Anh Khoa: Người đàn bà đưa thổ cẩm Chăm quảng bá ra thế giới

Công an Nhân dân, 1-5-2015

Chúng tôi tình cờ gặp nghệ nhân Thuận Thị Trụ tại không gian trưng bày sản phẩm dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp nằm bên bờ sông Hương của Festival nghề truyền thống Huế 2015. Ngồi bên khung dệt để biểu diễn những kỹ thuật dệt thổ cẩm Chăm cho du khách xem, bà Trụ kể lại cho chúng tôi nghe về quãng thời gian khó khăn khi dệt Chăm bị mai một, vì không tìm ra hướng đi đúng…
Trong tiếng kẽo kẹt, lách tách của khung dệt, bà Trụ kể rằng, làng Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận), nơi bà sinh ra vốn có nghề truyền thống làm thổ cẩm Chăm. Nhưng, sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng – 1975, do nguồn nguyên liệu phục vụ nghề dệt thổ cẩm trở nên khan hiếm, hàng thổ cẩm làm ra không bán được, từ đó dân làng dần bỏ nghề để sang làm các nghề khác mưu sinh. Lúc ấy, Mỹ Nghiệp chỉ còn 5 hộ gia đình làm nghề này, trong đó có gia đình bà Trụ. Continue reading

Nguyễn Lự: Inrahani Thuận Thị Trụ – Bàn tay vàng thổ cẩm Chăm

Tạp chí Tia sáng, số 19, 5-10-2006.

* Gia đình INRA trước Nhà trưng bày Văn hóa Chăm Inrahani tại Chakleng – photo Nguyễn Á.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận), ngay từ nhỏ Thuận Thị Trụ đã tự tạo cho mình đức tính tự lập, một ý chí thoát khỏi cảnh nghèo. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Trụ vừa phải học vừa xoay xở, bươn chải kiếm sống. Thuận Thị Trụ đã từng làm nhiều ngành nghề: từ nhân viên cửa hàng thương nghiệp thời bao cấp, đến Giám thị Trung tâm Văn hóa Chàm – Phan Rang, là giáo viên và sau đó là Hiệu trưởng trường Mẫu giáo xã, và cuối cùng là cán bộ chuyên trách giáo dục mầm non phòng Giáo dục huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận cho đến năm 1988. Và từ đây, cuộc đời của cô bé nghèo, giàu ước mơ Continue reading

Caramai: Nhà Văn hóa – tình trạng và những suy nghĩ

Tác giả là nông dân, hiện sống ở Ninh Thuận.

*

Ngày nay, đi đến một số Palei Chăm ở Ninh Thuận, chúng ta đều dễ dàng nhìn thấy một ngôi nhà lớn, đẹp, khang trang, kiến trúc khá đặc trưng của một nền văn hóa riêng. Trên ngôi nhà đó đều có ghi dòng chữ: NHÀ VĂN HÓA CHĂM… (địa danh) như tô điểm thêm nét đẹp văn hóa dân tộc nơi các làng Chăm nói riêng và người Chăm nói chung. Một nền văn minh nổi bật nhất một thời với những kiến trúc Tháp đền rất Chăm. Bên cạnh đó cũng nói lên được bản chất hào hoa, phóng khoáng đặc thù của người Chăm xưa – nay.

Điều này chứng tỏ rằng: Chủ trương, Chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề ý thức gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung và Chăm nói riêng là rất đáng trân trọng, rất hữu ích và thiết thực cho thế hệ trẻ hôm nay và mãi mãi Continue reading

Trà Chân: Bảo tàng tư nhân giữa cộng đồng

báo Đà Nẵng cuối tuần, 28-8-2011

(Thêm nhiều hình ảnh tham khảo)

* Nguyên khu cũ của Nhà Trưng bày – ảnh chụp 2000.

Cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 9 cây số về hướng nam, và cách Quốc lộ số 1 hơn cây số về hướng đông, là làng nổi tiếng của dân tộc Chăm. Đó là làng Mĩ Nghiệp hay Nha Tranh. Làng có tên tiếng Chăm là Chakleng hay Chakling thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đây là đất văn vật của vương quốc Champa cổ Continue reading

Phương Trang: Người mang hồn Chăm về phố

Báo Người Lao động, 29-02-2008


* Inrahani tại Triển lãm quốc tế – Tokyo, Nhật Bản – 2002.

Bà Thuận Thị Trụ, nghệ nhân dân tộc Chăm, góp công lớn trong việc tạo nên tên tuổi cho nghề dệt thổ cẩm ở Việt Nam. Nghệ nhân Thuận Thị Trụ hiện là giám đốc Công ty Thổ cẩm Chăm Inrahani. Gần 40 năm cực nhọc, lăn lộn với nghề dệt thổ cẩm truyền thống vốn chưa đủ lo cái ăn cái mặc, bà thực hiện được ước mơ làm sống dậy một làng nghề, đưa dệt thổ cẩm VN đến khắp năm châu.

