Minh-triết-Cham-21. TÔI BÁN… VĂN HÓA

Pauh Catwai:

Krung adat mưng muk kei/ Kôic nao pablei laic ô xanag’:

“Văn hóa ông bà ngàn xưa/ Hốt đi bán, rằng đã hết thiêng”

Tác phẩm của tôi, in lần 3 có: Lễ Tẩy trần tháng Tư, Văn học Cham khái luận, in 4 lần: Văn hóa Xã hội Cham – Nghiên cứu & đối thoại, Minh triết Cham.

Kadha – Danak Gru Urang dù chỉ là bản thảo cuối, vừa mời chào đã có đến 50 người đăng kí mua. Tôi chỉ bán đúng chục 12 chẵn, cho người ngoài cuộc. Để các bạn góp ý, yêu cầu bổ sung sách sẽ chính thức ra mắt vào Katê 2024. Khi đó bạn nào mua hôm nay sẽ được tặng.

Continue reading

KAPET – THƯƠNG NHÀ VĂN VIỆT NAM

Vụ Rừng Kapet,

Giới showbiz Việt Nam thì thôi rồi, họ chỉ quanh quẩn quần áo, giường chiếu với phát âm hở môi miệng [không giống showbiz Trung Quốc phát ngôn về Biển Đông]. Nhà văn thì khác, được xem là tinh hoa, tiếng nói lương tâm của dân tộc, thời đại.

Thế nên, tôi thử vòng qua facebook các nhà văn Việt Nam, mong phát hiện ý kiến khác hơn, độc hơn, để tham khảo – KHÔNG GÌ MỚI CẢ, ngoài video clip của một nhà văn lão thành Hoàng Quốc Hải với các tút ngắn phản đối lác đác. Chưa có nhà văn nào “hết mình & tới cùng”. Buồn không?

Dường nhà văn Việt Nam nghe tin về Kapet như chuyện xảy ra ở đâu đó, như bao chuyện khác, chứ không phải sự vụ nghiêm trọng nơi quê hương, hay chỉ là việc nội bộ Cham, chứ không của chung Việt Nam.

Continue reading

Kapet-kì cuối. TIẾNG NÓI TRÍ THỨC & LỜI TẠ LỖI

Sống có nghĩa là mang tội – tội lỗi bày ra

không cho ta sám hối, càng không thể sẻ chia

nó xóc ta cô đơn sòng bạc cuộc đời

(Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002)

1. Chuyện “đòi người” vụ Biển Đông, các bạn trẻ lôi loạt dân khoa bảng Cham ra, réo tên mỉa mai, tôi nói: Các bạn sai rồi, trách nhiệm là Đại biểu Quốc hội, Ban Dân tộc Tỉnh, còn trí thức là tiếng nói tự nguyện. 

Sự kiện Điện hạt nhân, một lần nhắc nhẹ ĐBQH Cham, sau đó tôi thấy không nên. Riêng ông anh “trí thức uy tín” palei nọ, phát ngôn trật, tôi chỉnh:

– Không biết thì đừng nói, bằng không đám con cháu sẽ khinh thường.

Continue reading

Kapet-09-10.

Kapet-09. VƯỢT THOÁT CÁI NHÌN CŨ

Trích ý kiến của tôi: “Rừng tự nhiên, rừng dự phòng, rừng nguyên sinh – phải qua ngàn năm mới có được. Câu hỏi đặt ra, TẠI SAO PHẢI LÀ hồ nước, mà không nhìn theo chiều khác? Tại sao chỉ “giúp dân thoát nghèo”, mà không giữ rừng để giúp dân giàu lên?”

Một bạn chat: “Sara có chủ quan không?” Tôi nói, không. Nhìn khác, làm khác để có thành quả khác – tôi đã có serie tút ấy, ba năm trước. Như vầy nhé.

Kể rằng, sau khi Pol Pot bị đánh đổ, Liên Hiệp quốc có ý tiếp quản Cambodia, biến đất nước này thành Thụy Sĩ của ĐNÁ: trung lập, sạch, đẹp và giàu.

Continue reading

KAPET. 6-7

Kapet-06. CEI XAH BIN BINGU – BẢN TỤNG CA

1.

