Nghĩ-38. ĐỒNG ĐỘI

Để đi nhanh, bạn có thể đi một mình, còn muốn đi xa và đi tới nơi, bạn không thể không có người chung đường, tôi gọi là đồng đội. Khởi sự công cuộc nào bất kì, tôi tìm đồng đội đồng hành; ở đó – hữu sự, tôi sẵn sàng đứng lên bảo vệ đồng đội.

(Minh triết Cham, bản bổ sung 2022)

Trên bước đường, vài sinh linh có thể không đồng ý với tôi, ngộ nhận mà nói xấu hay thậm chí, xuyên tạc rồi rời bỏ tôi. Riêng tôi, tuyệt không chống đồng đội, phê bình – càng không. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch!

Continue reading

Nghĩ-17. CẢM THỨC THƠ

“Thời đại thay đổi, thơ thay đổi, cách đọc thơ cũng phải thay đổi”.

(tạp chí Thơ [HNVVN], số 1-2006).

Không chịu thay đổi, thế nên ta cứ chống đối, thậm chí phỉ báng nhau. Dù ta mang tiếng nhà thơ, trí thức hay gì gì khác. Tôi là luận sư của Thi đạo [và đạo Cham] mang sứ mệnh giải minh sự vụ. Tiểu luận “Hóa giải và hòa giải ba loài thơ hôm nay” [tạp chí Sông Hương, 2008] có mặt, là bởi lẽ đó.

Thử xét 3 dòng thơ Việt đương đại, toàn các bài tiêu biểu, và “hay”.

[1] Dòng tiền hiện đại:

Xuân Diệu “Lời kĩ nữ”:

Khách ngồi lại cùng em trong chốc lát. Vội vàng chi, trăng sáng quá khách ơi! Đêm nay rằm yến tiệc sáng trên trời. Khách không ở, lòng em cô độc quá.

Continue reading

Nghĩ-35. HÃY HỌC CHƠI

“Làm và vui, làm là vui – đó chính là chơi ở cấp độ thượng thừa. Chàm, hãy chơi thiệt như Chế Linh, và làm thiệt như Inrasara”.

Hôm trước, cô giáo trẻ gặp tôi, kêu rất thích câu thơ của cei Trà mà cei dẫn ở Inrasara-TV-1: “Chàm tui làm thì làm chơi/ chơi là chơi thiệt”.

Tôi nói, cei cũng thích. Dẫu sao cũng cần có câu hỏi: Chàm mình có ai “chơi thiệt” không? Dzô trăm phần trăm, hay đắm mình vào những trận thâu đêm suốt sáng, có là chơi?

Âm nhạc, có Cham nào chơi như Chế Linh, hết mình và tới cùng? Để từ cuộc chơi đó bội thu cả tiếng tăm lẫn tiền bạc? Không chỉ nhờ năng khiếu trời cho, mà từ anh biết học chơi và, dám chơi.

Continue reading

Nghĩ-36. LÀM, CHƠI, KHỎE VÀ… VUI

(Thư cho NM, mùa World Cup 2006, đăng web 10-2007)

Jaka vừa 9 ngày ở Kenya về. Chiều qua, cha con cùng anh em bằng hữu làm thịt chú gà suy dinh dưỡng để gọi là mừng người ‘Nao tal cơk wơk tal thaang, nao tal glai wơk tal thaang” (Đi đến núi đến rừng, về tới nhà tới cửa). Xong cuộc – từ Sài Gòn, Hani phon hỏi, con nó đi có tiền không? [ôi tấm lòng người mẹ!] Tôi vỡ cười một tiếng rõ to, rồi minh giải với “nàng”:

– Mèng, người ta mỗi xuất ngoại là mỗi ôm tiền về, chớ mẹ nó có bao giờ thấy cha con nhà này đi có tiền không, mà còn hỏi. Đi là đi vào vùng sâu vùng xa, với khối dân đen dưới đáy xã hội, thổ dân còn sống thời hái lượm, sinh linh chịu nạn rác thải hạt nhân, ngư dân bị biển dơ làm cho khốn đốn.

Người ta mời đi là đi… PHÁP THÍ! – tôi kết.

Continue reading

Nghĩ-33. BÀ-NI

“Hai đóng góp lớn nhất của Cham vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam, đó là Kiến trúc & điêu khắc và Hải sử & văn hóa biển; còn cho thế giới: Đạo Bà-ni, khả năng hóa giải và hòa giải hai hệ tư tưởng không đội trời chung.”

