Adei baic xap Cam – em học tiếng Cham. Kadha bài 5. DŌK: NGỒI

[0] Dōk dala, hay Dōk ala: ngồi xuống [nói chung]
[1] Dōk jagog: ngồi xổm, ngồi trên hai bàn chân, đít có hay không dính đất.
[2] Dōk lah le: ngồi chàng hảng; có nhiều cách ngồi chàng hảng
[3] Dōk pah bēp: ngồi bệt, ngồi thả lỏng thoải mái.
[4] Dōk trah canar: ngồi xếp bằng
[5] Dōk wak jōng: ngồi tréo chân; khác với Đih wak jōng: nằm tréo chân.
[6] Dōk joh angwa: ngồi duỗi chân bắt chéo ở phần chi dưới.
[7] Dōk joh me: ngồi xếp 2 chân một bên
[8] Dōk dang jhơ: ngồi trên 2 gót chân, đít không dính đất. Continue reading

ADEI BAIC AKHAR CAM EM HỌC TIẾNG CHAM – MỞ & Kadha bài 1

Tôi là kẻ yêu tiếng, âm vang của lời. TIẾNG, chứ không phải CHỮ, xin nhớ.
Năm Đệ Thất trường An Phước, tôi nằm cạnh giường anh Quảng Đại Cai. Anh Đệ Tứ, nhỏ con và lành. Tôi thích chơi với các anh lớp lớn, để học. Tôi học bằng hỏi.
[khác với nhiều bạn trẻ hôm nay, thấy tôi viết có vẻ sai, thì… la; chứ không hỏi].
Anh Bá Sinh Quyên anh họ tôi hay đến thăm Cai em vợ, cả ba bận đều kêu: Thằng này lạ quá, mấy lần tao qua đều thấy nó cầm tự điển đọc.
Đúng, tôi học bằng đọc từ điển. Hiện nhà tôi có đến 84 đầu sách… từ điển các loại, bằng nhiều thứ tiếng. Số mệnh đùn đẩy tôi làm kẻ soạn từ điển thì chả lấy gì làm oan. Năm 27 tuổi, tôi vào Ban Biên soạn sách Chữ Chăm chủ yếu để bắt lỗi chính tả và sửa ngữ pháp các bác, các thầy ở đó! Thế nên, tôi rất khó mà sai chính tả.

Năm 1998, Tháp Nắng đoạt giải Hội Nhà văn, anh bạn học Quốc kêu: “Cham đầu tiên đoạt giải văn chương á!” được/ bị một bạn thơ Cham tiếp lời: Nó viết đúng chính tả. Bạn thơ Trần Mai Hường [khi ấy còn chưa hội viên HNVTP, nay lên hàng sao rồi] lần đầu gặp tôi, la lên: Ấn tượng đầu tiên của em với anh là, sao anh viết đúng chính tả thế! Vậy đó, cứ tưởng dân tộc thiểu số là phải sai chính tả. Với ai thì được, chứ ông Sara – chớ đùa. Continue reading

VÀI LỜI VỚI CÁC BẠN CHAM [LIÊN QUAN ĐẾN AKHAR THRAH]

[Chuẩn bị cho Phiêu lưu, xin dừng lại nhắn anh chị em đôi lời.
Wa tặng Stt này cho Isvan đọc để biết]
1978
Có 2 thứ Cham chưa bao giờ gọi là đồng ý với nhau: Xakawi và Akhar thrah. Tôi cảm nhận điều đó ngay từ tuổi 20. Cham bất đồng đến quá khích, quá khích muốn triệt tiêu [tận diệt] đối thủ. Xin tuần tự…

