Minh triết Cham-41. TÔI LÀ 1 PARA-CHAM

[bổ sung bài “Thế nào là một Cham?”]

Minh triết Cham in lần đầu vào năm 2011, sau hai lần tái bản, và mới nhất: nối bản, nay đã hết. Đến nỗi một bạn đặt mua 30 cuốn, nhà chỉ còn đúng 10 cuốn gửi đi.

Hôm qua, tút về cha, có bạn chat hỏi, sao lại đưa bài này vào “Minh triết”? Câu hỏi đầy thiện ý. Tôi nói, về cha, thầy, bạn học hay về tôi – đó là minh triết của và giữa đời thường. Minh triết Cham phần cứng đã ổn, in lần tư, tôi sẽ bổ sung 2 mục quan trọng:

[1] Tôn giáo Cham: Sáng tạo, hòa bình và nhân văn & [2] Minh triết giữa đời thường.

Continue reading

Minh triết Cham-36-37-38. SỨC MẠNH TỪ CHỐI SỰ CHIẾM HỮU KHÔNG PHẢI LÀ CỦA MÌNH

Câu chuyện Chế Bồng Nga (tức Po Bin Thwơr, 1360-1390) 4 lần xua quân ra Thăng Long làm kinh hãi Đại Việt, sử Việt chép một kiểu, Champa truyền theo cách khác.

Để chiếm lại hai châu Ô, Lý đã mất, Po Bin Thwơr quyết tập hợp lực lượng, cả bên Cham Ahiêr [Bà-la-môn] lẫn Cham Awal [Bà-ni].

Để làm được việc đó, bản thân ngài kiêng cữ cả thịt heo lẫn thịt bò. Hiện nay tục này vẫn còn được tuân thủ tại palei Bal Riya làng Bính Nghĩa – Ninh Thuận, được coi là quê hương của ngài.

Continue reading

Minh triết Cham-34. TÔI LÀ SINH LINH VUI VẺ

Henry Miller: “I have no money, no resources, no hopes. I am the happiest man alive.” Nhà văn Mỹ này nói to, dù qua giọng, tôi biết ông hạnh phúc. Tôi không nói tôi “hạnh phúc”, càng không nói “nhất” [happiest], mà là vui. Sau bế tắc là sáng tạo. Sau mắc kẹt ưu tư là vượt thoát, và vui vẻ. Không phải khoái lạc, mà là vui.

Đời đã bể khổ rồi, mắc mớ gì tôi phải khổ chứ!

1. Hôm qua tôi nói với Jaya: Sau một ngày sống, hãy ngoái lại 3 “không”: Tôi có thu nhận kiến thức mới không? Có nẩy ra ý tưởng nào mới không? Và có làm một việc gì mới không? Dĩ nhiên tất cả phải làm cho mình vui, sau đó nếu được, có ích với xung quanh. Bằng không ta có: 36.000 ngày trừ đi 1 ngày vô vị. Nghĩa là ta đã đánh mất một ngày đời.

Continue reading

Minh triết Cham-33. DÁM NGHĨ KHÁC, LÀM KHÁC

Cham là nòi ưa nghĩ khác, làm khác – như Freud, như Einstein!

Pô Adhya cho ngày 24-10 năm nay mở cửa tháp, ta phải tính Xakawi sao cho khác đi, ngày 23 hay 25 chẳng hạn, mục đích không gì khác ngoài: Ta đây có thua chi Pô Adhya.

Anh Sử Văn Ngọc viết ‘HALI’ có mỗi ‘takai kik’, còn ‘HALIM’ thì thêm ‘tut mưk dalam’ là xong, bỏ truyền thống ‘tut mưk lingiu’ luôn. Anh nghĩ và anh làm, in trong cuốn sách Nguyễn Văn Kự chớ không đùa – chả ngán!

Đầu thập niên 1990, anh bạn nhỏ con của tôi thì khuyên sinh viên làm khóa luận về Ngữ âm tiếng Cham: Mi cứ dùng từ “thanh vực” cho ta, không sợ sai đâu, tiếng Cham đặc thù cần đến thuật ngữ ngôn ngữ học mới.

Continue reading

Minh triết Cham-32. YÊU TẤT CẢ MỌI NGƯỜI NGHĨA LÀ KHÔNG YÊU MỘT AI CẢ!

Ramưwan 2007, cùng Trà Vigia, Ninh qua Phước Nhơn “bbang Muk Kei”, tôi nói: Hai ngày, mỗi gia đình ta ghé 1-2 tiếng đồng hồ, hai yut đi theo chương trình của mình nhé. Mỗi nhà 1-2 chai, thế là mùa Ramưwan ấy, riêng tôi tiêu hết 3 két bia Sài Gòn xanh trong hai ngày! Đến nhà bạn học Tài Năng Cử thì gục, ngủ li bì rồi… chạy xe qua An Nhơn.

