Câu chuyện Cham-100. KATÊ, EM VỀ CHƯA?

[câu chuyện & thơ]

Ngày xưa, gặp thời giặc giã, bà con không lên tháp Katê được, ‘Pô Adhya’ quẩy ‘Mưrang Ginraic’ dẫn đoàn người chạy vào rừng sâu tìm đến gốc cổ thụ an tọa mà hành lễ. ‘Mưrang Gianraic’ được xem là ‘danook’ [tháp thu nhỏ] luôn có mặt tại tư gia ‘Pô Adhya’.

Còn thì, mỗi Katê là Cham ‘Ahiêr Awal’ mỗi lên tháp cúng tế, tạ ơn trời đất, Pô Yang và Muk kei Ông bà tổ tiên. Năm nay có giặc, lại là giặc trời ‘kaliin akarah’, chắc mỗi ‘Pô Adhya’ cùng vài đại diện lên tháp. Buồn không?!

Continue reading

Câu chuyện Cham-98. TÔN GIÁO CHAM?

Hôm trước, bạn trẻ Thành Trung cho hay bị một vị bắt bẻ “Cham có tôn giáo đâu mà la!”, mới nhờ đến tôi. Hôm qua, thêm facebook Tưởng Chu Nguyện đề nghị tôi vắn tắt về tôn giáo khá lạ này: Đạo Cham. Ừa, thì gạch đầu dòng.

Trước hết, chớ bưng khuôn nào bất kì áp lên Cham, thấy không có chi khớp thì hô: Cham không có tôn giáo. Chẳng phải thế đâu! Tuần tự…

– Cộng đồng Cham Pangdurangga, ngoài Muslim chiếm số lượng nhỏ, có ba hệ:

Continue reading

Câu chuyện Cham-96. THẾ NÀO LÀ ‘ÔNG KHIN’?

Về Sự cố văn hóa tín ngưỡng tại tháp Pô Klong Girai 7-7-2020, tôi thử hỏi vài bạn thế hệ mới: – Các bạn cho biết, tại sao tiệc tùng hôm đó là không chấp nhận được. Hãy đưa ra đủ lí lẽ có thể thuyết phục được người ngoài, chính quyền và cả tôi nữa, xem…

Kết quả: luôn là mơ hồ.

Thế nào là ‘ông khin’?

Chỉ tay thẳng vào tượng ‘Pô Ginôr Mưtri’, là ‘ông khin’;

Pô Adhya’ chưa đi vào tháp mà ta vào, là ‘ông khin’;

Lễ vật Pô Yang chưa dùng mà ta xơi trước: ‘ông khin’;

Continue reading

BÀ-NI, KẾT VẤN ĐỀ

CĐCB đối thoại với Inrasara, bài cuối.

Hôm qua 19-9, một bạn trẻ cho hay bị một vị bắt bẻ “Cham có tôn giáo đâu, mà la!”, mới nhờ đến tôi. Tôi nói: Vụ này cei Sara đã giải minh từ lâu rồi. Ta mãi dùng công thức hay định nghĩa cố định nào đó ra đo đếm, khi Cham không trùng khớp thì hô ngay: Cham không có tôn giáo. Lạ!

‘Ahiêr Awal’ là tôn giáo dân tộc, như đạo Do Thái của người Do Thái hay Shinto của Nhật. Ở đó, [1] Đấng tối cao đã nhạt nhòa, còn lại là: Pô Yang và Muk Kei, [2] Kinh sách: Agal Ahiêr [rút một phần nhỏ kinh Bà-la-môn] và Agal Awal [rút 1 phần nhỏ Kinh Qu’ran], [3] Nơi tập trung ‘ngak yang’ thờ tự có: Bimong Kalan và Sang Mưgik, [4] Tín đồ là: Cham Jat, Cham Ahiêr và Cham Awal.

Continue reading

CĐCB đối thoại với Inrasara, bài-5. TẠI SAO GỌI AHIÊR AWAL TUY HAI MÀ MỘT?

– Nhà thơ có viết: “Trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng và cả đời thường, hai hệ phái này tồn tại vô số chỉ dấu cụm từ Ahiêr Awal “tuy hai mà MỘT” là chuẩn không cần chỉnh. Cả hai thâm nhập vào nhau, hòa hợp và hòa quyện nhau, lệ thuộc và cả làm vướng chân nhau.” Và khẳng định rất lạ: Pô Rômê muốn thế, mới lạ!” Ông có thể nói rõ hơn…

– Này nhé…

Chuyện nhiêu khê nhất chính là Xakawi dùng chung, bên này lệ thuộc bên kia và ngược lại. Thế nên không năm nào Halau janưng và trí thức Cham không mang Xakawi ra bàn, bàn mãi vẫn không xong.

Continue reading

CĐCB đối thoại với Inrasara, bài-3 và 4

Bài-3. CÓ PHẢI BÀ-NI LÀM SAI BÀI?

