Đối thoại Cham-37. NƯỚC MẮT CHẢY NGƯỢC

– Anh chị em hay thắc mắc, hà cớ ở đám tang người thân, có khi dù rất thân thiết – Sara hiếm khi có mặt? Trả lời câu hỏi này cần đến vài giải minh…

Tôi “vĩ đại” thì hẳn rồi(*). Tôi còn cảm nhận về vĩ đại của mình từ khá sớm. Thế nên, tôi chuẩn bị cho vĩ đại ấy đâu vào đấy, rất được.

Nhân gian nghĩ nhân vật vĩ đại thì phải hàng lập dị, người đời chiều hắn chớ không có chuyện ngược lại. Như Einstein chỉ lo nghĩ Thuyết tương đối rộng với hẹp, không cần biết đến vợ con học hành hay sống chết ra sao. Sartre còn ghê nữa, suốt ngày chăm sóc Chủ nghĩa hiện sinh chả thèm lấy vợ nữa là.

Continue reading

Đối thoại Cham-36. YÊU VĂN HÓA CHAM KIỂU NÀO?

“Hiểu thì yêu hơn”, vậy tôi có yêu văn hóa Cham [hơn] không?

– Có, và không.

Ở một hội thảo văn học tại Ban Mê năm 1998, nhà báo kiêm nhà thơ Hoàng Thiên Nga hỏi tôi: – Anh khai thác gì từ văn hóa Cham? – Tôi nói:

– Tôi không khai thác, mà từ giữa lòng văn hóa ấy bước ra, mang nó đến với thế giới.

Có thể nói, ngay từ tuổi tìm học, tôi đã hiểu văn hóa Cham. Không phải hiểu theo nghĩa đa văn quảng kiến, mà là hiểu thần hồn nó.

Continue reading

Đối thoại Cham-35. CẢNH TỈNH & PHẢN TỈNH

Đám tang Cham Ahiêr, nghi thức ‘Jap Inư Akhar’(đọc chữ cái) trong ‘Harei Brei Bbang’ (ngày cho ăn) là cực kì trọng đại.

Buổi sáng: ‘Paxêh’ đọc trên lọ nước cát lồi 3 lần, chiều: Cho gạo vào cỗ bồng, đọc trên gạo 3 lần, đọc trên gạo ‘brah tam’ (5 ‘athal, arak’ hạt) 3 lần nữa.

Có thể hiểu đây là nghi thức Xóa mù cho người mất. ‘Akhar’ được Cham đồng hóa với tri thức, biết chữ là có tri thức. Về thế giới bên kia, ông không mang gì theo, mà là tri thức, để tiếp tục lao vào cuộc chiến mới.

– Trước khi VỀ vĩnh viễn, ở đó ông ta đã trăn trối điều gì hệ trọng?

Continue reading

Đối thoại Cham-34. TÌNH YÊU TRÊN ĐƯỜNG BIÊN

Hãy yêu hãy yêu như ta chưa từng

Đứa con đi xa bỏ hoang làng mạc

Mang bụi đất quê hương về miền xứ khác

Và hãy yêu hơn con người chân chất

Sống một đời ôm mang đất – phù du.

(Tháp nắng, 1996)

– Một câu văn của anh đọc mà mình nhớ mãi: “Tôi coi mỗi Cham như sinh linh sống sót đầy thương cảm”. Anh có thể giải thích rõ hơn…

Continue reading

Đối thoại Cham-33. BHAAP ILIMÔ, NỀN TẢNG TINH THẦN VÀ TÂM THẾ CHAM

– Tại sao cei Sara sử dụng lối phiên âm La-tinh ‘Akhar thrah’ của Quang Cẩn, là lối mới và ít người dùng? – Không ít anh chị em thắc mắc thế. – Hay do chỗ quen thân…?

“Quen thân”, nếu mạnh miệng hơn thì phải nói, do phe phái?

Trả lời câu hỏi này đòi một giải minh dài, và xa. Từ tinh thần Inrasara cho đến tận truyền thống ông bà Cham.

Inrasara nhà văn [được cho là] sang trọng lại thích chơi với kẻ dân dã, người nổi tiếng kiêu hãnh mà hòa đồng ngon lành với quần chúng, làm văn chương hiện đại ngạo mạn mà cứ say mê thơ ca bình dân.

Continue reading

Đối thoại Cham-32. TẠI SAO SỢ PHÊ BÌNH?

