Lãng du thế giới tháp Chàm-13. ĐẤT THÁNH IA TRANG

Ia Trang Nha Trang kinh đô Champa đầu tiên.

Trích Hàng mã kí ức-2011:

“Những cuộc hành hương từ các làng Cham Pangdurangga đến Ia Trang tháp Pô Nưgar mươi năm qua chưa một lần đứt quãng.

Mưdôn Hán Phải kể thời Pháp thuộc và trước đó nữa, Cham phải lội bộ với đánh xe trâu chở lễ vật mất hai ngày một đêm mới tới thánh địa hành lễ. Việt minh nổi lên, chiến tranh tràn lan, cấp Paxeh thỉnh Yang về miếu Pô Inư Nưgar tại Hamu Ram La Chữ rồi lượt nữa, về Hữu Đức. Nhưng nỗi nhớ đất thánh xưa vẫn âm ỉ cháy. Đầu những năm 1990, đường thông xe thoáng, Cham lại hành hương cố đô Ia Trang, ngày càng đông hơn.

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-11. KHI THÁP NHƯ LÀ BIỂU TƯỢNG

Cớ sao Ba Tháp [hay tháp Hòa Lai, tiếng Cham: Yang Pakran] ngự sát cạnh Quốc lộ 1 mà chẳng có du khách nào buồn ghé thăm? – Nhiều người đặt cho tôi câu hỏi đó. Không sai, có nguyên do sâu và xa hơn, là điều Ngô Văn Doanh ở “Tháp Hòa Lai, huyền thoại và sự thật” đã kể rồi, miễn nhắc lại.

Mùa Hè năm cuối Tiểu học, mấy lần đạp xe cà-rem đi qua, nhìn tháp mà nghe rờn rợn. Gai xương rồng với dây leo um tùm hai ngôi tháp, chỉ chừa lại cái đỉnh nhô ra như hai con mắt ngoi ngóp rán ngoảnh lại nỗi hoang vu của lòng người. Ngôi còn lại đã ngã đổ bị thiên nhiên vô tình trùm chăn âm u luôn. Thảm!

Bài thơ “Tháp hoang” bật ra từ nỗi thảm ấy.

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-10. NGƯỜI CHAM BÀ-NI CÚNG TẾ THÁP, TẠI SAO?

Lãng du qua các tháp Chàm, hiếm khi tôi thấy Cham Muslim. Dù lên với tư cách du khách thưởng ngoạn công trình nghệ thuật, cũng hiếm. Ngược lại, nhiều, rất nhiều Cham Bà-ni lên cúng tế. Tại sao thế?

Chuyện kể.

Ông Imưm bạn tôi lần lên Tháp Bà đi vào phía bên trong khấn vái, chẳng những vào một mình, anh còn kéo vài bạn là chức sắc Cham Awal theo. Về, một trong các vị ấy nghe khó chịu trong người, nghi là do mình Acar mà lại vào trong lòng tháp. Bạn tôi mới nói:

– Có gì đâu, Bà khai sinh đất nước Champa. Mà cả bốn ông vào, có mỗi anh đổ bệnh, thì nên hỏi lại thân phàm mình sao đi đổ thừa cho Pô.

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-09. NHỚ APSARA

Apsara vũ nữ Chàm Trà Kiệu, đích thị! Không phải bới “nàng” được cho là đẹp hàng đầu Đông Nam Á, mà là khác.

… Trong điệu vũ khơi vơi

Apsara phô phang đường cong diễm ảo

Những đường cong chạm vào vĩnh cửu

Vĩnh cửu xoay trong lốc vô thường

                     (Trích trường ca “Quê hương”, trong Tháp nắng-1996, viết năm 1982)

Continue reading

Lãng du thế giới tháp chàm-02. NAO YANG

Lối năm tuổi gì đó, nhớ thời còn chưa vào lớp Năm, tôi theo anh Đạm ‘nao Yang’ tháp Pô Rômê. Mẹ cho phép hai anh em đi.

Nao Yang’ nghĩa đen là “đi Thần”, tức đi “lễ Thần”. Cham ưa xài lối nói tắt thế. ‘Ngak Yang‘: “làm Thần”, ai lại chơi kiểu đó cơ chứ! Nhưng mọi mọi Cham đều hiểu, đó là “cúng tế Thần Linh”.