[Trả lời 3 câu hỏi có liên quan với nhau]

1. Như nhà thơ nói, chữ ‘Bani’ xuất xứ từ Ả Rập, và “Tôn giáo Bà-ni” cũng từ Hồi giáo mà ra. Vậy tại sao không gọi là “Hồi giáo Bà-ni”, mà phải là Bà-ni?

Phát ngôn tự thú mình biết một mà chưa biết hai, càng chưa biết ba. Hỏi chớ Tin Lành, Islam từ đâu mà ra? Chẳng phải chung tổ phụ Abraham sao?

Chẳng có gì nẩy ra từ hư vô cả, tư tưởng tôn giáo cũng không khác. Luôn tiếp thu, vay mượn nhau rồi sáng tạo và làm khác, để thành của mình. Do Thái giáo, Công giáo, Chính Thống giáo, Islam, Tin Lành… tồn tại cả khối dấu vết đậm nhạt liên quan với nhau – mỗi tôn giáo ấy vẫn có tên gọi riêng.

Continue reading

XUNG QUANH VẤN ĐỀ TÔN GIÁO BÀ-NI

Bài 1. TÊN GỌI BÀ-NI

Thế nào là Bà-ni? Nhiều người nghĩ chữ nghĩa thôi mà, “sao chẳng được”, tại sao cứ phải Bà-ni?

Thế nào là Bà-ni?

Trước hết xin lưu ý, Bà-ni, Hồi giáo Bà-ni, Hồi giáo cũ, Hồi giáo mới, Bà-la-môn, vân vân là các từ/ ngữ được DỊCH hay phiên âm sang tiếng Việt. Để gọi các thành phần “tín đồ” trong cộng đồng, người Cham phân biệt rất rành mạch: ‘Anưk Chăm, Anưk Bini’ và ‘Asulam’.

[1] ‘Bani’ là tiếng Ả Rập, theo Từ điển Aymonier: “les fils” nghĩa là “những đứa con trai” hàm nghĩa những đứa con trai của Mohammad. Nguyên gốc là vậy, chứ người Cham hiểu chữ ‘Bani’ hoàn toàn khác. Tiếng Bà-ni để chỉ một bộ phận tôn giáo của cộng đồng Cham Pangdurangga [Ninh Thuận và Bình Thuận].

Continue reading

Câu chuyện Cham-87. ĐÂU LÀ LUẬN?-11

[Tôn giáo Cham: Dân tộc – Tự do – Phát triển]

[1] Cham mất nước, bảo lưu tôn giáo mang tính dân tộc là điều kiện tiên quyết. Từ chối nó là bạn chối bỏ cội nguồn, quay lưng với bản sắc qua đó Cham nguy cơ bị đồng hóa là khó tránh.

Sao gọi ‘Ahiêr Awal’ là tôn giáo dân tộc?

Cả Cham Bà-la-môn lẫn Cham Bà-ni hôm nay hiện rất mơ hồ về các đấng tối cao cả Ấn Độ giáo lẫn Islam: Brahma, Shiva, Allah, Mohammad… mà chỉ biết đến

Continue reading

Câu chuyện Cham-86. TÔN GIÁO NÀO CŨNG TỐT?-4

Cái MỚI ra đời luôn phải chiến, để có mặt, để phát triển và tồn tại. Chính Jesus tuyên rành rọt: “I came not to send peace, but a sword” (Bible, Matthews, X, 34). Thơ Mới xuất hiện phải đánh bại thơ truyền thống, để giành đất sống, đấy thơ cũ về hậu trường, lưu kho hay cho nó hô… biến. Còn được hay không, hoặc chuyện gì xảy ra sau đó – tính sau!

Là lẽ thường của văn minh, phát triển và tiến bộ.

Continue reading

Câu chuyện Cham-78. ĐÂU LÀ LUẬN?-07

[hay. Hai nền tảng xã hội cho Luận]

Sáng 22-6, cei Đắc Văn Kiết người Cham palei Kraung Tuy Phong nay đã 81 tuổi, hiện đang nghỉ dưỡng tại Hoa Kỳ, là thành viên sáng lập Hội Bảo tồn Văn hóa Champa hải ngoại, qua Đặng Chánh Linh, xin số phone tôi. Được, cei đã phone dài, nói như thể là TRĂN TRỐI:

– Cei già rồi, sống không còn bao lâu nữa, chỉ còn trông đợi vào thế hệ đi sau. Cei nói: – Cei đọc Inrasara nhiều, quý mến con người lẫn việc làm của “ai nhu”. Hôm nay ở những năm cuối đời, nghe tin Bà-ni mất mà buồn, không cầm lòng. Sara cần hỗ trợ anh chị em trẻ bảo vệ Bà-ni, mất Bà-ni là mất ‘Ahiêr’, là mất Cham.

Continue reading