Thương ca vô tận-25. KHUYẾT CHẤT KIÊU HÃNH SANG TRỌNG

[hay. Có cần thiết nịnh bợ không?]

Con không thể chọn làm đứa con tổng thống Pháp hay cháu đích tôn quốc vương Brunei

con không thể chọn ra đời ở Thái Lan hay Mỹ quốc

con là Cham ngay ban đầu vỡ ra tiếng khóc

[còn hơn thế: chín tháng mười ngày trước khi vỡ tiếng khóc]

khi con cắm rễ nơi đây

hay khi con lang bạt tận cùng trời

con cứ là Cham cả lúc cháy lên cùng ngọn lửa cuối đời

(Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002)

Continue reading

Bí mật của thất bại-19. SỢ KHÁC

[Nắm cơ hội, tạo cơ hội & biến nguy thành cơ. 3 câu chuyện của tôi]

[1] Nắm và mở rộng cơ hội

Năm 1992, đang thủ quán Tạp hóa Haly’s nhà quê khi ấy thuộc hàng đầu Cham, tôi nhận thư mời vào Đại học Tổng hợp soạn… Từ điển. Nói là soạn, thật ra Trung tâm đã làm xong hồ sơ, tôi và thầy Nguyễn Ngọc Đảo chỉ vào duyệt xem trúng trật, sau đó thêm vào mục từ mới của Ban Biên soạn.

Continue reading

Thương ca vô tận-23. THƯƠNG BẠN THƠ CHƯA LÀ HỘI VIÊN

Hứa là không bao giờ nhắc nữa, nay phải trở lại. Thôi thì cứ cói tút này như một cách phổ độ chúng sanh. Câu chuyện:

[1] Bạn thơ A vừa email cho tôi, nghe nói mình được 8/9 phiếu, sao không vào được, mong Chủ tịch cho biết.

– Mình nghỉ từ năm kia rồi, bạn à. 

– Ông từng giữ trọng trách đó thì phải có thông tin chứ.

Continue reading

Thương ca vô tận-22. THƯƠNG NHÀ THƠ VIỆT NAM

Hồi bé tôi rất nể ông láng giềng Kadhar Gam Muk quản trăm con dê, mãi thắc mắc làm sao phân biệt được dê nhà để tách đàn khi chúng lẫn vào đám khác. Hệt mùa Xuân 1969, một tiểu đội lính Mỹ ghé qua làng, bà nhà quê kêu: Ba anh trắng thì được, chớ làm thế nào biết được mấy anh đen kia ai là ai, mà gọi nhỉ.

Đi nói chuyện các nơi về thơ, đến tiết mục hậu hiện đại, tôi hay đọc 3 bài thơ: “Lê Dũng nói…” của Lê Vĩnh Tài, “Cut” của Lê Anh Hoài, và “khóc văn cao” của Bùi Chát để minh họa.

Continue reading

Thương ca vô tận-21. HUYỀN NGHĨA CỦA KHỔ

Có 4 cấp độ…

1. Ở giai độ nhân loại

Đức Phật tuyên chân lí đầu tiên: Khổ đế.

Nỗi này thiên hạ bàn nhiều, xin miễn thêm bớt.

2. Với tư cách nhà văn

Henri Miller: Tiếng run rẩy đầu tiên được đặt vào trang giấy là tiếng của thiên thần bị thương: KHỔ.

Một tâm hồn sáng trong bị vùi giập, một giấc mơ đẹp bị đày đọa, một tinh thần phiêu lưu khai phá bị chặng họng: khổ.

Continue reading

Bí mật của thất bại-18. HUYỀN NGHĨA CỦA THẤT BẠI

Bạn năng khiếu thơ, ra được vài tập để tiếng với đời, rồi thôi; hay bạn phấn đấu đút túi được thẻ Hội Nhà văn, là nghỉ; hoặc bạn đã từng dan díu với thơ ca, khi thấy lợi và quyền hấp dẫn hơn, bạn lao vào giành giật, mãi hưu bạn quay lại với văn chương, in vài công trình lưu danh cho con cháu.