Biết thêm – tóm từ facebook Jaya Thiên:

Pô Haniim Pơr còn có tên khác là Pô Harum Cơk, phu quân Pô Xah Inư – cuối thế kỉ XV. Núi Ông thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông, ở đó có thung lũng Pô Haniim Pơr thuở Ngai lánh nạn đến trú thân. Thung lũng Kapet là nơi cư trú lâu đời của người Cru, Raglai, K’ho, Cham…

Như từ hay dùng ở Ma Lâm, đền thờ Ngài người Cham gọi là Bimông “tháp”, xưa đền nằm trong khu Thánh tích tận rừng sâu. Năm 1968, chiến tranh mất an ninh, bà con thỉnh Ngài về thờ trong làng Palei Pacam – Lạc Tánh. Hằng năm, cộng đồng có 3 kì lễ lớn dành cho Ngài vào dịp Lễ Tế Trâu, Lễ Cabbur, Lễ Tagôk Bimông.

Continue reading

Thương ca vô tận-17. THƯƠNG CON BÒ!

Câu chuyện.

Thầy trò đi vào vùng quê, ghé nhà một nông dân xin ngủ qua đêm. Lạ, gia đình 8 miệng ăn mà tài sản có mỗi con bò với sào đất trồng cỏ chăm bò vắt sữa, ăn tấm nhịn giặt sống qua ngày. 

Hôm sau, đang lúc cả nhà nông dân còn say giấc, thầy trò chuẩn bị lên đường. Đột ngột người thầy quay lại, rót một nhát gươm rất ngọt vào họng bò tội nghiệp trước sự ngỡ ngàng của người đồng hành. Cậu học trò nghe ức tới đâu, cũng bấm bụng lầm lủi bước theo thầy trở về.

Continue reading

Minh-triết-Cham-19. MÊ TÍN & TÍN THÀNH

Chiều hôm qua 27-8-2023, “hội thảo” nửa đội hình: 3 Gru urang và 3 ‘Gaheh’ để chuẩn chỉnh công trình Kadha-Danak Gru Urang, dự định ra mắt trước Katê năm nay. May mắn luôn có mặt kịp thời – tốt và lành. Từ hôm nay tôi chỉ việc khép phòng văn hì hục trong mươi ngày là xong.

Ahei & đwa apakal tất cả.

3 dự án ở tuổi “hưu”, xin kể ngược từ dưới lên:

Dự án [3] Kadha-Danak Gru Urang coi như đã ổn, quý thầy có thể dùng mà không sợ trật. Câu hỏi ở đây: Tại sao nhà văn hậu hiện đại Inrasara lại đi lo chuyện cúng tế tiền tôn giáo, như Lễ Tháo vòng cho trẻ, Lễ tạ ơn đất hay Lễ Rẩy nước thánh… có phải mê tín không?

Continue reading

Minh-triết-Cham-18. TÔI THÀNH CÔNG, ĐÂU LÀ NGUYÊN DO?

[hãy sống dưới dấu hiệu Ariya Glang Anak]

Sara có thể cho biết, đâu là nguyên do thành công không?

Hôm qua, có lẽ được gợi ý từ Chế Đôn, ông anh chat hỏi tôi thế, không phải cho anh, mà cho Cham. Tôi bảo anh còm đi, tiện cho Sara ăn nói hơn. Anh kêu không hay lắm. Đành vậy…

Tôi đã vắn tắt: Cứ sống theo dấu hiệu Ariya Glang Anak thì “may mắn luôn có mặt kịp thời” với tất cả, chứ không riêng gì Sara. Hôm nay, xin được cụ thể hơn: tại sao may mắn? Tuần tự…

[1] Tạ ơn

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-26. VĂN CHƯƠNG CÓ GIẾT CHẾT HIỆN THỰC?

[Lưu ý: Với còm mới, tôi nêu tên người cụ thể, còn chuyện đã cũ, xin cho khiếm danh mà chỉ cần đưa sự việc ra để bàn về LUẬN ĐIỂM]

Tút về bài thơ “Chiến tranh” của Nguyễn Đức Tùng, bạn Nguyễn Khôi còm:

“Thơ phản ánh hiện thực? thì bài này phi thực tế, hỏng từ gốc… Thực tế cả 2 bên (Quốc/ Cộng) đều làm lễ báo tử, tôn vinh “Liệt sĩ rất trang trọng” để động viên những người còn sống, an ủi Người đã hi sinh …

Thơ là Ảo (có quyền bịa) nhưng là bịa như thật kia…

Thơ hay là phải “ý mới/ tứ lạ” ngẫu hứng xuất thần… Anh này ngồi trên cung trăng, bịa như Cuội!”

Luận điểm bàn ở đây là: Thơ trong tương quan với Hiện thực.

Continue reading