Minh-triết-Cham-15. TẠ ƠN LÀM CHO TA LỚN LÊN

[hay. Thổ cẩm Chakleng sẽ về đâu?’]

Akayet Dewa Mưno: ‘Mik likau đwa apakal graup kamôn…

Sử thi xưa thì vậy, 20 năm trước Lễ Tẩy trần tháng Tư quyết liệt hơn: “Tạ ơn làm cho ta lớn lên”.

Ở buổi nói chuyện tại Làng nghề Thổ cẩm Chakleng, tôi nói cảm ơn Quảng Phố, giờ nghỉ có người kêu, sao Sara lại đi cảm ơn ông Phố nhỉ, ông bán cho ông thôi mà. Tôi hỏi lại, tại sao không?

Mấy năm trước, Jaya cho biết: Con thấy những người cei làm ơn nhiều lại là người nói xấu cei nặng hơn cả. Tôi nói, có 2 điều ở đó. Thứ nhất, họ nói để giải mặc cảm chịu ơn, thứ hai, “nói xấu sau lưng thôi mà”!

Continue reading

Minh-triết-Cham-11. BẠN ĐÃ HIỂU NGƯỜI VIỆT CHƯA?

Ariya Glang Anak:

Câu 58: ‘Rai drei sappajiơng rei thong nhu

Ralô ginong pôic ôh hu, rabrei janưk mai ka drei’: Đời đẩy ta chung sống với họ/ Có giận tới đâu chẳng nói được, [thế nào] họ cũng mang oán đến cho mình

Câu 65: ‘Ra brei janưk pparabha gaup bital’: [Và] bao nỗi oán hận kia, họ cho để ta chia nhau đủ đầy.

Đó là hai câu thơ kinh khủng. Chỉ có thi nhân nhìn sâu vào lòng dân tộc mới nhận ra, với ít lời mà vỡ được sự thật cỡ ấy. Đó là chuyện của hai thế kỉ trước, hôm nay nỗi kia vẫn thời sự, nhưng khác nhiều…

Continue reading

Minh-triết-Cham-10. HUYỀN NGHĨA CỦA CHẤP NHẬN

“Tôi nên tự sát hay nên uống một cốc cà-phê?”

Ariya Glang Anak: Adat kayau phun hapak jruh tanan

Đạo của cây là thân ở đâu rụng về nơi ấy.

Rụng nơi khác, nếu do tác động từ bên ngoài, mưa gió giạt, thổi bay đi thì không nói; còn do ý ta, là ta tự hại chính mình. Ta từ chối làm phù sa cho đất, dưỡng nuôi cây con cháu ở ngày sau.

Continue reading

Minh-triết-Cham-08. THAM LAM & ÍCH KỈ, CÓ NÊN KHÔNG?

[chuyện thầy rắn Lư Hào: URANG CHAM 30]

Ariya Glang Anak, câu 48.

Jôi bbôh siam ahar ranưk khing bbang

Jamư-ô tian tatang, dalôk tabiak kan khing dôn’

Thấy tiền dễ xơi, nhào vô “ăn tham” ‘ranưk bbang’, bạn nhận về mình sự đầy hơi ‘jamư-ô’ là chuyện khó tránh. Tham thực cực thân, ông bà Việt nói, cần hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa trắng.

Của “ta” là vậy, còn của “mình”, khi có cũng cần biết san sẻ.

Lý Khôi cho rằng, muốn biết người, xem lúc giàu họ làm gì, tiêu tiền thế nào. Sắm xe sang, ăn chơi với nuôi bồ nhí? Ôm tiền chạy ra nước ngoài hưởng thụ hay đầu tư trong nước, hoặc làm từ thiện? Từ thiện, bạn làm gì?

Xây chùa chiền, giúp hoạn nạn hay đầu tư giáo dục?

Continue reading

Minh-triết-Cham-02. VÀ TỪ NỖI BUỒN SÂU

Khó có người nào hay việc gì đó khiến tôi buồn, trong khi mỗi bận đọc Ariya Glang Anak là mỗi lần tôi rơi vào buồn sâu, dù không biết bao lần đọc thi phẩm mỏng này. Đã thuộc nó từ 4 tuổi, tôi vẫn cứ đọc lại.

Không lạ, Nguyễn Du tự nhận đã đọc Kinh Kim Cương cả ngàn lần. Cũng không ngoa, khi Mộng Liên Đường chủ nhân cho Tố Như là người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

Tác giả Ariya Glơng Anak cũng hệt: nhìn thấu suốt quá khứ tương lai Cham.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-21. CHỮ NGHĨA NHƯ LÀ TẠ ƠN

[Làm 1 tập thơ khác với gom nhiều bài thành tập – THƯ kì cuối]

Bạn hỏi, làm sao Sara có thể có sự tập trung cao độ thế? Xin tuần tự…

“Tạ ơn dòng thơ cuối cùng chưa viết…”, câu thơ ở bài thơ “Tạ ơn” trong Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002.

Hôm qua, bạn facebook Nguyễn Tấn Hoàng còm phản bác cái định kiến “Lập thân tối hạ thị văn chương”, và đưa ra vài bằng chứng chỉ ra cái sai ở đó. Nhất trí cao! Nhưng tôi nhìn sự thể hơi khác.

Tôi cũng sẽ chỉ ra, bằng lấy việc của mình minh chứng.

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-20. CUỘC CHỮ NGHĨA LÀ NỖ LỰC PHÁ BĂNG

[Định kiến & Kiêu ngạo, thư kì-3 cho nhà thơ Kông Đản]

Bạn thơ Kông Đản quý mến!

Hai thư trước hơi lí quá, thư này hai mình tâm tình có lẽ hay hơn.

Hôm hội thảo, lần đầu tiên với văn nghệ Ninh Thuận, tôi nhận được niềm vui trọn vẹn.

Vào làm dân Sài Gòn hơn 30 năm, tôi luôn hướng về quê nhà, nhất là với anh chị em văn nghệ. Thuở vô danh hay ít nhiều được biết đến, dù nhà văn chay hay sắm vai “quan văn” từng giữ ghế này nọ, tôi vẫn thế. Mỗi bận về là mỗi bận hoặc ghé Hội hoặc đến với anh em lai rai tán gẫu chuyện văn chương.     

Continue reading

Nghĩ-100. TÔI GIÀU CỠ NÀO?

[hay. Thế nào là bố thí Ba-la-mật?]

Trong khi lứa bạn học trò chơi, tôi chơi kiểu khác: Lang thang vào các palei Cham sưu tầm và chép văn bản. Có, tôi cho đi: – là Tài thí.

Vào đời, trong lúc các bạn vui với rượu bia, tôi suy tư về “Văn hóa Cham nhìn từ Cham” để giải minh “ẩn ngữ” cho bà con, chức sắc: – là Pháp thí.

Quốc Hội thông qua Dự án Nhà máy Điện hạt nhân, sinh linh Cham lo sợ, tôi đứng TRỤ mở cuộc thảo luận về nó: – là Vô úy thí.

Đừng nghe những gì Sara nói… – tôi ưa đùa thế.

Continue reading