Câu chuyện Cham-64. VÔ ÍCH, CÃI CHÀY CÃI CỐI

Tranh luận với kẻ giả danh Bà-ni hay “Jawa lai” thậm vô ích, các bạn à. Hoặc họ kém hiểu biết, hoặc chịu đấm ăn xôi. Kết lại 5 điểm đến trẻ con cũng biết:

[1] Về từ Bini, Bani

Đây là chữ đã có mặt từ thế kỉ XVII đến tận hôm nay, dày đặc ở mọi ngóc ngách chữ nghĩa Cham. Từ trường ca cổ cho đến văn học dân gian, từ sinh hoạt trí thức cho đến đời thường – XUYÊN SUỐT.

Continue reading

Câu chuyện Cham-62. TẠI SAO CỨ PHẢI GIỮ BÀ-NI?

[hay. Bạn có muốn Cham thế hệ đi tới tiếp diễn chương trình chia xé, đổ máu?]

“Tại sao phải giữ truyền thống, phải bản sắc dân tộc?” là câu hỏi tôi thường xuyên đụng phải suốt hành trình viết và suy tư về Cham. Ở loạt bài “Cham có thông minh không?” đăng Inrasara.com 2011-2016, tôi đã tường minh rồi.

Hôm nay cụ thể hơn: “Tại sao cứ phải là ‘Ahiêr Awal’, là Bà-la-môn Bà-ni? Qua nhiều bài viết, tôi đã minh chứng đủ đầy, ở đây chỉ nêu 6 nguyên do chính.

Continue reading

Câu chuyện Cham-61. “HỒI GIÁO”, LỐI TRUYỀN ĐẠO SAI BẬY & THẦN CHÚ HÓA GIẢI

[chú ý, tôi cho chữ “Hồi giáo” vào trong ngoặc]

1. Người đời hỉ nộ ái ố đủ cả. Giận mất khôn, ta phát ra lời nguyền độc. Làm sao giải lời nguyền? Ông bà Cham có lối giải tuyệt chiêu! Ở “Câu chuyện-31” tôi đã nói qua, nay ôn tập để bàn việc hôm nay.

Chuyện nhỏ. Thuở bé chăn trâu, trước khi xơi hột gà hay nải chuối, đám chúng tôi lầm rầm khấn: ‘Pô bbang dahlau, kloong bbang hadei, rineh kateh ô thau get, h[ư]e bbang mek!’: “Pô dùng trước, con ăn sau, con trẻ chẳng hiểu gì, ừ ăn đi”. Và ngồi xuống chén!

Việc lớn. Xung đột Islam Bà-la-môn khiến nát tan đất nước, từ đó [sau khi Pô Rômê hóa giải Islam thành Bà-ni], hai phía không nhìn mặt nhau. Làm sao xóa tan nỗi kia?

Continue reading

Câu chuyện Cham-60. ĐÔI LỜI NHẮC NHỞ KATIP TAN TU

1. Xin nói ngay, tôi với gia đình Katip Tấn khá thân, riêng với thầy Từ Công Phú càng thâm tình. Thầy dạy tôi Công dân giáo dục và môn Sử thuở Pô-Klong. Thầy – một con người mô phạm, và là một chiến binh bảo vệ cộng đồng Bà-ni theo nghĩa đẹp nhất của từ.

Katip Tấn con trai của thầy với tôi cũng thân thiện. Chính vì thế, tôi viết thật lòng mình ở đây. Tôi có hỏi ý kiến thầy Nguyễn Văn Tỷ là bạn thân của thầy Phú, thầy đồng ý với tôi về NHẮC NHỞ này, hi vọng Katip Tấn thấy sai mà hồi tâm, trở lại con đường ngay chính.

Continue reading

Câu chuyện Cham-59. VỤ BÀ-NI, MINH ĐỊNH VÀI NGỘ NHẬN

Vụ anh chị em Cham Bà-ni lên tiếng đòi lại chính danh tên Tôn giáo Bà-ni của mình, hoàn toàn không liên quan đến Islam, nhất là người anh em Cham Muslim. Vậy mà ở đó xảy ra vài ngộ nhận không đáng.

