Minh triết Cham-55. YÊU

04. YÊU CÓ NGHĨA LÀ TRÈO-LỘI-QUA

Một câu tục ngữ – một dòng ca dao

nửa bài đồng dao – một trang thơ cổ

tôi tìm và nhặt

như đứa trẻ tìm nhặt viên sỏi nhỏ

[những viên sỏi người lớn lơ đãng giẫm qua]

để xây lâu đài cho riêng mình tôi ở

lâu đài một ngày kia họ ghé đụt mưa – chắc thế (Tháp nắng, 1996)

Continue reading

Minh triết Cham-54. YÊU

02. YÊU LÀ BIẾT LẮNG NGHE

Ramưwan vừa qua, tôi được dịp hội kiến một con người rất… đáng kể.

Thành Thảo dân Phước Nhơn, nguyên Hội đồng Tỉnh Ninh Thuận cũ. Hưu, ông ẩn tuyệt đối. Không ai muốn gặp ông, nguyên do: Chán, bởi ông nói quá nhiều; và ông càng không muốn gặp ai, vì chẳng ai biết nghe ông.

Thập niên 1980, tôi 3-4 lần ghé ông chơi, bẵng đi thời gian dài, mãi 36 năm sau…

Continue reading

Minh triết Cham-53. YÊU, NGHĨA LÀ VÔ DANH TRONG HÀNH ĐỘNG

Thiên tai lẫn nhân tai, nhà tan cửa nát gây xúc động lớn đến người đồng tộc lẫn các tổ chức ở phương xa. Đau thương diễn ra trước mắt, thêm thông tin đại chúng đánh vào cảm xúc tập thể, thế là thiện nguyện.

Đúng lắm, khi cứu chữa “bão gần”, dẫu sao nơi ấy ta bỏ quên “gió xa”.

Chuyện khác. Trước khi đi Mỹ, thầy Thành Phú Bá ước xây cư xá cho riêng sinh viên Cham tại Sài Gòn. Là ước mơ đẹp! 20 năm qua, đời sống sinh viên Cham tạm ổn, ở đó còn nẩy ra nhiều Mạnh thường quân quan tâm.

Continue reading

Minh triết Cham-51. THẾ NÀO LÀ VĨ ĐẠI?

[hay. Nhìn lịch sử bằng con mắt minh triết]

Lịch sử giữa Champa – Đại Việt, chắc chắn Chế Bồng Nga là tên tuổi gây ám ảnh hơn cả, nhất là với người Việt, bởi sự liên quan trực tiếp. Mà người Việt, dân tộc chịu can qua liên miên – không lạ, khi đại bộ phận có xu hướng tôn sùng anh hùng chiến trận hơn mọi anh hùng khác.

Tiếp nhận môn lịch sử từ nền giáo dục ấy, lối nghĩ của Cham hiện đại cũng bị ảnh hưởng, qua đó không ít Cham ca tụng anh hùng chiến tranh, ở đó Chế Bồng Nga tiêu biểu nhất.

Continue reading

Minh triết Cham-47. TẠI SAO ĐAU KHỔ?

[hay. Có thể nâng cấp chơi cao hơn xíu, được không?]

Sáng mở mắt, nhìn đâu cũng thấy bóng dáng đau khổ. Đau khổ hằn lên từng khuôn mặt người. Quen và lạ, trẻ và già, bạn và thù, sinh linh thất bại và cả kẻ có vẻ thành đạt.

Con người lăng xăng, tất bật đầu này đầu nọ. Phấn đấu để đạt hay đấu tranh giữ cái vừa đạt được. Lo lắng, đủ sắc thái, cấp độ. Lo lắng cho nỗi mơ hồ hay cụ thể nào đó.

Và con người đau khổ.

Continue reading

Minh triết Cham-46. CHAM THƯỞNG HOA THẾ NÀO

[hay. Sao lại trồng cây để… nhớ, nhỉ?]

