Chuyện văn chuyện đời-08. NHÀ VĂN KHÔNG BIẾT LẬP HỒ SƠ VỀ MÌNH

Tôi dân nghiên cứu, thế nên cái gì cũng cụ thể, có địa chỉ rõ ràng. Vừa qua bạn thâm tình nhắc, tôi thấy đườn được, thế nên trên FB – TỪ NAY TRỞ ĐI chỉ khi khen, tôi mới nêu cụ thể tên tuổi, còn chê – xin miễn. Và tôi sẽ làm như đa số nhà ta, theo kiểu “như một nhà văn nói…”.

Phạm Quang Trung viết về phê bình của tôi: “Inrasara nghiên cứu mình” Chính xác! Dù anh có ý mỉa mai, tôi nghe vui – thường xuyên dùng lại cụm từ này, theo cách tích cực nhất.

Continue reading

Inrasara-Suy tưởng-4. TA KHÔNG THẤY NÓ KHÔNG PHẢI NÓ KHÔNG CÓ

[1] Phương tiện hiện đại

Mắt thường ta không nhìn thấy vô số con vi trùng nhúc nhúc trong dĩa rau trên mâm cơm kia, nhưng với kính hiển vi thì khác.

Ta không thấy ngôi sao nào đó trên bầu trời bao la kia, không phải có không có, chỉ với kính viễn vọng thô sơ, nhà thiên văn nhìn thấy và gọi tên.

Đó là nhờ phương tiện hiện đại, nếu không có thì sao?

Continue reading

Nghĩ-70. ĐỂ LÀM GÌ, TÔI?

[Inrasara-TV-Inrasara Suy tưởng-01. TÔI & CHAM]

Tôi sáng tác, nghiên cứu, phê bình; tôi viết báo, thuyết giảng, tổ chức các sự kiện văn học, tôi hoạt động xã hội…

Và tôi kể lại, có luận điểm, có chứng cứ với phân tích rành mạch, bằng ngôn từ gián đơn nhất có thể – để người đọc hiểu một nghĩa.

Về việc và người [ngay lúc họ còn sống để họ bổ khuyết hay cãi lại], về bằng hữu người thân, và cả chính tôi. Tốt hay xấu, hay và dở, vân vân. Tất cả đều được/ bị mang ra phân tích.

Continue reading

Inrasara-TV-20. HẢI SỬ & VĂN HÓA BIỂN CHAM

“Hai đóng góp lớn nhất của Cham vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam, đó là Kiến trúc & điêu khắc và Hải sử & văn hóa biển; còn cho thế giới, là Đạo Bà-ni, khả năng hóa giải và hòa giải hai hệ tư tưởng không đội trời chung.”

(Đối thoại Bà-ni, facebook Cộng đồng Cham Bà-ni, 2021)

Đâu là Hải sử & văn hóa biển Cham?

1. Vài mảnh vụn lịch sử

Ngay ở đầu thế kỉ V, vua Champa là Gangaraja nhường ngôi lại cho người cháu, rồi vượt đại dương sang bờ sông Hằng, tu tập. Thế kỉ VII, người Cham đã có những giao lưu quan trọng với Nhật Bản.

Continue reading

Inrasara-TV-16. THƠ HIỆN ĐẠI – CHAM & DTTS KHÁC KHÁC NHAU THẾ NÀO?

Tôi xin nói ngay, nêu khác biệt không phải so đo hơn kém mà là KHÁC. Chính cái Khác, cái đặc trưng mới góp phần vào tiến trình phát triển văn học, làm giàu nền văn học đất nước.

1. Xuất phát điểm

Khmer và Cham sống vùng đồng bằng, DTTS khác: vùng cao. Nhà thơ Cham và các nhà thơ DTTS vừa sống vùng quê, vừa lưỡng cư. Cham xuất hiện muộn, cuối thập niên 1990, nhất là từ khi Tagalau có mặt vào năm 2000.