Katê năm nay, tôi tự lên kế hoạch hệt vậy, ngoài bia bọt!

Sáng ngày-1.

Continue reading

Minh triết Cham-31. KATÊ, TÔN VINH HALAU JANƯNG

Chiều hôm qua ở Chakleng, chuyện với anh Cục, anh nói:

– Lạ lắm Sara à, đấu tranh mạnh nhất cho Bà-ni chính là phụ nữ, quý ông chỉ có thể đứng đằng sau thôi. Và anh nêu loạt tên tuổi…

Chuẩn luôn! Đàn ông làm luật pháp, đàn bà giữ phong tục – Tây nói đại ý thế. Tục ngữ Việt: Đàn ông cắm chà, đàn bà làm tổ.

Tôi nói vui: Cham mất hai thứ “khănh” là mất tất! Người nữ là ‘AKHAN’ “váy”, nam là ‘AKHAR’ “chữ”, khác nhau có mỗi ‘poh N-R’! Ở đó đứng đầu bảng của “chữ” là AGAL: Kinh. Người giữ và dùng kinh là HALAU JANƯNG, chức sắc Cham.

Continue reading

Minh triết Cham-29. KATÊ, NHỚ TAGALAU

[Katê, kể chuyện tình nghĩa]

Katê, vắng bóng Tagalau, buồn. Buồn hơn nữa khi ba cây bút đinh: Trà Vigia, Jaya Hamu Tanran, Phú Đạm đi xa. Đi, không ngoảnh lại, để lại khoảng trống mênh mông trong ta.

Tagalau, không thể không nói lên tiếng cảm ơn nhà thơ dân tộc Tày Nông Quốc Chấn đã đỡ đầu cho Tagalau khai sinh; cả giáo sư Bùi Khánh Thế, người sát cánh với Tagalau ở những ngày đầu nhiều thương khó.

Các cây bút đã đi suốt cuộc hành trình dài cùng Tagalau:

Continue reading

Minh triết Cham-28. TRIẾT HỌC CHAM Ở ĐÂU?

Một bạn Cham: “Xin hỏi tác giả nền triết học Cham thể hiện qua những tác phẩm nào ạ, karun!”. Trước khi bàn vào vấn đề, cần lưu ý:

– Cham có chữ viết sớm, có văn học viết và dĩ nhiên ở mức độ nào đó, có “nền triết học”.

– “Triết học Cham” không “là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lí, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ” – như ngày nay ta hiểu theo phương Tây như thế, dẫu sao nó cũng không chệch nhiều khỏi những điểm chung nhất.

Continue reading

Minh triết Cham-27. KUT AHIÊR, NGHĨA TRANG HẬU HIỆN ĐẠI

Sáng 15-10-2022, qua palei Hamu Tanran làng Cham lớn nhất dự Lễ tế Kut Ông Lo [Janeo người Hoa, thế kỉ XVII, ‘paliêng’ “tế” 7 năm một lần], tôi mới vỡ ra sự thật thú vị. Lâu nay nghe kể, cứ tưởng ông được ‘ikak’ “dựng” cho một hòn đá ‘patau Kut’ trong khu Kut của dòng họ Hamu Rôk, nhưng không. Đây là Kut riêng vô cùng độc đáo, tôi sẽ kể đủ đầy ở một ngày không xa.

Thuở nhỏ, tôi nghe đầy lỗ tai rằng Kut lạc hậu, được/ bị – không phải Việt mà người Tàu dựng lên mang áp đặt cho Cham, hòng làm nhụt chí chiến đấu của Champa. Tại sao? Sinh linh Cham nào bị thương tật dù chỉ trầy sướt cũng không được vào nằm Kut chính với tổ tiên, mà phải trú nơi khu ‘Kut lihiin’ [Kut dành cho người chết không lành] côi cút tội nghiệp. Không ngán mới lạ. Tàu nó thâm ghê lắm, trí thức Cham xưa nghĩ thế!

Continue reading

Minh triết Cham-26. TƯ DUY BIỂN LỚN

Đời sống Cham xưa gắn chặt với biển. Tinh thần biển lớn làm nên nền hải sử và văn hóa biển Cham. Đầu thế kỉ V, Gangaraja rời bỏ ngai vàng, vượt đại dương sang bờ sông Hằng tu hành.

Thế kỉ VII, Cham đã có giao lưu quan trọng với Nhật Bản. Chuyện sư Phật Triết truyền Mật tông và trụ lại tại ngôi chùa ở đất nước Mặt trời mọc là một.

Câu chuyện vua Chế Mân lấy công chúa Java là Tapasi cuối thế kỉ XIII, hay chuyện Pô Rômê (1627-1651) lấy công chúa Kelantan – Malaysia, hoặc trường ca cổ Cham kể về Pô Tang Ahok sinh ra, sống và chết đi với biển, là một mảnh huyền sử về văn hóa biển đáng giá.

Continue reading