Thân phận vấn đề lục bát

Lục bát Chăm do tôi phỏng dịch từ chữ ariya Cam. Ariya có ba nghĩa:
– Trường ca. Ariya Cam – Bini: Trường ca Chăm – Bàni.
– Thơ. Sa kadha ariya: một bài thơ.
– Thể thơ. Cwak twei ariya: sáng tác theo thể thơ.
Vấn đề được bàn sơ bộ ở “Phần dẫn nhập” (viết xong 12-1992) cuốn Văn học Chăm I – Khái luận, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1994. Sau đó tôi triển khai thêm trong tham luận “Văn học Chăm – Việt, vài điểm nhìn tham chiếu”, do Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật tổ chức vào tháng 10-2001 Continue reading

Tagalau: Câu chuyện kut Labbon

Kut Labbon còn gọi là Kut Danaw Aih, ở ngay Cổng Trước của làng Caklaing. Trước 1975, Kut được bao bọc bởi hàng rào xương rồng dày đặc, nằm sát cạnh ngọn đồi nhỏ là Labbon. Rìa Labbon có cái vũng tên Danw Aih (Ao [đi] Ỉa), tương truyền khi xưa bà Cakling dùng làm nơi rửa ráy Ja Kathaut tức vua Ppo Klaung Girai Continue reading

Người Chăm đóng góp gì vào văn học Việt Nam?

Tham luận đọc tại Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam
của Hội Nhà văn Việt Nam tại Hà Nội, 4-1-20010 – 10-1-2010.
*
Sau bài viết này, Inrasara đi Hà Nội dự Hội Nghị, sau đó vào Vinh dự Buổi Bảo vệ luận văn Thạc sĩ về thơ Inrasara, nên Inrasara.com tạm nghỉ 12 ngày. Coi như bà con, anh chị em và độc giả nghỉ Tết Tây vậy.
Inrasara.

1. Văn hóa một dân tộc tồn tại ở bản sắc, phát triển ở tiếp nhận và sáng tạo. Thế nào là bản sắc? Continue reading

Chân dung Cát & Câu chuyện ngoài lề

1.
Con đường vô tận là tên tiểu thuyết sử thi theo lối cổ điển tôi ý định bao quát xã hội Chăm từ 1832-1990, khởi viết từ năm 1988, dự định kéo dài 9 tập khoảng 1500 trang. Nhưng sau 2 tập, bận quán tạp hóa, tôi đã bỏ dở. Tôi có đưa bản thảo cho mươi người Chăm đọc và rất được các bác/ bạn khuyến khích. Đến năm 2000, trong thời gian xây nhà làm Công ty Inrahani, tôi mang bản thảo cũ ra đọc lại, thấy ẹ quá. Continue reading

Vị trí của Trường ca trong văn học Chăm

Đài VTV, Nguyên Linh thực hiện vào ngày 19-3-2009.
Đây là bài chuẩn bị phát biểu cho phim tư liệu dài 15 phút, sẽ được phát một ngày gần đầy.

*
Thưa nhà thơ – nhà nghiên cứu Inrasara, để bắt đầu câu chuyện của chúng ta hôm nay, ông có thể cho biết: tại sao, với cơ duyên nào mà ông lại trở thành một nhà Chăm học, hay nói cho cụ thể hơn, một người Chăm nghiên cứu về những giá trị trong di sản văn hóa nghệ thuật của chính người Chăm? Continue reading

Lục bát và các dòng thơ lục bát

I. Lục bát
Lục bát, lâu nay ta hay có thói quen xem nó thuần Việt. Nhưng không. Đây là thể thơ gần như của chung của các dân tộc Đông Nam Á. Bởi cơ cấu ngôn ngữ dị biệt nên “lục bát” mỗi nơi phát triển mỗi khác. Ngay từ cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII được ghi nhận là thời điểm ra đời của sử thi Akayet Dewa Mưno, lục bát Chăm đã rất chuẩn mực. Trước đó nữa, trong panwơc pađit ca dao Chăm, lục bát là thể thơ được độc quyền sử dụng. Chăm gọi nó là thể ariya. Thử xét qua lục bát Việt và Chăm. Continue reading

Lịch sử & Tự sự hay để hiểu Chân dung Cát

1. Đại tự sự (grands récits) hay tự sự chủ đạo (master narratives) là những chuyện kể (stories) mà một nền văn hóa hay một dân tộc tường thuật và tin vào. Nó tạo nên tâm thức cộng đồng và duy trì sức mạnh của một nền văn hóa hay một dân tộc.
Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng kể trong một cuộc họp với thổ dân da đỏ Canada, đại diện chính quyền tuyên bố vùng đất ở đó thuộc quyền sở hữu nhà nước. Vị trưởng lão hỏi: “Nếu đất đai là của quý ngài, thì quý ngài có câu chuyện nào kể lại cho chúng tôi nghe không?” – Không có! Continue reading