VỀ PHÍA ISLAM [hay chỉ mượn danh Islam?], vài người nhảy vào,

– Hùa theo Văn Ngọc Sáng cố chứng minh Bà-ni chính là Hồi giáo, trong lúc vài Cham Muslim nguyên bản bác bỏ ý này;

Continue reading

Câu chuyện Cham-57. NGUYÊN DO CHAM BINI THỜ PHỤNG THÁP THIÊNG

Tháp là bộ phận của văn minh Ấn giáo, nơi chỉ để thờ các thần linh thuộc tôn giáo này, cho nên khi nói người Cham phi Bà-la-môn như Islam, Bà-ni… không phải phụng tự tháp, thì KHÔNG có gì sai. Dẫu sao, nhìn sâu hơn vào tinh thần Cham và thực tiễn sinh hoạt tâm linh Cham, thì hoàn toàn khác. Có mấy nguyên do chính:

[1] Các tháp ở khu vực văn hóa lịch sử bắc Champa [Amaravati và Vijaya] có thể chỉ thờ thần Ấn giáo, còn hầu hết các tháp phía nam [Kauthara và Pangdurangga] đều thờ vua hay anh hùng liệt nữ được thần hóa. Các vị là ân nhân của cả dân tộc, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng.

Continue reading

Câu chuyện Cham-55. LAI RAI PHẢN HỒI BẠN PHÂY

Bạn Khang Vinh có comment ở trang facebook Chiêm Bani [ảnh]. Tạm chỉ ra 3 cái sai.

Sai [1] “Ông là người Bàlamôn, đâi liên quan gì đến Cham Bani chúng tôi.”

Bà-ni và Bà-la-môn quan hệ chặt chẽ đến không thể chia cắt. Ngay giờ này, có ít nhất mươi vị Acar vào làng tôi Bbang pabe (cúng dê). Vầy nhé:

Ngoài biểu tượng Bà-ni: nữ, Bà-la-môn: nam, ‘Cham Ahiêr’ và ‘Cham Awal’ còn phối hợp nhau rất ĐẸP. Tạm kê 7 điểm:

Continue reading

Câu chuyện Cham.53- BÀ-NI, VÀI BÀI HỌC CĂN BẢN

[hay. Làm sao để Cham tin bạn?: Không lừa dối, Tránh xa tiền, Hiệu quả, Không hèn nhát, Lại tránh xa tiền]

1. Bài học lớn đầu tiên và cuối cùng: Đừng đùa với niềm tin tôn giáo!

Vụ KMV-2006 ở Thành Tín, tin án mạng bay về quê, bà con toàn phụ nữ và trẻ con tràn vào làng Việt “đập phá hư hại 99 ngôi nhà”, hậu quả sau đó thế nào đã kể, không nhắc lại.

Nêu ở đây để biết, khi ấy tôi viết trên Chamyouth.com [của nhóm trẻ Cham ở Mỹ], trách các anh tôi là Đảng viên ở quê, rằng sao không đến ngăn kịp thời (Chakleng cách Cwah Patih 2km). Rằng nếu có mặt ở đó, mỗi tôi thôi đủ khiến bà con rút lui.

Continue reading

Câu chuyện Cham-52. BÀ-NI, THÀNH CÔNG TẠM… ĐẸP

[5 phần: Cơ sự, Khởi động & diễn biến, 3 Nhân vật chính nổi tiếng, Đơn kiến nghị, Kết thúc & Lời cảm ơn]

Tin vui mới nhất! Chiều 18-5-2021, Pô Gru Nguyễn Lài, Chủ tịch Hội đồng Sư cả Bà-ni Ninh Thuận báo cho biết: Trên đã quyết “Dân tộc: Cham, Tôn giáo: Bà-ni”!

Thêm: chị N palei Văn Lâm cũng cho biết công an Huyện và Tỉnh phon tin cho chị cùng nội dung, được chị báo lại với Imưm Dương Điệp và Imưm Đạo Văn Tý.

Hai vị yêu cầu bà con hãy bình tâm, văn bản chính thức sẽ đến sau Bầu cử Quốc hội.

Như vậy, công cuộc này cũng cần đến… HỒ SƠ.

1. CƠ SỰ

Continue reading

Thơ & thơ Việt-86. CHƯA ĐỦ CÔ ĐƠN CHO PHÊ BÌNH

Cô đơn cho sáng tạo: Trước, trong khi viết và sau khi tác phẩm ra đời. Trước, cô đơn khỏi mọi cuộc người và nỗi đời. Trong, cô đơn khỏi mọi ám ảnh của dao kéo kiểm duyệt, mọi dòm ngó của độc giả, mọi phán xét của nhà phê bình. Cô đơn cả sau khi ném tác phẩm ra ngoài mưa gió thế giới chữ nghĩa.

Đó là ba tầng cô đơn của sáng tạo.

Còn phê bình?

Continue reading