Thành ngữ Chăm 02

Mỗi kì 10 thành ngữ Chăm sẽ được đăng lên Inrasara.com đều đặn, có chú thích cần thiết. Tất cả đều được trích từ công trình sưu tầm – nghiên cứu của Inrasara, Văn học dân gian Chăm – Ca dao, Tục ngữ, câu đố, In lần thứ nhất: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1995.In lần thứ hai: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 2006.
Kính mời bà con và bạn đọc tham khảo và góp ý kiến.
Inrasara.

11. Akauk mưng pasei, drei mưng tali
Đầu sắt thân đá. Continue reading

Thành ngữ Chăm 01

Mỗi kì 10 thành ngữ Chăm sẽ được đăng lên Inrasara.com đều đặn, có chú thích cần thiết. Tất cả đều được trích từ công trình sưu tầm – nghiên cứu của Inrasara, Văn học dân gian Chăm – Ca dao, Tục ngữ, câu đố, In lần thứ nhất: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 1995.In lần thứ hai: NXB Văn hóa Dân tộc, H., 2006.
Kính mời bà con và bạn đọc tham khảo và góp ý kiến.
Inrasara.

1. Akauk Ia Ru, iku Ia Trang.
Đầu nơi Tuy Hòa, đuôi tận Nha Trang. (Dài dằng dặc).

2. Akauk ka hacih labar
Đầu chưa sạch nhờn
= Chưa ráo máu đầu. Continue reading

Tiếng Chăm của bạn 02: Từ hai lối nói

Trích đoạn Hàng mã kí ức (tiểu thuyết tự sự)
Chương 11. “Vượt qua cô đơn sử tính”

1. Cô đơn đầu tiên và cuối cùng
Bên kia “chẹt” nhà tôi là quán bà Hai Mót. Bà có đứa con gái tên Mót, bạn cùng lứa chị Hám. Một gia đình đàng quê xứ biển qua làng tôi mở quán bán đủ thứ nhà quê cần. Bà tiếng làm ăn có đức, nên mấy bà Chăm thương tình cho không khoảnh đất trong vuông nhà để mở quán. Anh em tôi ấm đầu là cứ qua bà Hai lấy lọ Tiêu ban lộ mà xài. Bà còn có món đặc sản là chả giò chấm tương. Sáng sớm được mẹ cho qua ngồi chung thì sướng hết biết Continue reading

Tiếng Chăm của bạn 03: Động từ

Không đẻ từ mới, và cũng không cần đẻ nữa. Ta chỉ cần ôn lại, nhớ lại vốn từ cũ thế hệ cha ông đã dùng, hay chính thế hệ chúng ta sử dụng mỗi ngày, nhưng bây giờ vì ít gặp mà ta đã quên. Quên đi rồi thành quen đi – quên luôn. Từ đó từ vựng tiếng mẹ đẻ của ta ngày càng kém và nghèo nàn đi.
Mở mục Làm giàu vốn từ vựng của bạn, Inrasara.com có tham vọng nhỏ là giúp gợi nhớ – cho các bạn và cho chính người viết – vốn cũ. Qua đó ta mới hi vọng phần nào sáng tỏ trong công việc tưởng đơn giản nhưng vô cùng cực nhọc, đó là: “Làm thế nào để nói tiếng Chăm?”. Continue reading