Hồi sinh làng nghề
Làng Mỹ Nghiệp (Ninh Phước- Ninh Thuận) nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm, gắn liền với người dân tộc Chăm từ bao đời nay Continue reading

Sự kiện văn hóa Chăm trong năm 2010

Năm mới 2011 đã đến, thử nhìn về năm cũ có những sự kiện nào nổi bật đã diễn ra liên quan đến các hoạt động văn hoá – xã hội Chăm. Dưới đây, là những sự kiện xảy ra đáng chú ý.

Sự kiện 1: 5 bạn thơ trẻ Chăm nhập cuộc văn chương Việt Nam.
Vào ngày 28-2-2010, nhân kỉ niệm Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 8 và đón chào Đại lễ ngàn năm Thăng Long Hà Nội, lần đầu tiên gương mặt 5 bạn thơ trẻ người Chăm là Đồng Chuông Tử, Jalau Anưk, Tuệ Nguyên, Bá Minh Trí, Sonputra xuất hiện chính thức tại Văn Miếu – Hà Nội Continue reading

Thanh Phong: Người đàn bà Chăm & Giấc mơ thổ cẩm

Báo Xây dựng & Pháp luật, số 34, ngày 15-12-2010

* Hình ảnh phụ nữ Chăm dệt thổ cẩm lên trang nhất của báo.

Hà Nội những ngày tháng Năm, trong Không gian Văn hóa Chăm hôm đó, tôi luôn chú ý đến một người phụ nữ xinh đẹp, dáng vẻ hồn hậu ngồi bên gian hàng trưng bày sản phẩm thổ cẩm. Với bất cứ ai bà đều nhẹ nhàng, dịu dàng giới thiệu một cách say mê về nghề dệt, về văn hóa Chăm ẩn chứa trên từng sản phẩm.
Bà chính là nghệ nhân Inrahani (Thuận Thị Trụ) nổi tiếng – người đầu tiên mang thổ cẩm Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Hồi sinh một làng nghề
Tuổi thơ của cô bé Hani sớm gắn liền với nghề dệt truyền thống bao đời của dân tộc Chăm Continue reading

Hoàng Hiền: Người thổi hồn văn hóa Chăm vào thổ cẩm

Báo Dân tộc và Phát triển, 12-11-2010.


* Inrahani tại Triển lãm Không gian Văn hóa Chăm – Hà Nội 2010 , Photo Inrajaya.

Chị Thuận Thị Trụ, nghệ nhân được tặng danh hiệu “Bàn tay Vàng thổ cẩm Việt Nam” là người đã có công sưu tầm hơn 30 hoa văn nền của thổ cẩm Chăm đang có nguy cơ thất truyền và đã cách điệu ra thêm khoảng 50 hoa văn khác. Công ty dệt may thổ cẩm Inrahani do chị thành lập là công ty thổ cẩm đầu tiên ở Việt Nam chuyên chế tác hàng thô thành các sản phẩm phục vụ cuộc sống như: váy áo, túi xách, ví, thắt lưng, khăn trải bàn… góp phần đưa thổ cẩm Chăm đến với cộng đồng và các nước trên thế giới Continue reading

Chế Mỹ Lan: Áo dài Chăm

Tagalau 11.

* Chế Mỹ Lan với aw kamei Cam – Photo tác giả.

Về nguồn gốc áo dài Chăm
Áo dài, tên tiêng Chăm thường gọi là Aw kamei Cam. Cho đến nay, chưa có tư liệu nào ghi rõ nguồn gốc đích thực của nó. Chỉ biết là áo dài Chăm đã có từ xa xưa. Ghi nhận của các nhà nghiên cứu cho thấy áo dài Việt Nam là sản phẩm chế ra từ chiếc áo dài Chăm và áo dài Thượng Hải.
“Áo dài chiếc áo dài của đàn bà Việt Nam hiện nay khởi phát từ thời Chúa Nguyễn Phúc Khóat (cuối thế kỉ XVIII) với nền tảng là chiếc áo dài phụ nữ Chàm, kết hợp với chiếc áo tứ thân ở Bắc”. “Áo dài hai vạt áo của đàn bà Huế có được là do ảnh hưởng Chàm” Continue reading

Thổ cẩm, niềm tự hào Chakleng qua một góc nhìn

Bài đã đăng trên báo Dân tộc và Phát triển trang nhất ngày 3-7-2009.

Làng Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước – Ninh Thuận, tiếng Chăm Chakleng hay Chakling hoặc Caklaing, người Việt gọi trại đi thành Nha Tranh hay Nha Trinh. Tên Mỹ Nghiệp (nghề đẹp) mới có từ thời Bảo Đại. Làng nằm trên mô đất khá cao, cách thị xã Phan Rang 9 cây số về hướng Nam, cách đường số Một hơn cây số về phía Đông. Continue reading