[tặng anh Ysa Cosiem]
I. Khẳng định bản sắc là vấn đề sống còn của mỗi dân tộc, vùng miền, thậm chí ở ngay cả một địa phương nhỏ hẹp nhất: làng xóm. Từ việc thờ thần, cho đến lễ hội, hay cái cụ thể nhất, là ngôn ngữ. Càng khác biệt, càng đặc trưng, càng đậm đà bản sắc thì càng lộ rõ cá tính sáng tạo của một cộng đồng, dân tộc.
Cham trong việc sử dụng ngôn từ là cực kì.
Mượn Sanskrit/ Pali, Cham không giữ nguyên xi, mà chế biến đến dân Ấn nguyên gốc không thể nhận ra.
Prthivi = prettarabi, prettik: trái đất, Panduranga = Panrāng, Paccima = pai…
Karpasa = kapah, Nagara = nưgar, Manusia = mưnôsak, mưnus…
Bala = bôl, Phala = phôl, Kala = kal, Akhara = akhar…
Ngay vốn từ cùng ngữ hệ Nam đảo, Cham cũng cố ý tách xa chừng nào tốt chừng nấy. Sự thể thể hiện ngay trong Từ điển Aymonier (1906), nghĩa là đã diễn ra từ trước đó.
Nam đảo/ Cham: A chuyển thành I, U/A, O/U, A/Ư, D/T, B/P… trong đó mạnh nhất là A chuyển thành Ư. Continue reading
Category Archives: Tiếng Chăm của bạn
5.000 Từ Việt – Cham thông dụng: Gợi ý phiên âm
Vấn đề 5.000 Từ vựng còn lại duy nhất là phiên âm La-tinh. Bà con – anh chị em chú ý: phiên âm chứ không phải chuyển tự. Mà phiên âm này phục vụ cho ĐỐI TƯỢNG là: học viên biết tiếng Việt học. Sau khi nhận nhiều ý kiến đóng góp, tôi tạm đưa ra mấy điểm tựa chính để làm phiên âm như sau. Rất mong bà con – anh chị em và bạn đọc góp ý kiến.
Inrasara
Inrasara, Akhar thrah, và… 03.2: Thư gửi Kalalu
* Tôi mê chữ Chăm đến nỗi 2 lần chép Từ điển Aymonier, lần 1 vào 1974, lần 2 vào năm 1975.
Sài Gòn, 2-7-2013
Kalalu thân mến!
Tôi vừa từ quê về đến Sài Gòn sau chuyến xe 9 tiếng đồng hồ. Vào nhà, mở web và thấy 2 phản hồi của bạn, trong đó có phản hồi bạn chép từ mạng khác qua. Tôi lướt qua, OK, và đi tắm.
Trước hết tôi ghi nhận thiện chí của bạn với Akhar thrah. Chế Linh, Po Dharma, Quảng Đại Cẩn vân vân… cũng đầy tràn thiện chí. Tất cả Cham đều mong ước đưa Akhar thrah đến thống nhất. Để tiện cho Cham, sau đó là nhiều thứ khác nữa… Tôi hoan hô tinh thần đó, nhưng tôi nghĩ khác. Continue reading
Hội thảo bỏ túi: 5.000 Từ Việt – Cham thông dụng
Sau buổi Ra mắt tập thơ Giữa hai khoảng trống của Kiều Maily, Inrasara mời mươi anh em Cham ngồi lại 30 phút dành cho chương trình phụ: bàn sơ khởi về 5.000 Từ Việt – Cham thông dụng. Bản thảo đã được nhân bản 7 bản gửi về trước đó.
Tôi trình bày & anh em thảo luận: Continue reading
Inrasara, Akhar thrah, và… 03
“Inrasara, Akhar thrah, và…” chưa kịp lên kì 3, thì bạn đọc “vinh” đã phản hồi. Bạn viết:
“Nhắc nữa vô tình Champaka cho Inrasara là chảnh chọe ta đây cao siêu, phiền lòng nhau. Nên tôi thấy Inrasara chưa sáng và tỉnh lắm trong vấn đề này.”
Rất cảm ơn bạn đọc đã cảnh giác. Dẫu sao, xin cho tôi nói lại vài điều.
Do dư hưởng từ bạn đọc, nên tôi phải giải thích; cho dù nội dung “nhắc nữa” này đã xảy ra vài lần rồi. Ẹ là thế, bạn à. Tôi là kẻ sáng tạo, luôn thích làm mới, vậy mà cứ phải nhai lại cái cũ.
Thứ hai, nhân đây tôi muốn kể với bạn đọc vài “phản hồi” của các bạn trẻ ở chiều nay liên quan đến Inrasara, và sự việc xảy ra non tháng trước, giữa anh Chế Linh và tôi. Continue reading
Inrasara, Akhar thrah, và… 01
1. Về 5.000 Từ vựng Việt – Chăm
5.000 Từ vựng Việt – Chăm tạm thời đã xong. Phần nhập liệu đã kết thúc. Thay mặt Ban Biên tập, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn trẻ: Ya Trang, Như Ý, Kiều Dung, Đavy, Kiều Maily, Inrajakha – trong các thời điểm khác nhau – đã làm tốt phần việc của mình.
Lẽ ra bản thảo đã in ra từ đầu tháng 5-2013, để chuẩn bị cho Hội thảo bỏ túi. Continue reading
Jaya Bahasa: Phát hiện Giáo trình tiếng Chăm đầu tiên
Trong những năm gần đây, việc học tiếng Chăm đang được sự quan tâm của cộng đồng trong nước và nước ngoài. Và chưa bao giờ vấn đề chữ Chăm lại thu hút nhiều nhà khoa học và giới trẻ thảo luận, tranh cãi sâu rộng và kéo dài như hiện nay. Mặc dù vậy, vẫn chưa có một giải pháp tối ưu nào để định hướng cho ngôn ngữ Chăm phát triển trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế. Vì, những luận đàm vẫn còn nóng bỏng còn nhiều quan điểm học thuật và thái độ khác nhau đối với di sản văn hoá tộc người bản địa.
Vấn đề chữ Chăm tựu trung vào hai ẩn số chính, giữa một bên là những người làm công tác dạy và học chữ Chăm bậc phổ thông mà đại diện trực tiếp là Ban Biên soạn Sách chữ Chăm trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận (1978-2010) và một thiểu số những người học tập và nghiên cứu thư tịch Chăm. Để có cái nhìn khách quan và khoa học về ngôn ngữ Chăm Continue reading
5.000 Từ vựng Việt – Chăm: thông tin mới
5.000 Từ vựng Việt – Chăm được lên kế hoạch và đã khởi động nhập liệu từ đầu năm 2012. Dự kiến đến Katê thì có thể mở hội thảo bỏ túi để tiến đến in ấn và phát hành nhân lễ Rija Nưgar 2013. Thế nhưng, có 3 lí do chính vừa chủ quan vừa khách quan, khiến tiến độ chậm lại: Continue reading
Thành ngữ Chăm (bổ sung 4)
Jiơng gơp jiơng gan
Nên họ nên hàng. Continue reading
Thành ngữ Chăm (bổ sung 3)
Drơh urang drơh drei
Giống người giống ta Continue reading