Covid-19-Katê. TẠ ƠN, THA THỨ & ƯỚC MƠ

Trong nghi thức thỉnh Thần ‘Danak Da-a Yang’, sau phần mở là câu:

‘Pajiơng thunau pajiơng akhar agal tapuk pajiơng rađet mưtei talei angui boh xarak adamưh Bia Kata Kra Ale ook rimoong ajoong kataal bbuuk pak xarak agal’

Chữ nghĩa và Kinh kệ, câu thần chú và lời khấn nguyện…

“Katê nào cũng mưa”, tên một truyện ngắn của Jalau Anưk đầu thập niên 1970.

Continue reading

Câu chuyện Cham-99. CHAM CÓ NGHÈO?

[hay: Cham, Tôi & Tiền]

Tôi giàu hay nghèo? Không ai biết. Bởi tôi sống hệt người nghèo, lại từng cho như kẻ giàu có.

Thanh Trọng Nghĩa gặp tôi lần đầu, ý đầu tiên bạn đề cập là nỗi Cham nghèo, và có ý tặng sách dạy làm giàu cho các bạn trẻ Cham. Mươi năm trước, thầy Nguyễn Văn Tỷ đăng Tagalau tiểu luận liên quan đến chuyện Cham nghèo, bị CPK mỉa: Ông Tỷ cả đời nghèo rớt mà đi dạy thiên hạ làm kinh tế! Tôi nói: Mouninho có giỏi đá bóng đâu, cớ gì ổng HLV hàng đầu thế giới bóng tròn!

Continue reading

Câu chuyện Cham-98. TÔN GIÁO CHAM?

Hôm trước, bạn trẻ Thành Trung cho hay bị một vị bắt bẻ “Cham có tôn giáo đâu mà la!”, mới nhờ đến tôi. Hôm qua, thêm facebook Tưởng Chu Nguyện đề nghị tôi vắn tắt về tôn giáo khá lạ này: Đạo Cham. Ừa, thì gạch đầu dòng.

Trước hết, chớ bưng khuôn nào bất kì áp lên Cham, thấy không có chi khớp thì hô: Cham không có tôn giáo. Chẳng phải thế đâu! Tuần tự…

– Cộng đồng Cham Pangdurangga, ngoài Muslim chiếm số lượng nhỏ, có ba hệ:

Continue reading

BÀ-NI, KẾT VẤN ĐỀ

CĐCB đối thoại với Inrasara, bài cuối.

Hôm qua 19-9, một bạn trẻ cho hay bị một vị bắt bẻ “Cham có tôn giáo đâu, mà la!”, mới nhờ đến tôi. Tôi nói: Vụ này cei Sara đã giải minh từ lâu rồi. Ta mãi dùng công thức hay định nghĩa cố định nào đó ra đo đếm, khi Cham không trùng khớp thì hô ngay: Cham không có tôn giáo. Lạ!

‘Ahiêr Awal’ là tôn giáo dân tộc, như đạo Do Thái của người Do Thái hay Shinto của Nhật. Ở đó, [1] Đấng tối cao đã nhạt nhòa, còn lại là: Pô Yang và Muk Kei, [2] Kinh sách: Agal Ahiêr [rút một phần nhỏ kinh Bà-la-môn] và Agal Awal [rút 1 phần nhỏ Kinh Qu’ran], [3] Nơi tập trung ‘ngak yang’ thờ tự có: Bimong Kalan và Sang Mưgik, [4] Tín đồ là: Cham Jat, Cham Ahiêr và Cham Awal.

Continue reading

CĐCB đối thoại với Inrasara, bài-3 và 4

Bài-3. CÓ PHẢI BÀ-NI LÀM SAI BÀI?

[Trả lời 3 câu hỏi có liên quan với nhau]

1. Như nhà thơ nói, chữ ‘Bani’ xuất xứ từ Ả Rập, và “Tôn giáo Bà-ni” cũng từ Hồi giáo mà ra. Vậy tại sao không gọi là “Hồi giáo Bà-ni”, mà phải là Bà-ni?

Phát ngôn tự thú mình biết một mà chưa biết hai, càng chưa biết ba. Hỏi chớ Tin Lành, Islam từ đâu mà ra? Chẳng phải chung tổ phụ Abraham sao?