Chơi kiểu ấy, bạn đang hạng ruồi, hạng nhất thì khác.

Là khi có lí tưởng, được trời phú cho tài văn, bạn dùng văn chương chữ nghĩa phụng sự cho lí tưởng đẹp kia, quyết liệt và không ngưng nghỉ.

Vậy đâu là ngoại hạng?

Continue reading

Bí mật của thất bại-17. TẮT LỬA

[Em ơi! Lửa tắt, bình khô rượu… Vũ Hoàng Chương]

Mãi 6 tháng tôi mới có dịp trở lại Sài Gòn.

Bát ngát người và câu chuyện. Bạn Cham, sau Tọa đàm 50 năm Văn học Nghệ thuật Cham TPHCM. Rồi các nhà báo phỏng vấn và xin số điện thoại. Tiếp tới là bạn văn Việt, trong lẫn ngoài nước. Ở đó bật lên hai chuyện: Chỉ dấu của tắt lửa và dấu hiệu bùng cháy ngọn lửa mới trong thế giới chữ nghĩa.

Tắt lửa: một bạn thơ tìm liên hệ với Sara về đường lối vào Hội Nhà văn. Tôi trả lời, có lẽ bạn không đọc Inrasara nên không biết tình hình: Ổng đã nghỉ Chủ tịch Hội đồng Thơ từ năm kia rồi!

Continue reading

Minh-triết-Cham-36. THÔNG ĐIỆP TRONG CHAI

[Phụ luc-2. Sáng tạo Giấc mơ]

Con tàu gặp sự cố, làm thế nào gửi tín hiệu báo động cho người đến sau? Câu chuyện được nghĩ ra, và “thông điệp trong chai” trở thành biểu tượng lớn. Ariya Glơng Anak là một thông điệp như thế, cho Cham ở thì tương lai.

Đây không là suy diễn của tôi với tư cách luận sư, mà là THẬT.

Mời xem lại “Inrasara-TV-43. Ariya Glơng Anak & sứ mệnh trí thức”.

Hôm nay thử nhìn về hướng khác…

Sinh linh Cham trước khi về với ông bà, đâu là hành trang duy nhất cần mang theo? Nghi thức ‘Jap Inư akhar’(đọc chữ cái) trong ‘Harei Brei bbang’ (ngày cho ăn) ở Đám tang Cham Ahiêr.

Continue reading

Minh-triết-Cham-36. SỐNG & YÊU THƯƠNG

[Phụ luc-2. Sáng tạo Giấc mơ]

Năm 2004, nhà nghiên cứu Cham ghé tôi ở quận 4, lúc chia tay, nói:

– Qua đó, tôi sẽ phê thẳng P-D sao lại cứ tấn công anh…

Tôi không nói gì. Hai năm sau nhà ấy về, lại ghé tôi:

– Anh xem lại thử, lẽ nào thầy ấy lại sai đến thế…

– Đừng tin thầy ấy, cũng chớ tin tôi, mà hãy tin văn bản – tôi nói, và tiếp: Thôi bàn về ảnh, nói chuyện chú nó nhé. Chú nó có nghĩ mình viết tiếng Cham có 1 trang rưỡi mà sai đến 40 lỗi không?

Continue reading

Minh-triết-Cham-35. SỐNG & KHÔNG ĐỂ LẠI DẤU VẾT

[Phụ luc-1. Sáng tạo Giấc mơ]

Đại khủng hoảng xảy tới, Glang Anak, như mọi mọi Cham khác, ông chạy đi, dừng lại, suy tư rồi cuối cùng, quay trở lại bờ – với sinh phận khốn cùng của những người ở lại, bị kẹt lại. Để làm gì, có mỗi ông biết. Không ai biết ông sống thế nào, đi về đâu, và đâu là ngôi nhà cùng con cháu. Không gì cả, vô danh! Ông đi, 116 câu thơ ở lại, như một di ngôn, một thông điệp.

Có ai đón nhận được thông điệp kia không, chẳng biết.

Continue reading