RAMƯWAN BUỒN, CÓ NÊN GIẬN… TÔN PHO KHÔNG?

Pacam, làng cuối cùng của Cham miền Trung. Nếu Bumi kẹt lại do muộn “chờ tàu”, thì Pacam chạy loạn lên đến đây thì tự dừng lại.

Suối Cát khá lớn, mang nước dẫn ngược lên sông La Ngà nằm phía đông bắc làng hiện tại bốn cây số, rồi đổ vào sông Đồng Nai. Đoàn di dân không đi tiếp, dựa lưng vào núi, trụ lại. Có giặc là biến, an toàn.

Ngày xưa, khu vực Danao Galơng bên kia sông La Ngà cách làng hiện tại về hơn mươi cây số là dân tộc Churu, bên này: Danao Hling gọi là Khu Chôm Nhỏ thuộc Cham. Ở đây có ‘Ghurrak’ “nghĩa trang cổ” qua thời gian bị xâm lấn, nay chỉ còn khoảng một sào rưỡi đất cạnh đường Trần Hưng Đạo. Cham Bà-ni ở đâu dựng Ghur ở đó.

Continue reading

RAMƯWAN BUỒN

Sáng sớm 7-4, lên xe về Pacam – làng cuối của Cham miền Trung. Cơm trưa nhà Kim Thanh, liền vội qua Sang Mưgik: quý chức sắc đang chờ. 40 vị chớ chẳng ít. Tay bắt mặt mừng, như kẻ lạ từng quen biết từ xưa xa.

Chiều, tôi lang thang qua vài hẻm làng: nghèo, quá nghèo. Tối, lần nữa vào Sang Mưgik gặp mặt thân hào nhân sĩ, tôi mới biết thêm dân Pacam học ít và ít học quá! – Buồn!

Chiều hôm qua, 8-4 tôi được bạn đưa đi vòng quanh thị trấn Tánh Linh, thăm ba khu Ghur Bini, cả Ghur cổ. Tôi thèm vào ‘talabaat muk kei’ (lễ bái tổ tiên), nhưng không, tôi không mang theo ‘kaya angui’ (y phục đặc dụng). Hẫng!

Continue reading

Chế Vỹ Tân: TÂM THƯ GỬI BÀ CON CHĂM BÀ-NI

(Nguyễn Văn Tỷ, 88 tuổi, cán bộ hưu trí dân tộc Chăm, tôn giáo Bà-ni, viết tâm thư về sự vụ: Tôn giáo Bà-ni không có tên trong danh mục Ban tôn giáo Trung Ương).

Bà con Bà-ni quý mến!

Thông tin về Đại hội tôn giáo tại Bình Thuận 16-3-2022, thống nhất tên gọi Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani.

Đã có ý kiến trái chiều từ dư luận, một số ít ủng hộ, đa phần phản ứng khá gay gắt, tạo sự hiềm khích giữa các tín đồ, nguy hiểm đến tình đoàn kết và sự bất ổn trong cộng đồng nhỏ bé Chăm.

Continue reading

Câu chuyện Cham-110. CHAKLENG, 3 ĐIỂM NHẤN

[tặng wa Ngọc, nai Minh và Chakleng yêu quý của tôi & 10tr tiền thưởng]

Đây là bài rất rất quan trọng. Tại sao?

[1] Tôi yêu quý Chakleng không phải bởi đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên ‘dar thook padook kiak’, không phải Chakleng luôn mở đầu về cải cách cho các palei khác đi theo – yêu và quý, chính ở: PHẨM CHẤT CON NGƯỜI Chakleng.

Quà thiện nguyện, bà con đến, nhận, nói tiếng ‘đua karun’, ai không có tên, cười cười quay về. Không chen lấn, không lời oán trách.

Chakleng giữ được phẩm chất, cả khi rơi vào hoàn cảnh khốn khó: Mắc kẹt Covid-19. Tôi là người điều tiết phần quà, cháu ruột tôi nghe tin phon xin, tôi hỏi:

Continue reading

Thế nào là đắc đạo Cham?-2. KHÔNG PHÁ ĐỀN THÁP TRIỀU ĐẠI TRƯỚC

[hay. Tháp Chàm, Cham, Việt & tượng đài thế giới hiện đại]

Triều đại đổ, triều đại khác lên, suốt dòng lịch sử Việt Nam bao nhiêu công trình trước đó bị phá, dường chưa có thông kê cụ thể. Riêng Cham, tại sao không phá đền tháp triều đại trước?

Là câu hỏi tôi đặt ra và lí giải đăng web Inrasara.com, ngày 27-5-2018. Nay thử phân tích sâu hơn.