Chẳng có gì nẩy ra từ hư vô cả, tư tưởng tôn giáo cũng không khác. Luôn tiếp thu, vay mượn nhau rồi sáng tạo và làm khác, để thành của mình. Do Thái giáo, Công giáo, Chính Thống giáo, Islam, Tin Lành… tồn tại cả khối dấu vết đậm nhạt liên quan với nhau – mỗi tôn giáo ấy vẫn có tên gọi riêng.

Continue reading

XUNG QUANH VẤN ĐỀ TÔN GIÁO BÀ-NI

Bài 1. TÊN GỌI BÀ-NI

Thế nào là Bà-ni? Nhiều người nghĩ chữ nghĩa thôi mà, “sao chẳng được”, tại sao cứ phải Bà-ni?

Thế nào là Bà-ni?

Trước hết xin lưu ý, Bà-ni, Hồi giáo Bà-ni, Hồi giáo cũ, Hồi giáo mới, Bà-la-môn, vân vân là các từ/ ngữ được DỊCH hay phiên âm sang tiếng Việt. Để gọi các thành phần “tín đồ” trong cộng đồng, người Cham phân biệt rất rành mạch: ‘Anưk Chăm, Anưk Bini’ và ‘Asulam’.

[1] ‘Bani’ là tiếng Ả Rập, theo Từ điển Aymonier: “les fils” nghĩa là “những đứa con trai” hàm nghĩa những đứa con trai của Mohammad. Nguyên gốc là vậy, chứ người Cham hiểu chữ ‘Bani’ hoàn toàn khác. Tiếng Bà-ni để chỉ một bộ phận tôn giáo của cộng đồng Cham Pangdurangga [Ninh Thuận và Bình Thuận].

Continue reading

Chế Vỹ Tân. TÌM HIỂU VẤN ĐỀ TÔN GIÁO XƯA VÀ NAY

Tôi vừa nhận được bài viết của Chế Vỹ Tân tức Nguyễn Văn Tỷ giải minh về các khía cạnh xung quanh Vấn đề Bà-ni. Thầy Tỷ năm nay 87 tuôi, đã hưu từ 20 năm trước; lẽ ra thầy cũng quyết hưu trước các vấn đề cộng đồng. Tuy nhiên bởi trách nhiệm trí thức, thầy cố gắng viết bài “cuối cùng” này, như thông điệp gửi đến: Thế hệ trẻ Cham, chính quyền các cấp, và những người đang “lên tiếng đấu tranh” xung quan Tôn giáo Bà-ni.   

Sau đây là nguyên văn.

Continue reading

Câu chuyện Cham-87. ĐÂU LÀ LUẬN?-11

[Tôn giáo Cham: Dân tộc – Tự do – Phát triển]

[1] Cham mất nước, bảo lưu tôn giáo mang tính dân tộc là điều kiện tiên quyết. Từ chối nó là bạn chối bỏ cội nguồn, quay lưng với bản sắc qua đó Cham nguy cơ bị đồng hóa là khó tránh.

Sao gọi ‘Ahiêr Awal’ là tôn giáo dân tộc?

Cả Cham Bà-la-môn lẫn Cham Bà-ni hôm nay hiện rất mơ hồ về các đấng tối cao cả Ấn Độ giáo lẫn Islam: Brahma, Shiva, Allah, Mohammad… mà chỉ biết đến

Continue reading

Câu chuyện Cham-86. TÔN GIÁO NÀO CŨNG TỐT?-4

Cái MỚI ra đời luôn phải chiến, để có mặt, để phát triển và tồn tại. Chính Jesus tuyên rành rọt: “I came not to send peace, but a sword” (Bible, Matthews, X, 34). Thơ Mới xuất hiện phải đánh bại thơ truyền thống, để giành đất sống, đấy thơ cũ về hậu trường, lưu kho hay cho nó hô… biến. Còn được hay không, hoặc chuyện gì xảy ra sau đó – tính sau!

Là lẽ thường của văn minh, phát triển và tiến bộ.

Continue reading

Tinh thần sáng tạo Cham-11. PHIM & THẾ NÀO LÀ THAM VỌNG LỚN?

Đám cây non vươn vội lên khoảng xanh

Mà rễ chưa cắm sâu vào đất

Chỉ cần một cơn bão rớt

Cũng đủ làm chúng run bấn lên (Tháp nắng-1996)

Hôm qua ở “Câu chuyện Cham-80”, từ còm lạc đề của bạn facebook, tôi cũng biết được chi tiết đáng giá: Cham có đạo diễn điện ảnh!

Continue reading