(Đối thoại Bà-ni, facebook Cộng đồng Cham Bà-ni, 2021)

Năm trụ cột dựng nên ngôi nhà Islam: Chahada, Salat, Ramadan, Zakat và Hadj bị người Bà-ni biến tấu, thay mới, hoặc làm khác đi. Làm khác đầy chủ động!

Cham Bà-ni không còn nhớ đến việc hành hương La Mecque, việc cầu nguyện mỗi ngày, ăn chay vào tháng Chín và bố thí được thực hiện vào mùa Ramưwan và chỉ dành cho giới tu sĩ.

Continue reading

Nghĩ-32. NHỮNG ĐÀN ÔNG NGOẠI HẠNG CỦA TÔI

“May mắn luôn có mặt kịp thời”, năm 2005 lên đường qua Bangkok nhận Giải thưởng S.E.A Write Award, tôi trả lời Vnexpress như thế. “Tôi sinh ra dưới ngôi sao may mắn, may mắn đầu tiên và cuối cùng” (trích Inrasara – Tự truyện-2018) .

Sinh ra trong gia đình nghèo nơi một làng Cham nghèo ở một tỉnh nghèo trong một đất nước nghèo đang bị chiến tranh tàn phá, trong 6 anh chị em, tôi may mắn trụ ngay ở giữa anh và chị, em trai em gái đủ đầy.

[1] Tiểu học, tôi học từ ba ông thầy ngoại hạng.

Continue reading

Nghĩ-31. SỨ MỆNH TRÍ THỨC & CHÓ

“Lên tiếng là sứ mệnh trí thức, như nhiệm vụ của chó là, sủa. Không phải sủa theo, sủa hùa mà là sủa như một bản năng của loài”.

Xong cuộc Ghur Bà-ni, tôi nói với bà con và chức sắc: Đừng kể công Sara. Tôi chỉ lên tiếng giúp Trung ương, chính quyền địa phương và cả cộng đồng Cham biết và hiểu vấn đề, còn việc thành là ở bà con (Inrasara.com, 2014).

Ngụ ngôn hậu hiện đại.

Continue reading

Inrasara-TV-11. THƠ TÌNH HẬU @

Chuyện lứa đôi không ai chưa từng qua cầu. Chuyện tình, ta cảm nhận đâu là chân đâu là giả chớ thơ tình hay dở, thì chưa chắc, tại sao?

Thời đại khác, thơ khác, cách đọc thơ cũng phải khác.

Ngôn ngữ thơ khác. Hôm qua là: “tóc mây”, “má hồng”, “đôi vai gầy”, “ánh mắt sao mai”, “tà áo dài tha thướt”… nay đã khác: Từ “bông cứt lợn” đến “vòm vú teo”, hết “con chó ốm” đến “đôi mắt cá ươn”… Đọc “Nga” của Nguyên Sa, thì biết.

Nhịp hay giọng điệu cũng khác.

Continue reading

Inrasara-TV-10. TINH THẦN MẪU CHAM & 3 KHÔNG

Mương, có Mương Đực Mương Cái Ribaung Likei Ribaung Kamei. Giếng, có Bingun Likei Bingun Kamei. Tôn giáo thì có Cam Ahier Cam Awal

Phần đông các nhà tu hành thuộc đa phần tôn giáo khác nhau sống đời “độc thân”. Lơi lỏng hay nghiêm ngặt, tùy. Cham ngược lại, các vị chức sắc Cam Ahier lẫn Cam Awal buộc phải có… vợ. Không có không được! Sự thể nhiều lúc đẩy các vị rơi vào tình trạng éo le dở khóc dở cười. Không may bà mất trước, ông phải tìm bà khác lấp vào chỗ trống [có khi vội vã], để có… Danauk.

Continue reading

Inrasara-TV-9. CHAMPA SUY VONG, VÌ ĐÂU?

Kênh Inrasara-TV, sau vài video đưa lên, tôi nhận được nhiều phản hồi, trong đó ở chuyên mục “Văn hóa Cham nhìn từ Cham” có ý kiến rất đáng dành cho một video giải minh, là: “Cham giỏi, Cham thông minh sao để cho mất nước?”.

Nhớ, mươi năm trước, nhà phê bình Phạm Quang Trung phê bình tôi trên tạp chí Nhà văn: “Với ông Inrasara thì cái gì Cham ông cũng nhất”, tôi hỏi lại ông, ở số kế tiếp, rằng: Ông thấy tôi viết câu đó ở đâu? Không đâu cả!

So thơ trẻ Cham với thơ DTTS khác, tôi dùng chữ khác biệt, chứ không hề so sánh hơn kém. Chính cái khác biệt làm nên độc đáo của văn học nghệ thuật.

Continue reading