đúng nghĩa, như một Luận sư.

Lượt qua thế để biết, tôi rất dễ thấu cảm và đón nhận với sự yêu quý đặc biệt, từ đạo sĩ Minh Tuệ đến sư Phước Đông, vân vân. Về sư Phước Đông, xin có vài giải minh sau:

[1] Không so sánh

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-11. QUỲ & NGÔN LỜI

Có kẻ quỳ, và buông ra bao lời lẽ tụng ca. Trước quyền lực của đồng tiền, của hư danh, và gì nữa. Để nhận về cái gì chỉ có họ biết được.

Có kẻ quỳ, và lâm dâm khấn nguyện. Trước người vô sản và vô gia cư, thậm chí chỉ trước cái bóng của sinh linh đó. Mong nhận về phước lành mà kẻ ấy tin là có thật.

Có kẻ quỳ, và vô ngôn. Trước vạn anh linh tổ tiên vô danh, vô hình giữa vũ trụ vô cùng. Không cầu điều gì khác, ngoài cho hồn mình mở ra với hồn người muôn năm cũ.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-9. TỪ LƯỜI ĐẾN CÁI NHÃN

Cái bệnh lớn nhất của con người là lười, trội hơn cả là lười suy tư, từ đó ta bị sống chứ không sống. Bạo lực qua đó mà sinh sôi, bao xâu luôn bạo lực ngôn ngữ. “Đám Do Thái bẩn thỉu”, “thành phần phản động”, vân vân. Muốn đánh chết con chó cứ gán cho nó chó dại, là xong phim.

Chiều tích cực cũng hệt, từ lười dẫn đến bạo lực ngôn ngữ.

[1] Với Minh Tuệ thế nào?

Continue reading