1. Tinh thần Shiva: Phá hủy để sáng tạo, phá hủy và sáng tạo, phá hủy là sáng tạo.

Continue reading

Tôi-103. Không tranh với thế gian-02. CHỮ CHAM

Akhar thrah’ “chữ Cham phổ thông” ra đời thời Pô Rômê (1627-1651), đến nay phát triển qua 4 giai đoạn:

[1] ‘Akhar thrah’ trên Agal Bac (kinh Cham Ahiêr) có mặt 300 năm + Văn bản hành chính (Tư liệu Hoàng gia và ‘Harak hamu’ các loại…) trên dưới 150 năm + Văn bản ở đời thường (văn chương, lịch sử, phong tục tập quán…)

[2] Tất cả được sưu tập, bàn bạc, chọn lọc, chỉnh sửa để làm ra Từ điển Aymonier-1906.

Continue reading

Tôi-103. Không tranh với thế gian-01. TIẾNG CHAM

Bạn văn NVN mươi năm trước “chat” có vẻ hơi phiền: “Cham cãi nhau nhiều quá”, ý ở đó có cả Sara. Tôi nói, bạn thấy tôi cãi nhau với Cham ở đâu, là giỏi.

“Chiến trường Akhar thrah”, tôi tự đặt mình ngoài cuộc. Chỉ vì công việc luôn dính đến ngôn ngữ Cham, nên mỗi bận tôi đi ngang qua bãi ấy, thấy có chuyện, tôi dừng chân, nói đôi điều – rồi đi. Tôi gọi đó là “đính chính” hay “minh định”, chứ đồng bào nào thấy tôi cãi tay đôi hay chưởi rủa ai bao giờ.

Hai bạn Cham thế hệ mới, mới đây thư cho tôi: “Kamuen viết Akhar thrah ‘truyền thống’ đó cei”. Nghĩa là không phải chữ Cham theo BBS, mà là: “truyền thống”. Một câu tưởng trúng, ai dè sai nặng.

Continue reading

Trường ca Covid-19.2. NHỮNG MẢNH GHÉP SIÊU THỰC

[Cảm ơn, Tạ lỗi, Mạnh thường quân cuối cùng & Chú ơi, sao thiếu cháu?]

Ở đỉnh điểm Covid-19 Việt Nam, tôi viết Trường ca Covid-19: Đánh Thức Lãng Quên ở đó có điểm qua mảnh đời và sinh phận Cham. Rồi khi cộng đồng Cham rơi vào khủng hoảng chung bởi đại dịch, lẽ ra cần có thêm trường ca mới. Tôi đã nghĩ vậy, nhưng không.

CÁC PHÂN MẢNH mà mươi ngày qua tôi, bà con, anh chị em và các bạn cùng nỗ lực LẮP GHÉP chính là thứ trường ca thực mà SIÊU THỰC vô ngần.

Hôm nay những mảnh ghép ấy tạm xong. Thử nhìn lại…

Continue reading

Covid-19-Katê. TƯỞNG NIỆM, TẠ ƠN & THÔNG TIN

[Tadhau bal Katê siam mưkrư! Chúc một mùa Katê tốt lành]

[1]

Nếu Rija Nưgar là lễ mang hàm nghĩa như Tết Nguyên đán bên Việt, thì Katê là lễ Tưởng niệm [tiền nhân có công với non sông được thần hóa], lễ Tạ ơn trời đất và lòng người.

‘Agal Jwơl Tapay’ được đọc ở tối cuối cùng trong lễ Pôk Tapah là lễ Tôn chức cao nhất trong hàng giáo phẩm Bà-la-môn Cham. Là Kinh Tạ ơn chính nghĩa tương thích với lễ Katê [tôi sẽ dịch đăng ở cuối mùa Katê này].

Continue reading

Covid-19-Katê. MÙA TẠ ƠN, NHỮNG TÂM HỒN ĐẸP

Đẹp, ngay khi khởi động; đẹp, khi nửa chừng, ông anh bạn xa nhắn: “Đừng bỏ cuộc Sara”, rồi chuyển ngay món tiền khá lớn về;

Đẹp, lúc vốn vừa vơi mà hàng người còn dài, anh bạn thế hệ mới: “Duyệt tiếp đi cei, bà con đang tiếp đạn”;

Đẹp, khi có bạn có con mọn, vừa nhận được tiền thì hôm sau có nhóm thiện nguyện chở về tạ gạo, nhắn tôi: “cháu báo để sớt cho bà con ở đây cei nhé”;

Đẹp, khi có bạn thoát được vùng dịch, đã báo rút tên khỏi danh sách; đẹp, khi người đã nhận tiền, vội trả lại cho Tâm khi đã về…

Continue reading