Câu chuyện Cham-79. ĐÂU LÀ LUẬN?-08

[hay. Cham: sống sót, tồn tại và 1 cuốn sách]

Giáo dục truyền thống Cham, nam: TRI THỨC, nữ: LÀM GIÀU, chức sắc tôn giáo: ĐẠO ĐỨC. Là 3 cột trụ. Để tồn tại, một tồn tại đầy bản sắc, ba thành tố kia cần được tổng hòa trong mỗi sinh linh Cham.

Đó chính là triết lí giáo dục Cham ở tương lai.

Nhìn qua Do Thái giáo, với cây phả hệ là Abraham, Sarah, Isaac, Rebekah…và Kinh Thánh Hebrew; tôn giáo Cham với Kinh là Agal ‘Ahiêr Awal’ cùng cây phả hệ: Po Inư Nưgar, Po Klaung Girai, Po Bin Swơr, Po Rome, Po Xah Inư, Po Riyak… Họ vừa là con người lịch sử vừa là nhân vật huyền thoại.

Continue reading

Câu chuyện Cham-77. ĐÂU LÀ LUẬN?-06

[tinh thần Giải Sân hận của Ariya Glang Anak]

Ở một trả lời phỏng vấn, tôi nói:

“Với Cham hôm nay, thứ nhất, hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, hiểu khái quát cũng được, hiểu sai chút đỉnh cũng không sao. Thứ hai, với quá khứ, giải sân hận và giải quá khứ. Giải quá khứ không phải là từ bỏ hay quay lưng lại quá khứ mà là, hiểu và buông xả. Với hiện tại: hành nhẫn.”

Đó chính là tư tưởng Ariya Glang Anak.

Continue reading

Câu chuyện Cham-76. ĐÂU LÀ LUẬN?-05

[tinh thần Phê bình & Phản biện của Pauh Catwai]

Nước mất, cả dân tộc đi lưu vong, Glang Anak và Pauh Catwai ở lại. Ở lại chịu phận chung giữa lòng hư lạnh nhân gian. Đó là thái độ trí thức (xem: Inrasara, “Tại sao Glang Anak không vượt biên?”)

Ra đời đầu thế kỉ XIX, Glang Anak và Pauh Catwai rời bỏ văn chương “cung đình” để đối mặt với thực tại đen của sinh mệnh dân tộc, mở ra dòng trường ca thế sự. Đó là thái độ trí thức trong văn chương.

Ở lại – Glang Anak và Pauh Catwai sắm vai trí thức phản tỉnh xã hội.

Câu đầu tiên của Ariya Glang Anak:

Continue reading

Câu chuyện Cham-75. ĐÂU LÀ LUẬN?-04

[nền móng Giáo dục Cham]

Nhìn trở lại, giáo dục truyền thống của Cham: Người nam được dạy tôn thờ TRI THỨC, nữ: dạy LÀM GIÀU, chức sắc tôn giáo: hành lễ và giữ ĐẠO ĐỨC.

Câu hỏi đặt ra, “tề gia” là vấn đề thiết thực nhất lại không được tác giả Ariya Patauw Adat Likei đề cập đến, là sao? Gia đình không phải là hạt nhân xã hội sao? Tại sao suốt tập thơ không có một từ đề cập đến trách nhiệm và bổn phận của đàn ông với vợ con?

Continue reading

Câu chuyện Cham-72-73-74. ĐÂU LÀ LUẬN-01,2,3

Tôi-11. ĐÂU LÀ LUẬN-01

[hay. Cham giáo dục người nam: Tôn thờ AKHAR sự Hiểu biết]

“Đi tìm sinh lộ cho Cham Ahiêr-Awal”, tôi bắt gặp vô số điều lạ, độc trên hành trình gian nan, hấp dẫn và thú vị ấy. Ở đó, giáo dục là một.

1. Giáo dục nam: Ariya Patauw Adat Likei dạy tôn thờ TRI THỨC

2. Giáo dục nữ: ‘Kabbôn’ Muk Thruh Palei dạy Cham LÀM GIÀU

3. Giáo dục chức sắc tôn giáo Ahiêr Awal: Baic Pakaup Kinh nhật tụng ĐẠO ĐỨC

4. Luận sư: “Nhập cuộc về hướng MỞ”, học để cống hiến cho nhân loại.

Continue reading

Câu chuyện Cham-71. TỪ PHÊ BÌNH ĐẾN CÂU CHUYỆN CHAM

[cách nhìn vấn đề từ nền tảng và toàn cảnh]

Biết một là biết tất cả, ai nói thế? Trước một, bằng tư duy phản biện, triết học phân tích, và… ta đẩy “một” ấy tới cùng, nó sẽ tự lộ nguyên hình. “Tất cả” cũng theo nguyên lí ấy.

