Bí mật của thất bại-15. QUYẾT SỐNG ĐỜI… THỪA

Biết là thừa, nhưng đã lỡ rồi, ta cứ sống tới, cho đời nó… khộ.

Bỏ tiền mua trái dưa hấu, đang ngon thì nhận ra nửa kia có vẻ không được lắm. Thôi thì đã tốn tiền, ăn cho hết dù cái bụng đã đầy. Từ tham, ta làm hại sức khỏe.

Tốn tiền mua vé vào sân, dù hai đội đá chán chết đi được, ta vẫn cứ ngồi lại cho hết trận. Ngồi thêm, tiền thì đã mất, còn mất thêm thời gian. Đó là chưa tính đến mất cái vô hình: năng lượng.

Continue reading

Minh triết Cham-31. HỌC, ĐỂ KHÔNG LÀM GÌ CẢ

Vừa qua về Katê, ông anh họ Phú Văn Lưu kể người chú chung tù cho anh hay, xưa ông ngoại chúng tôi thầy cao đạo có dạy chữ cho 3 người, trong đó có cha tôi. Ông ngoại có 5 con trai, vậy mà ông truyền dạy chỉ có một. Cham dạy kiểu đó: thầy tìm chọn trò, chứ không phải ngược lại.

Ông cũng không cho ai biết mình là tác giả trường ca Ariya Rideh Apwei nữa! Cham vô danh, vô danh đến mẹ tôi cũng không biết cha là người có chữ trong bụng’ ‘hu akhar cek di rup’! Mãi sau 5 mặt con khi gặp bữa cúng, tìm thầy không có, cha tôi mới ngồi vào ‘thanai’ mâm lễ thay mặt ‘Gru urang’ tụng đọc.

Continue reading

Bí mật của thất bại-11. GHÉT TRIẾT HỌC

Ngạc nhiên, hoài nghi, suy tư lại điều đã được suy tư, đặt câu hỏi và đẩy câu hỏi tới cùng, là việc làm và cái vui của triết gia. Tất cả không phục vụ cái gì cả, ngoài thỏa mãn TÌNH YÊU CÁI BIẾT. Tôi biết gì? Tôi là ai, tôi đến từ đâu rồi đi về đâu, tại sao sống, ý nghĩa và mục đích của sống là gì, vân vân.

Con người là sinh vật lí trí, nhưng lạ, chúng ta lại lười nhác suy tư. Suy tính [La pensée calculante: tư duy tính toán] để giải quyết vấn đề đời sống sao cho hiệu quả thì có, chứ suy tư chiều sâu mang tính triết học về sinh phận con người – không.

Continue reading

Minh triết Cham-30. Làm sao có thể SỐNG CÓ ÍCH, SỐNG VUI & SỐNG TRÀN Ý NGHĨA

Hãy sống như bùng vỡ

một bùng vỡ không cần đến tiếng động ồn ào

(“Đoản thi dành cho con”-1982)

Tạm nhại tiêu đề cũ để nói chuyện mới. Nó như vầy, Chế Đôn học Phật nghe đồn đến tận thạc sĩ, vậy mà cứ đòi theo tôi làm môn đệ, phần mình hỏi, còn kêu bà con hỏi nữa. Mấy câu hỏi không làm khó tôi, mà khó bạn facebook. Thôi thì giải minh một lần, cho trót.

Ghi lại từ trải nghiệm cá nhân, rất THỰC, ở đây và lúc này, chứ không qua sách vở, dù tôi mang tiếng con mọt sách.

Continue reading

Bí mật của thất bại-05. SỢ SỰ THẬT

“Chính sự thật ‘nhạy cảm’ nhất, như vụ 7 sinh linh Cham An Nhơn bị giết oan – là sự thật đáng được kể ra nhất, cho các bên làm bài học”.

Tút sáng nay, bạn hỏi, tôi cần có giải đáp thỏa đáng.

[1] Hỏi: Sara cho rằng mình 40 năm [15-55 tuổi] khiếm tốn, hà cớ đột ngột thay đổi, để bị chê là khoe khoang? Có bí ẩn gì ở đây không?

– Đây là câu hỏi vui, và… độc. Bởi nó không sai một li. Tôi khiêm tốn là thật, cứ đọc lại “Bí mật của thất bại-04. Tôi khiêm tốn một cách đáng ghét như thế nào?” sẽ rõ. Mươi năm qua, tôi bị không ít người cho khoe khoang, cũng trúng luôn.