Ở tút “Chuyện ngoài lề mang nguy cơ đổ vỡ”, vài bạn trẻ không đồng ý với việc tôi đưa tên tuổi hai nhà “nghiên cứu” Cham [từng hoạt động xã hội] lên mạng xã hội, chỉ vì sợ họ bị phê bình.

Tại sao sợ phê bình?

Chỉ có kẻ muốn độc quyền hành động, hay một chế độ độc tài mới sợ phê bình. Tổng thống Mỹ Obama sang Việt Nam nói một ý đáng nhớ: “Tôi bị báo chí và trí thức Mỹ phê phán mỗi ngày, chính vì thế mà Hoa Kì lớn mạnh”.

Continue reading

Đối thoại Cham-31. KHÁC BIỆT THƠ TRẺ CHAM

[đối thoại văn học]

Ta chưa học nghe, chưa biết nghe, ta không ngạc nhiên về không biết nghe ấy của mình nữa. Không kể người mới liếc qua tên bài đã nhanh nhẩu bình luận, hay kẻ bình luận qua thành kiến cá nhân; thường thì con người dù nghe hết bài, nghe đầy thiện chí vẫn cứ nghe theo định kiến, thuận theo tiếng lòng của ta, chứ ít khi nghe đủ đầy người đối thoại. Định kiến bảo ta nghe sao thì ta nghe như thế. Ngay đọc mặt chữ hiện rành rành trên giấy/ màn hình trắng, lắm khi ta cũng đọc theo định kiến.

Trong bài “Đối thoại cùng Inrasara”, tạp chí Nhà văn, số 6, 2011, Phạm Quang Trung la rằng Inrasara cho cái gì của Cham cũng nhất. Sau đây là đoạn ông nhấn:

Continue reading

Đối thoại Cham-30. TẠI SAO TÔI CỨ PHẢI… ĐI?

[hay: Tôi đi để được bà con Cham “xem thường” mình]

“Xem thường”, đúng phong cách hậu hiện đại…

Câu chuyện.

Dự Trại Sáng tác Đà Lạt 1998, tôi rủ vài nhà văn DTTS xuống Chakleng Katê. Thấy tôi chung anh em khiêng bàn ghế làm sân khấu, một bạn kêu lên:

– Inrasara “sang trọng” là thế mà đi làm chuyện vặt này! Ở chỗ chúng tôi, tầm nhà văn cỡ anh chỉ ngồi bàn chủ tọa với phát biểu chỉ đạo thôi…

– Tôi cũng hệt vậy khi đi xa, còn quê nhà, tôi vẫn là thằng Klu của Chakleng như thuở nào, ở đó mà sang với trọng…

Vậy đó, ai tiến sĩ giáo sư về làng oai khí thế nào, kệ; tôi – “đi” vào quần chúng Cham, để được như mọi người… Còn bụt chùa nhà có “thiêng” hay không, là ở hiệu quả việc bạn làm.

Continue reading

Đối thoại Cham-29. TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT & AGAL KINH CHO NGÀY SAU

[Đối thoại ‘Akhar thrah’]

– Làm thế nào ở một tương lai xa, tiếng/ chữ Cham có thể thống nhất, trong khi Cham hiện đang tản mác khắp nơi, nhất là khi mà ngay lúc này tiếng/ chữ Cham đã khá khác nhau? Là câu hỏi đáng suy ngẫm chín chắn…

Là dân tộc từng có nền văn hóa-văn minh sớm, Cham gồm đủ bộ ba: Kinh, Sử và Truyện.

[1] KINH là Agal ‘Ahiêr Awal’

Continue reading

Đối thoại Cham-28. CHÊ, BÀY VẼ & VÀO LÀM

Luận câu ông anh nhận định về tôi ở “Đối thoại Cham-23. Đối thoại ngoại vi”: “Cei Trạm nó sống Sài Gòn thiếu thực tiễn xã hội Cham, nên…”, ở đó tôi nêu bật 2 điểm HAY. Thứ nhất, hiểu sao nói vậy, nói thật lòng mình; thứ hai: nói trước mặt. Là điều không đáng quý sao?

Chính từ “hai hay” đó, qua giải minh, ông anh và cả Cham học được hai điều LỢI: [1] Muốn phát ngôn đúng về ai bất kì, cần biết người đó, [2] người đọc nói chung còn hiểu được “thế nào là thực tiễn xã hội Cham”.

Continue reading