Đa phần nhà thơ DTTS khác được đào tạo, làm cán bộ Nhà nước, có người còn là lãnh đạo văn nghệ. Cham tuyệt đối không, tất cả làm nghề tự do.

Continue reading

Nghĩ-48. NẾU BẠN DÁM…

Ở nhà, là quý tử một quan lớn, bạn làm sinh viên…

Nếu bạn từ chối ở biệt thự bố, để mỗi ngày đạp xe từ trường về cư xá sống chung với bạn học, bạn chỉ xin bố đủ tiền tiêu vặt; ra trường, bạn không cậy đến uy danh bố để ngồi lên cái ghế béo bở, mà tự thân bươn chải như bao sinh viên khác…

Nếu bạn dám là đứa con bất hiếu ấy, thì chắc chắn ông quan-bố kia sẽ hành xử khác.

Tại trường, ngồi ghế giảng đường…

Continue reading

Inrasara-TV-15. CHĂM HAY CHÀM, AI NGON HƠN?

Từ Chăm chính thức được Nhà nước quy định gọi tên dân tộc Cham từ năm 1979. Nguyên do:Chữ “ Chàm” bị coi là có tính miệt thị, thế nhưng sao từ “Chàm” vẫn còn hiện hữu ở rất nhiều nơi?

Nữa, Chiêm, Hời, Chà, Người Đàng thổ… thì thế nào?

Giữa Nhà nước và nhân dân, giữa giấy tờ với môi miệng, thế nào cho hài hòa hai bên. Câu chuyện của chúng ta hôm nay thử đi bước đầu tiên hóa giải và hòa giải vụ tưởng nhỏ nhưng khá to này.

1. Duyệt qua các tên gọi từ xưa đến nay

[1] Hời, cũng không có chút phân biệt. Chế Lan Viên:

Continue reading

Nghĩ-44. SAI & ÁC

Thi sĩ, bạn có thể sai, nhưng tuyệt không được quyền ÁC, sướng vui với địa ngục tâm của mình.

Sai, thậm chí nhiều nữa là khác. Bởi thi sĩ là nòi nhạy cảm hơn thập loại chúng sanh khác, phản ứng nóng vội, từ đó dẫn đến lầm sai. Ác, bạn vẫn có thể làm ra thứ thơ đọc được, nhưng chúng không thể là loài thơ lớn.

Continue reading

Inrasara-TV. Đối thoại Inrasara-2. CÂU CHUYỆN TAGALAU

Tagalau là “đặc san” độc nhất vô nhị trong các DTTS Việt Nam. Cần tạo đất cho cỏ mọc, tôi nói – khi bày ra sân chơi này. 21 kì đi qua 21 năm, rồi ngưng. Tại sao? Câu chuyện này cần được kể lại…

1. Tiền thân Tagalau

2. Trước & quanh Tagalau-3

3. Sự cố & bài thơ “Không ai có thể hát thay chúng ta”

Continue reading

Nghĩ-23. LỊCH SỬ ĐÃ LÀ QUÁ KHỨ…

Chuyện Nam tiến là thật. Đại Việt mở cõi không phải về miền đất hoang, mà là đất có chủ, và chủ nhân ấy đã dựng ở đó nền văn hóa – văn minh phát triển.

Chuyện Champa mất về tay Đại Việt, cũng là thật. Việt Nam hôm nay cần nhận ra và nói lên sự thật lịch sử đó, dạy nó ngay trong trường học…

Nếu ta giấu sự thật lịch sử, đừng nói là sự thật hôm nay, mà còn là sự thật hôm qua, thì chỉ thiệt cho ta thôi. Công dân Việt Nam sẽ không nhận diện được sự thật toàn vẹn của lịch sử đất nước, để gọi là hiểu biết và tạ ơn. Thiệt nữa, giấu thì làm sao bà con Cham có thể tin; rồi nhu cầu tìm về nguồn cội, thế hệ trẻ Cham sẽ mò đến nguồn tư liệu khác để đọc, là điều ta không hề muốn” (RFA, 3-5-2013).

Continue reading