Continue reading

Bí mật của thất bại-04. KHÔNG BIẾT NGƯỜI

[hay. Tôi đã khiêm tốn một cách đáng ghét như thế nào?]

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, vậy mà nhiều vị có học Cham lẫn Việt không chịu học để “biết”, cứ nhắm mắt làm tới.

Bạn học chung lớp thuở Pô-Klong luôn cạnh tranh với tôi. Bạn thuộc hàng khá, chứ không xoàng. Cạnh tranh là điều tốt! Tiếc là nơi đó bạn không hiểu tôi muốn gì. Làm việc ở Ban Biên soạn, bạn Hành chính, tôi kế toán, nghĩa là cấp dưới; nghỉ việc về làm nông dân, bạn coi như tôi xong đời. Ở đây bạn càng không hiểu tôi có gì.

Đó là năm 1992, tôi 35 tuổi. Rồi chỉ 3 năm vào Sài Gòn, tôi xuất bản cùng lúc 3 tác phẩm thuộc 3 thể loại và giật luôn 3 giải thưởng danh giá. Báo chí tụng ca lên mây. Thế là ở quê, bạn rượu vào là lời ra chửi… Inrasara.

Lỗi tại tôi: quá… khiêm tốn, không chịu “nổ” thành ra thế!

Continue reading

Bí mật của thất bại-01. VÌ MUỐN THẤT BẠI

[Về 3 dạng thông minh – Cham xưa và nay]

“Con người sinh ra, sống, làm việc, sáng tạo rồi chết đi và, không gì khác ngoài để lại bài học. Để rồi lắm khi con cháu không chịu học” – Inrasara.

Mươi năm trước, người thầy đáng kính vui miệng kêu, mấy đứa con Sara thừa yếu tố để thành công: Cao, đẹp, thông minh, gia đình đủ điều kiện, do Sara chưa thật nghiêm với con cái, cuối cùng chúng chẳng tới đâu. Lời phê đầy thiện chí ấy khiến tôi suy nghĩ nhiều về, thế nào là nghiêm hay lơi, nhất là – thế nào thành công và thất bại?

Sau đó năm 2011 tôi mới viết loạt bài “Cham có thông minh không?”

Continue reading

Minh-triết-Cham-24. MINH TRIẾT CHAM KHÔNG CHỈ CHO CHAM

… mà cho cả Việt Nam.

Ở loạt tút “Minh triết Cham”, có bạn còm thế. Đúng, không chỉ cho giới đặc tuyển, thành phần chữ nghĩa mà cho cả người đời thường trong đời sống ngày thường. Thử xem qua ba điểm:

[1] Với mình – “Hãy biến THÂN THỂ bạn thành cỗ xe tốt nhất để chở linh hồn bạn vượt qua biển đời”. Ở đây không có gì cao siêu cả.

Ăn uống ĐẠM BẠC. Buổi sáng sau cà-phê, trà, là các loại hạt, tôi chậm rãi nhâm nhi và suy tư. Trưa là bữa chính, chiều ăn nhẹ. Trái cây mùa nào món đó, ở địa phương – rẻ, sạch.

Continue reading

Minh-triết-Cham-23. MAY MẮN CŨNG SẼ ĐẾN VỚI BẠN, NẾU…

[hay. Tâm Phật khẩu xà chỉ là thứ ngụy biên thô lậu]

1. Ariya Glang Anak, câu-99:

Rup ita hagao patwah ôh thau ka drei

Habiên bbôh pak halei mưng thau laic thibar’:

Thân ta hên xui, may rủi ai có thể biết được

Mãi khi chuyện xảy đến, ta mới hiểu nó thế nào.

Tin về giải thưởng S.E.A Write Award, tôi trả lời vnExpress: “May mắn luôn có mặt kịp thời”. Tôi đã như thế, và bạn cũng sẽ như vậy. Thử giải minh nét căn bản nhất: ngôn từ. Ông bà Cham nói:

Continue reading

Minh-triết-Cham-22. YÊU

Ariya Glang Anak:

Mưyah bbôh urang mưtui thong urang gila

Jôi limuk jôi ba gaup gan gơk katơk

Nếu thấy kẻ đơn côi hay đứa khờ dại

Đừng ghét bỏ với lôi kéo họ hàng đè nén

Không hiểu tại sao sinh linh trong cộng đồng thiểu số, hay nhỏ hơn: trong một gia đình – thay vì đùm bọc, nâng nhau bay lên, lại níu kéo nhau chìm, qua nhiều cách không đáng.

Ta KHÔNG YÊU, chỉ có thể giải thích bằng hai chữ ấy.

Continue reading