Bài học Minh Tuệ-26. ĐẠO SĨ & GIÁO HỘI

[Làm thế nào hóa giải & hòa giải mâu thuẫn muôn đời này?]

Đạo sĩ [hay đạo sư] xuất hiện kéo theo đồ đệ, sau đó là bộ phận lớn người đi theo. Giáo hội [các thứ] có mặt, nhân danh đạo sư – phụng sự thành phần sinh linh này. Ở đó lắm khi xa rời thông điệp của đạo sĩ.

Mâu thuẫn và xung đột hình thành, hố ngăn cách ngày càng sâu, rộng.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-25. TỪ ÁNH SÁNG MINH TUỆ

[Làm gì, trước sự DỐI và cái ÁC đang hoành hành?]

Lạ quá, từ hiện tượng Minh Tuệ xuất hiện, tôi dành bình quân cả tiếng đồng hồ mỗi ngày để dõi theo bước chân ông. Dõi theo mà rưng rưng…

Để hiểu đời, hiểu người, và nhất là – hiểu mình.

1. Phơi mình trước ánh sáng, và ông chính là ánh sáng…

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-24. AI HỘ PHÁP MINH TUỆ?

Đến chú cún cũng muốn níu kéo ông ở lại, vậy mà…

Hôm qua, tại ngôi chùa Ấn Độ giáo, sư trụ trì cung kính mời đạo sĩ Minh Tuệ và tăng đoàn ở lại. Hứa hẹn có cuộc “nói pháp” với Phật tử, thì bất ngờ, vị sư áo vàng thuộc Giáo hội Phật giáo Sri Lanka tay cầm lá đơn tố cáo “đoàn giả tu”, đính kèm vài cảnh sát đến, quyết cả đoàn người phải rời đi gấp.

Can thiệp vào nội bộ tôn giáo khác, một hành vi sai toàn tập!

Continue reading

TÔI YÊU MINH TUỆ, TẠI SAO?

Yêu, bởi ông THẬT, ăn đứt cả… Inrasara.

Thái Thanh chết, tôi buồn. Phạm Công Thiện chết, tôi buồn. Hani chết, tôi buồn… Bất kể người quen hay kẻ lạ, họ đến và đi, để lại vết sướt đậm trong sâu thẳm hồn tôi.

Ngay cả chàng Mog con trâu nhà từng hiên ngang một cõi, khi luống tuổi và hết hạn sử dụng, cha dắt đi đổi con khác trẻ khỏe hơn. Biết nó sẽ bị đưa vào lò mổ, tôi buồn mấy ngày liền, thi thoảng ánh nhìn của nó cứ bay đến ảm ảnh giấc mơ tôi.

Hôm nay, là Minh Tuệ.

Continue reading

Sống triết lí Cham-72. KHI CHỨC SẮC “BUỘC” PHẢI CÓ VỢ

Đa số tôn giáo trên thế giới, tu sĩ hướng độc thân. Cham ngược lại, ông BUỘC phải có vợ. Có vợ, ông mới có ‘danok’ “nơi trụ” để lên chức, để hành lễ… Hơn nữa, ông là sinh linh ưu tú, có bổn phận truyền giống để hạt giống đó tiếp bước ông hành đạo.

Truyền thống Bà-la-môn, khi đã qua giai đoạn “chủ hộ” 50-55tuổi, ông rủ bà “đi vào rừng”. Đó là ngày xưa, chớ Cham hôm nay rất khác: Vẫn ở lại gia đình trách nhiệm với con cháu. Nghĩa là không cắt rời khỏi nghĩa vụ “tam chúng”. Kẹt là vậy!

Ai có thể hành xử như Inrasara, Luận sư Bà-la-môn hiện đại?

15 tuổi, tuổi tìm học, tôi đã học tối đa. Từ sách vở về gặp trực tiếp con người: Những người thầy, những người đàn ông láng giềng cho đến Krishnamurti, Heidegger…  

Đến 27 tuổi, tôi lập gia đình, và gánh vác “sự nghiệp vợ con” một cách oanh liệt. Để 55 tuổi, tôi trút hết mọi nợ đời ở lại sau, lên đường du lãng vào thế giới chữ nghĩa và tư tưởng.

Bởi trái đất hôm nay không còn rừng, tôi đi vào rừng người, mà hành ĐẠO.

Với tư cách Luận sư Ra-Xakarai, tôi tôn trọng tuyệt đối người tu hành, không phê phán mà gần gũi nhằm tìm giải minh mọi vấn đề vướng bận.  

Hóa giải sự thể chức sắc Cham hôm nay như thế nào?

Các bạn có ý kiến gì hay không?

Bài học Minh Tuệ-22. PHƯỚC NGHIÊM, CƯ SĨ HẬU HIỆN ĐẠI

Sao gọi là Cư sĩ hậu hiện đại? Bởi ông không trụ tại gia, mà xông pha vào CHIẾN TRƯỜNG MỞ nhiều bất trắc. Thử điểm qua vài “mặt trận”:

1. Phước Nghiêm là cư sĩ HIỂU PHẬT PHÁP. Hiểu, nên ông hiểu hạnh tu của đạo sĩ Minh Tuệ và các “Sư phụ”, để theo phò. Hiểu, những lúc rảnh rỗi, ông nói pháp bằng thứ ngôn từ đơn giản và dễ hiểu, nhất là linh động ứng đáp các đoạn thơ thuộc lòng ở các tình huống và ý niệm cụ thể.

Là điều chưa Tình nguyện viên nào làm được.

2. Ông DŨNG CẢM đến lì lợm, một sinh linh bản lĩnh hiếm có.

Continue reading

Sống triết lí Cham-71. TUỔI 50 MỚI ĐƯỢC THĂNG TAPAH, TẠI SAO?

[hay. Đức Phật đã tái định nghĩa một đạo sĩ Bà-la-môn chân tính như thế nào?]

1. Đời người Bà-la-môn được phân làm 4 giai đoạn: Học: dưới chơn thầy, Chủ hộ: nuôi sống gia đình, Tu: buông tất cả để vào rừng, và cuối cùng là Phong phanh giữa trời đất. Lối phân giai đoạn này áp dụng nghiêm ngặt, nhất là với sinh linh xu hướng làm Tu sĩ!

Sau quá giai đoạn “chủ hộ”, con cái đã khôn lớn, và cũng không còn nhu cầu nào khác, ở tuổi 50, Ông mới nhận thăng chức ‘Tapah’ [hay ‘Baic’]. Ông đã là TU SĨ.

Continue reading

Sống triết lí Cham-70. TRIẾT HỌC, NỀN TẢNG CHO CẢI CÁCH

Ở tút “Giã từ vũ khí”, nhắc về 1@3 công việc chính của tôi, đoạn: “San định kinh sách Cham, đặt nền tảng cho cải cách toàn diện tôn giáo Ahiêr Awal, hôm nay và ngày mai”, xảy đến vài ý kiến cần giải minh.

[1] San định là gì?

Nghĩa trong Từ điển: “là sửa sang lại văn bản cổ bằng cách bỏ đi những chỗ cho là không hợp, xác định những chỗ còn có nghi ngờ và sắp xếp lại”.

Tam tạng tôn giáo Cham gồm: Kinh, Luận và Luật.

Continue reading