Tiếng Chăm của bạn 09: DI trong tiếng Chăm

Tôi không là chuyên gia nói cái gì cũng… đúng; càng không phải nhà độc tài quyết ép người khác nghe theo ý kiến mình; chuyên mục “Tiếng Chăm của bạn” chỉ là một gợi ý, gợi mở để cùng suy nghĩ và thảo luận về tiếng mẹ đẻ cùng sự tồn vong của nó. “Tiếng Chăm của bạn” mong đón nhận nhiều ý kiến đóng góp chân tình và lành mạnh
Inrasara.

*
Nghe lời bài dân ca được hát ri rả trên Đài hay băng dĩa: “Tơl bbuk… tơl bbuk pauh raung, mai hu… mai hu ka urang” (Đến khi tóc vỗ vai, về được cho người), không ít người hiểu biết về tiếng Chăm tỏ rõ sự khó chịu. – Bởi nó quá trật Continue reading

Tiếng Chăm của bạn: Lời nói đầu của cuốn Tự học tiếng Chăm


Inrasara, Tự học tiếng Chăm, NXB Văn hóa Dân tộc, H., 2003

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn Tự học tiếng Chăm được biên soạn để dạy khóa “bổ túc” tự nguyện cho khoảng 70 thanh niên Chăm làng Mỹ Nghiệp tỉnh Ninh Thuận vào mùa Thu năm 1975. Sau đó nó được dùng để hướng dẫn cho một số học sinh Chăm lưu trú ở thị xã Phan Rang.
Vào năm 1984, Tự học tiếng Chăm được biên soạn lại và đã diễn trình trong một chuyên đề khoa học ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm – Thuận Hải (cũ) như là một tư liệu cần thiết phục vụ chương trình xóa mù chữ mẹ đẻ trong cộng đồng Chăm. Dự tính cuốn sách sẽ được Nhà xuất bản Giáo dục in Continue reading

Tiếng Chăm của bạn 08: “Xin lỗi” & “Cám ơn”

“Xin lỗi” & “Cám ơn” là hai từ thông dụng trong giao tiếp hiện đại. Các bạn muốn sử dụng tiếng Chăm. Vậy, nên dùng từ nào thích hợp?

* Bia Võ Cạnh – Nha Trang thế kỉ II – Photo Inrasara.

1. Ampun hay Ơmpun
Từ điển Aymonier (viết tắt A.), Ampun: pardon, grâce, faveur; pardonner; demander pardon. Từ điển này đưa ví dụ minh họa: Lakuw ampun: demander pardon, nghĩa là “xin lỗi”.
Từ điển Moussay (M.), Ơmpun: “xin lỗi” demander pardon.
Từ điển Đại học KHXH & NV (ĐH.) cũng thế.
Như vậy, tiếng Chăm “xin lỗi” không vấn đề gì cả.

2. “Cám ơn”?
Các phương án đề ra Continue reading

Thư cho IDR: Tiếng Chăm của bạn – Sai và đúng 02

SG, 19-10-2010
Ayut Ikan di Ram thân

Mới Phản hồi lần đầu, chưa chi bạn đã kêu “bỏ tù”, “quan liêu” rồi, nghe mà bắt sợ. Nếu vậy thì khối “nhà nghiên cứu”, hay “chuyên gia” bị đẩy vào chật ních nhà tù. Bạn thử lật lại hồ sơ đi, rất nhiều “chuyên gia” viết là “Panduranga” đấy. Vậy cũng đủ thấy, ngay các chuyên gia cũng quen [sai].

Xin miễn bàn về chuyện “chuẩn hóa” của Ban BSSCC. Bàn – tôi và bạn ngồi tốn chục kí trà Thái Nguyên chưa chắc đã xong Continue reading

Tiếng Chăm của bạn 07: Sai và đúng

Tiếng nói và chữ viết của một dân tộc luôn chuyển động, theo thời gian, địa phương… Nghĩa là không cố định. Đó là điều bất kì ai chịu quan sát cũng thấy, không cứ gì phải là nhà ngôn ngữ học. Tiếng và chữ Chăm không là ngoại lệ.
Thử trích dẫn một đoạn đọc vui:
“Bàn về ngôn ngữ nhiều khi dẫn đến kết luận sai. Sự biến đổi của ngôn ngữ có rất nhiều phi lý, thường chẳng theo quy luật rõ ràng nào, và chẳng có nhà độc tài hay nhà ngôn ngữ học nào có thể bắt người ta phải luôn viết hay nói theo một quy luật vĩnh cửu nào” Continue reading

Tiếng Chăm của bạn 06: Ngôn ngữ đa âm tiết


* Bìa 1 tác phẩm Tự học tiếng Chăm.

Tiếng Chăm là ngôn ngữ đa âm tiết (ta hay nói từ có một hay nhiều lang likuk) trong đó, từ song tiết (hai “tiếng”) chiếm một số lượng lớn nhất, sau đó là từ đơn tiết; riêng từ ba và bốn âm tiết chỉ có một lượng rất nhỏ và phần nhiều là những từ vay mượn.
1. Từ đơn:
– Từ một âm tiết (gồm từ đơn tiết và từ song tiết nhưng đã rụng bớt âm đầu)
Ba: mang; maung: nhìn Continue reading

Tiếng Chăm của bạn 05: Nưgar nghĩa là gì?


* Với bạn văn Nguyễn Viện, Thận Nhiên, Lynh Bacardi – Katê 2007 tại Caklaing. Trong cùng là Sam, người Mỹ gốc Ấn đang cùng Inrasara soạn Từ vựng đối chiếu Sanskrit – Cam – English.

Vừa qua có bạn trẻ nghe Đài, đã hỏi tôi về nghĩa của từ này. Bạn nói:
– “Nưgar” trong tiếng Chăm chỉ có nghĩa là “đất nước, quốc gia” thôi sao? Em thấy Đài tiếng nói Việt Nam, Ban tiếng Chăm đã giải thích như thế, trong khi theo chỗ em biết, “nưgar” còn nó nhiều nghĩa khác nữa… Anh có thể cho em biết ý kiến.
– Dĩ nhiên, khi có hồ nghi về ngữ nghĩa của một từ nào đó, thao tác đầu tiên là lật từ điển, phải không? Continue reading