Sống triết lí-39. NẾU TÔI KHÔNG TỪ BỎ…

Một bạn trách tôi về vụ rời Cty Thổ cẩm, bỏ mặc Cty đi xuống; về bỏ lại tài sản cho Hani, để Hani bị hết người này đến người kia lừa, vân vân. Tôi nói vui, nếu Minh Tuệ không rời bỏ nhà, không từ bỏ vườn sầu riêng, thì làm gì ta có một Minh Tuệ của hôm nay.

Tôi cũng hệt.

Nếu tuổi 20 tôi không từ bỏ giảng đường Đại học, tôi đã là giáo viên cấp III, rồi mỗi sáng mỗi lên lớp, mỗi chiều chủ nhật là mỗi lai rai, rồi về hưu. Nữa, có thể như bạn thơ Trầm Ngọc Lan, ra tập thơ tặng bằng hữu, rồi thôi.

Continue reading

Sống triết lí-38. MÊ TÍN HAY TẠ ƠN?

Chuyện xung quanh tục Êw Patau Ging [tương tự Cúng Ông Táo của người Việt], hôm xưa anh bạn tôi kêu “thứ mê tín, vứt đi”. Tôi nói, bạn người theo đạo, trước bữa ăn, bạn đọc bài tạ ơn Chúa, bà con Cham có bảo mê tín đâu nhỉ!

Tục Êw Patau Ging không khác. Cham “cúng” để tạ ơn không chỉ “chúa” mà cả nông dân và “ông/ bà Táo” mang cơm no đến cho họ. Nghi thức giản đơn, lễ vật cũng cực đơn giản. Đẹp quá đi chứ.

Continue reading

Sống triết lí-37. HIỂU MỆNH, YÊU MỆNH &

Khi con tàu bị đắm, bao nhiêu là con chuột vội vã chạy thoát thân.

Quê hương rã rời, lòng người đảo điên, các thành phần ưu tú nhất bỏ làng xóm ra đi. Có nên trách cứ họ không? – Không. Bởi họ không còn chọn lựa nào khác.

Glơng Anak cũng không khác: ông chạy đi. Nửa chừng ông đứng lại…

Dang tha drei tha nưgar di krưh hanrai

Đứng một mình một bóng giữa đại dương/ trên cồn đảo cát bồi…

Continue reading

Sống triết lí-37. PHONG CÁCH CHẾ BỒNG NGA

Viết về Chế Bồng Nga, đa phần tụng ca ngài “anh hùng”, qua những chiến tích – là cách của nhà báo và sử gia. Nhà văn thì khác, nhìn ngài ở và từ góc độ khác, đời thường và nhân văn hơn.

5 điểm rút ra từ cuộc đời và sự nghiệp của vị anh hùng này.

[1] Tu luyện

Sách Cham kể rằng, tuổi 15 chàng trai bỏ lên núi 5 năm tu luyện võ công với cây ‘Bat Palidao’ loại Thanh long đao bốn người khiêng. Bạn chưa giỏi, chưa là cao thủ thì chớ mong bước vào làng võ lâm.

[2] Chính trực

Anh hùng là kẻ đi con đường lớn của thiên hạ, chứ không lén lút đấm sau hay đánh dưới thắt lưng. Mang quân tiến vào trận địa địch, ngài luôn báo trước ngày giờ, chả ngán!

Continue reading

Sống triết lí-36. HÀNH ĐỘNG TRONG CHÂN TRỜI KHẢ THỂ

[nền tảng của nền tảng sống chính cuộc đời bạn]

Đời người, đâu là điều quan yếu nhất?

Thời trai trẻ, ta có câu trả lời ngay không cần suy nghĩ, đó là tình yêu. Sang tuổi 30, là ước mơ và hoài bão; qua 40 là công danh, sự nghiệp. Đến khi công thành danh toại, tuổi 50 nhìn lại, đó phải là mái ấm gia đình. Rồi khi con cái đủ lông đủ cánh bay đi hết, còn lại mình, cái quan trọng nhất với ta bây giờ ở tuổi 60 không gì khác, ngoài sức khỏe.

Điều này nói lên ý nghĩa cuộc đời biến động theo thời: thời tự.