Diễn, khi nhắc đến trường phái hay chủ nghĩa này nọ, tôi luôn bị dội lại: Cứ ngỡ mấy thứ siêu thực, tượng trưng ấy mới mẻ lắm, ở Truyện Kiều đầy ra…

Phát ngôn kia tưởng chân chân lí, té ra trật lất. Tôi nói:

– Nguyễn Du lớn, Truyện Kiều vĩ đại thì hẳn rồi. Bằng cảm quan thiên tài của mình, những món hiện thực, lãng mạn, tượng trưng không thể không có phần trong Truyện Kiều.

Continue reading

Câu chuyện Cham-70. ABDUL: NHÂN HIỆN TƯỢNG ƯA NÓI CHỮ

[bàn về hai phần việc: ‘Halau janưng’ và tín đồ ‘Ahiêr Awal’]

Việc chữ nghĩa, biết 10 nói 1 là bậc đạt nhân. Biết 1 nói 1 đã kẹt, chớ biết 1 nói 2-3 là gì không biết nữa. Nhìn TOÀN CẢNH con voi mới có cơ may tả được voi tạm nghe được, chớ kẻ mù đi sờ thấy mỗi chỗ một chút rồi đi kể lại, thì chết đám trẻ.

Continue reading

Tôi-11. ĐÂU LÀ LUẬN-01

[hay. Cham giáo dục người nam: Tôn thờ AKHAR sự Hiểu biết]

“Đi tìm sinh lộ cho Cham Ahiêr-Awal”, tôi bắt gặp vô số điều lạ, độc trên hành trình gian nan, hấp dẫn và thú vị ấy. Ở đó, giáo dục là một.

1. Giáo dục nam: Ariya Patauw Adat Likei dạy tôn thờ TRI THỨC

2. Giáo dục nữ: ‘Kabbôn’ Muk Thruh Palei dạy Cham LÀM GIÀU

3. Giáo dục chức sắc tôn giáo Ahiêr Awal: Baic Pakaup Kinh nhật tụng ĐẠO ĐỨC

4. Luận sư: “Nhập cuộc về hướng MỞ”, học để cống hiến cho nhân loại.

Continue reading

Câu chuyện Cham-69. ĐẤU TRANH, THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?-3

[Từ “Hồi giáo Bà-ni” đến Bà-ni]

[1] Bà con Ninh-Bình Thuận đang cấp tập kí thì…

Sáng 18-5, ghé thăm Imưm Điệp, ông cho hay chị N được trên cho biết đã quyết tôn giáo Bà-ni. Chiều cùng ngày, lai rai ở nhà ông Quyển có Imưm Tý và ông Nhung, ông này cho hay Pô Gru Nguyễn Lài, Chủ tịch Hội đồng thông tin cùng nội dung, thế nên ông không tiếp tục qua Văn Lâm lấy chữ kí.

Sáng 19-5, tôi lên cái tút: “Bà-ni, thành công tạm… đẹp”.

Trên đã HỨA, hai vị trong Hội đồng yêu cầu bà con bình tâm, văn bản quyết sẽ đến sau Bầu cử. Thì cũng cần biết vâng lời, dù có ngờ ngợ tới đâu.

Continue reading

Câu chuyện Cham-68. ĐẤU TRANH, THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?-2

[Các vụ liên quan đến Bà-ni. Tất cả đều có “ghi chép” & hồ sơ, ở đây chỉ tóm lược để làm bài học]

Về hai sinh linh Pabblap Birau mất tích, hay vụ Trường PTCS Mai Thúc Loan đã kể, miễn nhắc lại. Sau đây là vài bài học cần ôn tập.

[1] Vụ KMV-2006 ở Cwah Patih chết oan.

Tôi và thầy Nguyễn Văn Tỷ lên tiếng. Sau 4 bài liên tục đăng Chamyouth.com cùng vô số trả lời phản hồi bạn đọc, không khí quê nhà căng như muốn vỡ tung. Trung ương mời năm anh em trí thức Cham Sài Gòn cùng vài vị nữa từ Phan Rang vào TPHCM gặp mặt.

Continue reading