Tiếng Chăm của bạn: Ngôn ngữ, dễ mà khó

1. Dễ & khó

Nói theo lối siêu hình học, con người sở hữu ngôn ngữ. Nên, một người học đến trình độ nào đó, đều nghĩ mình có khả năng soạn… từ điển. Có bạn trẻ vừa học xong khóa Tiếng Chăm căn bản ở Trường Bổ túc Văn hóa Dân tộc tỉnh Ninh Thuận nơi Thuận Văn Liêm dạy, đã tự tin nói với tôi: em đang soạn cuốn Tự học tiếng Chăm.

Tuyên bố không sai, vì bạn trẻ đã sở hữu được ngôn ngữ.

Nhưng để sở hữu nó đến nơi đến chốn là điều cực khó. Bởi, Continue reading

Jaya Bahasa: Giữ gìn sự trong sáng của chữ Chăm Akhar thrah

Trong lịch sử người Chăm đã sử dụng nhiều loại chữ viết khác nhau để ghi chép trên bia đá, chỉ dụ, sắc lệnh, văn kiện ngoại giao, địa bạ, những lời kinh cúng tế, văn chương v.v. Trong đó, có loại chữ Akhar thrah được khắc lên bia đá ở ngôi đền tháp Po Rome vào thế kỉ XVII. Cho đến bây giờ, chữ Akhar thrah vẫn còn thịnh hành và được lưu truyền phổ biến trong cộng đồng người Chăm ở Pangdurangga. Bài viết “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Chăm Akhar thrah” giới thiệu qua việc dạy và học chữ Chăm diễn trình như thế nào? Qua đó, nhận xét về tác phẩm “Sap ChamContinue reading

Tiếng Chăm của bạn: Các biến âm trong âm chính

Thuộc hệ thống ngôn ngữ Mã Lai – Đa đảo, nhưng tiếng Chăm có sự cải tiến quyết liệt, đi xa nguồn cội của nó. Khác cả Malaysia, Indonesia… khác cả Raglai, Giarai… Ở đó, sự biến âm trong âm chính là một trong những cách quan trọng. Chính vì lí do đó, ông bà Chăm đã đẻ ra thêm 4 chữ cái nữa vào bộ chữ cái đã có để tiện ích cho biến âm này.
Hệ thống chữ cái vay mượn chữ Sanscrit có
Ka – Kha – Ga – Gha – Nga

thành
Ka – Kha – Ga – Gha – Ngưk – Nga

Chăm đã thêm NGƯK vào hàng đầu tiên, và thêm vào các hàng sau là: NHƯK, NƯK, MƯK
Hiện tượng này xảy ra ít nhất một thế kỉ rưỡi trước Continue reading