Continue reading

Sống tôn giáo-55. TẠI SAO CHAM KHÔNG CÚNG THỊT HEO TRÊN THÁP?

Tôi có người nhà, nổi hứng lên là đặt nguyên con heo – mà phải heo rừng cho “sạch”, mang lên Tháp Bà, cúng. Trong khi làm ăn đụng đâu hỏng với lỗ đó. Tôi nói một lần không nghe, là thôi.

Thịt heo tưởng lễ vật quý ai dè, đó là món Bà [và Tháp Chàm] tối kị. Bà không nhận đã đành, phần ta còn mất phước. Tại sao?

“Tại sao người Cham Bà-ni thờ phụng tháp?” bài đăng website Inrasara.com tháng 4-2018. Tháng 2-2022, tôi tút lặp lại “Lãng du thế giới tháp Chàm-10: Người Cham Bà-ni cúng tế tháp, tại sao?”

Continue reading

Sống triết lí-33. NÓI 1 LẦN RỒI THÔI

[về “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni” và Điện hạt nhân]

1. Về “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni”

Hôm qua, 1 bạn gửi đến tôi văn bản phiên họp của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni tỉnh Bình Thuận nhiệm kì 2021-2026, nhắc đến cụm từ “Hồi giáo Bà-ni”, và nói: “Chỉ còn trông chờ vào tiếng nói của yut thôi”.

Tôi im lặng.

Vụ này tôi đã có quan điểm rõ ràng ngay từ đầu: Về CCCD chuyển từ “Tôn giáo: Bà-ni” sang “Tôn giáo: Đạo Hồi” tôi lên tiếng dứt khoát, tút suốt 8 ngày liền, và thành. Riêng với cụm từ “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni” thì không. Xen vào, là tôi can thiệp vào công việc của nội bộ của Hội đồng. Ở đây tôi chỉ có thể luận giải vấn đề, khi cần.

Continue reading

Sống triết lí-31. TIỀN CÓ THỂ MUA ĐƯỢC TRIẾT GIA?

[hay. Khôn quá hóa dại]

“Nén bạc đâm toạc tờ giấy”, dân gian nói thế.

Có vẻ hiện đại hơn: Cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền. Mua ai thì được chớ hòng mua triết gia, đạo sư, nhà tư tưởng!

Có được họ còn buông nữa là. Từ Đức Phật, Krishnamurti, đến tận… Minh Tuệ. Trong khi TIỀN, TIẾNG, TÌNH – ba thứ muôn đời làm khổ nhân loại.

Continue reading

Sống triết lí-30. TẠI SAO KHÔNG LÀM?

Buổi sáng hôm đưa Hani ra ‘Brakthau’ “Rạp tạm” làm lễ Tẩy trần, đến nghi thức Tắm rửa thi hài, thì hơi có chuyện. Vẫn cảnh cũ lặp lại.

Về tập tục, nghi thức “tắm” là cần thiết và không sai, sai là ở phía đời thường ta có toàn quyền mà ta lại làm qua loa, rất tạm bợ. Nữa, chục người đứng xem [ngày xưa đến vài chục như xem hát!], có kẻ còn tính chụp ảnh nữa – quá ư phản cảm.

Continue reading

Sống triết lí Cham-27. BỘ QUY TẮC SỐNG TRIẾT LÍ CHAM

Khi có quy tắc sống, là bạn đã sống triết lí. Tạm kê 19 ý trong bộ quy tắc sống triết lí Cham của tôi. Bạn nào nhận ra và đã hành ý gì khác, có thể kê ra cho mọi người cùng biết. Karun!

[1] Học: rất sớm. 4 tuổi tôi đã thuộc lòng Ariya Glơng Anak, 13 tuổi tôi tìm đến tận nhà nhiều vị Cham giỏi, để học. Tôi học từ cái siêu hình để biết (APL) cho đến điều thực tiễn để tồn tại (MTP).

[2] Văn hóa Cham, tôi không thuần nghiên cứu, mà viết phụng sự cộng đồng, lan tỏa tâm hồn con người Cham và tinh thần văn hóa Cham ra thế giới (‘bhap ilimo’ – PC, AGA).

Continue reading