1. Về Xakawi
Trích nguyên văn Văn học Cham Khái luận (1994, không chỉnh chuyển tự):
“… đặc biệt hơn là Sakavi (lịch Chăm) bị dùng sai lệch giữa vùng Phanrang-Phanrí, giữa Chăm-Bàni và cả giữa Chăm ở hai làng khác, hai gru (Thầy) khác. Sakavi bak nưgar (sakavi khắp xứ) là vậy.
Ray ni anưk Bini anưk Cam/ Pwơc karei harei mưlơm o laik saung gơp.
(Đời nay cả Chăm lẫn Bàni./ Lịch tính sai, tháng ngày không hợp)
Dù tác giả Ariya Harei Mưlơm có lớn tiếng cảnh cáo rằng nếu có ai dùng sai Sakavi thì sẽ bị tàn mạt cả dòng họ, người Chăm dùng nó càng sai lệch hơn. Khốn khổ xiết bao!
Ngày nay chúng ta dễ ngộ nhận rằng cha ông chúng ta đã quá quan trọng hóa vấn đề. Bởi vì chỉ một chi tiết vặt vãnh như thế kia mà hơn mươi tác giả đề cập đến. Có vị còn sáng tác cả một tập thơ diễn cách tính lịch (Ariya Klan Thu, Ariya Harei Mưlơm…) lưu lại cho thế hệ mai sau. Ngớ ngẩn ư? Không! Vì chính chi tiết này đã nói lên đầy đủ thực trạng phân hóa trầm trọng của xã hội Chăm suốt cả hai thế kỷ nay. Continue reading

GIẢI ẢO TRUYỀN THỐNG.bis

Do có sự nhầm lẫm giữa cặp phạm trù: SÁNG TẠO/ TRUYỀN THỐNG với TRÙNG TU, CHUẨN HÓA, nên mới có “bis” này. Nhầm lẫn có thể do tâm sanh hay bởi gì khác, nhưng ta cứ tạm cho là do ngây ngô về tri thức. Dẫu sao hữu ích của nhầm lẫn cũng gợi ý cho một giải minh cần thiết.
Đưa ví dụ cụ thể, vấn đề sẽ tự nó sáng rỡ.

1. SÁNG TẠO
Lục bát được xem là truyền thống thơ Việt, khi Bùi Giáng đưa lục bát thoát ra khỏi tâm thức cổ điển hay hiện đại để lấn sang hậu hiện đại, ta gọi đó là một sáng tạo. Đó là điều trước ông chưa ai làm.
Khi Thanh Tâm Tuyền từ bỏ lục bát, để tiếp nhận thơ tự do Tây phương và viết với tâm thức hiện sinh, ta gọi thơ tự do của TTT là sáng tạo.
Vẫn là thơ, vẫn mục đích hướng đến độc giả, cùng phương tiện là tiếng Việt, nhưng 2 nhà này đã có những xử lí rất KHÁC. Khác này là sáng tạo. Continue reading

KHÁC BIỆT TIẾNG CHAM ĐÔNG CHAM TÂY

[tặng anh Ysa Cosiem]
1-Kur Ong Po-01
I. Khẳng định bản sắc là vấn đề sống còn của mỗi dân tộc, vùng miền, thậm chí ở ngay cả một địa phương nhỏ hẹp nhất: làng xóm. Từ việc thờ thần, cho đến lễ hội, hay cái cụ thể nhất, là ngôn ngữ. Càng khác biệt, càng đặc trưng, càng đậm đà bản sắc thì càng lộ rõ cá tính sáng tạo của một cộng đồng, dân tộc.
Cham trong việc sử dụng ngôn từ là cực kì.
Mượn Sanskrit/ Pali, Cham không giữ nguyên xi, mà chế biến đến dân Ấn nguyên gốc không thể nhận ra.
Prthivi = prettarabi, prettik: trái đất, Panduranga = Panrāng, Paccima = pai
Karpasa = kapah, Nagara = nưgar, Manusia = mưnôsak, mưnus
Bala = bôl, Phala = phôl, Kala = kal, Akhara = akhar
Ngay vốn từ cùng ngữ hệ Nam đảo, Cham cũng cố ý tách xa chừng nào tốt chừng nấy. Sự thể thể hiện ngay trong Từ điển Aymonier (1906), nghĩa là đã diễn ra từ trước đó.
Nam đảo/ Cham: A chuyển thành I, U/A, O/U, A/Ư, D/T, B/P… trong đó mạnh nhất là A chuyển thành Ư. Continue reading