Mặt trời chưa ló dạng, hai đứa đã hòa theo dòng người, đi. Non tám cây số  cuốc bộ. Đường đất lồi lõm đầy vũng nước đọng. Quá làng Hậu Sanh palei Thôn lối một điếu thuốc, anh Đạm kêu tôi “cắn ngón tay”: Từ đây đến tháp mầy nhớ không nói ‘klai klu’.

Continue reading

Lãng du thế giới tháp chàm-01. TỪ VĂN HÓA DU LỊCH MÀ ĐI…

“Lãng du thế giới tháp Chàm” sẽ là loạt tút dài ngày về Tôi & tháp Chàm, ở đó “Người Việt Nam lên tháp để làm gì?” là một khởi động. Kì vọng nó sẽ rất hấp dẫn. Tiếc, vừa nổ máy đã có vài trục trặc nhỏ…

Câu chuyện.

[1] Katê 2008, bạn văn từ các nơi về Phan Rang chơi Katê. Chuyện rôm rả, từ Hà Nội đến Sài Gòn, văn chương lẫn chính trị cũng không chừa. Tôi nói:

– Lần đầu về đất Cham, bao nhiêu điều cần khám phá. Thổ nhưỡng lạ, không gian văn hóa mới, câu chuyện mới lạ… vậy mà các bạn cõng cô gái đẩu đầu từ con sông xưa về…

Continue reading

LÃNG DU THẾ GIỚI THÁP CHÀM

[Người Việt Nam lên tháp để làm gì?]

Người Hàn đi chùa để thiền; thiền cho tâm tịnh, lòng an, tinh thần sáng trong. Người Việt đi chùa để cầu; cầu lộc với lợi, cầu chức hay danh. Hối lộ thánh thần để cầu. Cỗ càng to thì cầu càng dữ.

Cham lên tháp để làm gì? – Để trả nợ. Nợ thần. Có chuyện, ta hứa với thần bbôn yang, và ta lên tháp trả nợ thần bi-yaar thre Yang.

Continue reading

HUYỀN NGHĨA CỦA CHẤP NHẬN 1-4

Con không thể chọn làm đứa con Tổng thống Pháp hay cháu đích tôn Quốc vương Brunei

con không thể chọn ra đời ở Thái Lan hay Mỹ quốc

con là Cham ngay ban đầu vỡ ra tiếng khóc

(còn hơn thế: chín tháng mười ngày trước khi vỡ tiếng khóc)

khi con cắm rễ nơi đây

hay khi con lang bạt tận cùng trời

con cứ là Cham cả lúc cháy lên cùng ngọn lửa cuối đời.

Tháp nắng-1996.

Continue reading

Câu chuyện Cham-112. ĐÂU LÀ THẾ HỆ MỞ?

Năm 2017, ở bài viết “Thông điệp cho Cham: Hôm qua, hôm nay và ngày mai”, tôi phân kì cộng đồng Cham sau đại khủng hoảng làm 5 giai đoạn [có chỉnh sửa]:

Sau giai đoạn [1]: Sống sót, và giai đoạn [2]: Ổn định, là…

Giai đoạn [3]: Bản sắc, đây là giai đoạn văn bản viết tay Cham được tìm chép lại nhiều nhất. Giai đoạn này kéo dài từ thời ông Dương Tấn Phát [tác giả Luật Hôn nhân và Gia đình Cham], Pô Thiên [tác giả Ariya Po Thien], Phú Bô [Ariya Rideh Apwei] cho đến Thiên Sanh Cảnh [chủ bút Nội san Panrang]…

Continue reading

Câu chuyện Cham-111. TÔI YÊU PALEI YÊU TÔI

[hay. Hậu hiện đại giữa lòng đời]

Năm 1998, dự Trại Sáng tác Đà Lạt, tôi rủ vài nhà văn xuống Chakleng quê tôi chơi. Thấy tôi giúp anh chị em làng sắp xếp này nọ, các bạn văn nhíu mày, hà cớ tầm nhà thơ như Inrasara lại làm thế! Ô là là, về quê, tôi vẫn là thằng Klu như mọi thằng Klu khác. Có gì là nghiêm trọng.

Thằng Giữa tôi, ba năm trước kêu: Cei mà biết bia bọt nữa, là đỉnh. Tôi hỏi, sao thế? – Để dễ hòa đồng với mọi người, nó nói. Tôi thoáng ngạc nhiên, hỏi lại:

Continue reading