Hè vừa qua đi Ban Mê, lên vườn nhà Hòa Anh, dọc đường bạn nói: Anh Sara để ý, hàng rào nhà nào có hoa là nhà của người dân tộc, chớ người Kinh thì không.

Lạ quá, người Việt thực tế hơn, có lẽ. Trong khi dân Êđê, Jarai dù nghèo, hàng rào vẫn cứ là hoa, chứ không tranh thủ cắm mấy cây sắn cứu đói. Hoa ngoài hàng rào, chứ không trong chậu cảnh.

Cham cũng hệt, hiếm khi thấy Cham cắm hoa trong chậu trưng bay, mà riêng dùng cho lễ thần. 

Continue reading

Minh triết Cham-45. YÊU CÓ NGHĨA LÀ CHO

Tục ngữ Cham:

Thunau đơ boh habei/ Gru thi brei đa ka ô hacih’:

Bùa bé bằng củ khoai/ Thầy muốn cho e [trò] chưa sạch.

Không cho, không phải ích kỉ, hà tiện mà là, trí bạn đã thông chưa, và bạn đón nhận nó với tâm thế nào?

Năm 1991, đang thủ quán tạp hóa ở quê, không biết tin từ đâu, hai sinh viên Việt lạ hoắc đang năm cuối Đại học Tổng hợp: Thuyên, về ngôn ngữ học cùng Hiền, về thành ngữ – ghé Chakleng nhờ tôi “hướng dẫn” khóa luận. Tôi nói:

– Hai bạn qua vài làng Cham nhé, tuần sau trở lại.

Continue reading

Minh triết Cham-44. PHONG CÁCH CHẾ BỒNG NGA

Chánh sử chép rằng, Chế Bồng Nga từng xua quân ra Bắc vào tận Thăng Long bao phen khiến vua quan Đại Việt kinh hãi. Giai thoại còn kể, một lần người dưới trướng lỡ tay làm vỡ chén trà, Ngài to tiếng khiển trách khiến tay này hãi quá chạy sang bên kia mật báo dấu hiệu chiến thuyền Ngài đang khiển quân, bên Đại Việt liền dồn hết hỏa lực nã pháo vào, đánh chìm thuyền ngự.   

Sử chép thế, rồi thì người đời sau ca tụng hay trách móc tùy nghi, chớ ít ai chịu nhìn ra phía sau mặt chữ. Để gọi là HIỂU sử, hiểu người.

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-2. SÁCH

Tại sao phải đọc sách [giấy], bạn hỏi.

Tôi là kẻ yêu và mê chữ, đụng tờ giấy có chữ là cầm lên đọc, bất kể…

Dẫu thông minh tới đâu, nếu không trui luyện thông minh ấy chỉ đáng vứt. Thông minh cần được đặt nền móng trên kiến thức căn bản, sau đó là hiểu biết sâu và rộng, và nhiều thứ khác… mới có thể nói đến năng lực.

Kiến thức hiện nay được thu thập từ và qua 4 cấp độ: Facebook, lướt phây tưởng mình biết nhưng kì thực không biết gì cả. Đọc báo cũng vậy, dẫu sao báo thì hơn facebook xíu. Văn nghị luận giúp ta hiểu sâu vấn đề hơn. Cuối cùng là SÁCH, công cụ đáng tin nhất. 

Continue reading

Minh triết Cham-42. YÊU CÓ NGHĨA LÀ CHIẾN

[chuyện Ông Klơng Thân]

Mấy hôm nay tôi nghe thử mấy video clip “học làm người” chuyên dạy khôn thiên hạ. Chốn ấy có mỗi ý nhai đi nhai lại rằng, sau tuổi 50 hãy nên an yên, không quan tâm việc của thiên hạ, BUÔNG BỎ. Như thể mình vừa đắc đạo, xuống núi lên giọng dạy đời vậy. Bùi Thy Sỹ từng gọi đó đích thị Nho hương nguyện, không sai!

Ông Klơng Thân tôi thì khác.

Continue reading