Nghĩ gì? 10 – Tiếng Chăm về đâu? 1

TADHUW BƠL KATE THUK SIAM – CHÚC MỘT MÙA KATÊ TỐT LÀNH!

 

UNESCO cho biết, mỗi tháng nhân loại mất đi hai ngôn ngữ. Bốn trăm năm qua, 7.000 ngôn ngữ loài người bốc khói. Nghĩa là non phân nửa tiếng nói bị chết!

Theo tài liệu của Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa ở Đại học Hawaii-Manoa, vào đầu thế kỉ XX, châu Á có 2.474 ngôn ngữ, đến đầu thế kỉ XXI chỉ còn 1.044 thứ tiếng còn được nói.

Các nhà ngôn ngữ dự báo 50-90% số ngôn ngữ hiện có sẽ biến mất hoàn toàn vào cuối thế kỉ thứ XXI!

Ngôn ngữ Chăm có nằm trong số đó không? chú ý: ngôn ngữ chứ không phải chữ viết.

Bạn có sợ điều đó xảy ra không? Sợ thôi, không đòi hỏi suy nghĩ!

Với một cụm di tích bị sụp đổ hoang phế, người ta có thể phục dựng lại; một nền văn chương cổ thất tán ít có ai biết tới, chúng ta có thể sưu tầm, dịch thuật để người đời sau thưởng lãm, nghiên cứu. Nhưng hỏi nếu ngôn ngữ sống của một dân tộc mất đi, có cách nào để cứu vãn?

Nghĩ gì 05? Bạn có yêu tiếng mẹ đẻ không?

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…

Phạm Duy

 

Chúng ta lí thuyết nhiều quá mà thiếu thực tiễn. Chúng ta đề cao chuyện học chữ “nhiều” quá, mà xao lãng luyện tiếng…

Nói như thế, dễ bị cho là nói ngược. Ví dụ mươi năm trở lại đây, người Chăm đâu biết “chữ” Chăm có nhiều bằng ngày xưa. Tình trạng học chữ như vậy là ít, đúng quá đi chứ.

Thế nhưng, thử nhìn kĩ vấn đề thêm xíu nhé. Ban Biên soạn sách chữ Chăm dạy và học “chữ” Chăm. Lớp tiếng Chăm ở TP Hồ Chí Minh cũng dạy và học “chữ” Chăm. Trong cộng đồng Chăm luôn tồn tại các lớp dạy và học cá thể nữa. Nhưng người Chăm nói tiếng mẹ đẻ độn tiếng Việt ngay càng cao và thảm trạng này gần như vô phương cứu chữa.

Tại sao? Continue reading

Nghĩ gì 05? Bao giờ chúng ta nói tiếng Việt bằng giọng Chăm?

Sống xen cư và cộng cư với người Kinh cả thế kỉ qua, rồi khi môi trường nông thôn bị phá vỡ, đô thị hóa ồ ạt – tộc Chăm sẽ ra sao, ngày mai?

1. Trong cuốn Sử Việt đọc vài quyển, NXB Văn mới, Hoa Kì, 2004, Tạ Chí Đại Trường viết:

Tù binh Cham đến Bắc được sinh hoạt ở các vùng riêng biệt. Tính từ trước thế kỉ X, hơn 200 năm sau, Trần Nhật Duật đến chơi – không phải với tù binh mà theo lối “với người nước ngoài”. Ông nhận ra: hẳn họ có sinh hoạt khá riêng biệt, do đó họ mới giữ được tiếng nói, phong tục tập quán một thời gian lâu dài – dài quá sức tưởng tượng là khác!

… sau chiến thắng 1044 trở về, Lí Nhân Tông “cho các tù binh được nhận người cùng bộ tộc, cho ở (các nơi), đặt hương ấp phỏng theo tên gọi cũ của Chiêm Thành”! Continue reading

Tiếng Chăm của bạn: Tiền tố M trong tiếng Chăm

Ngôn ngữ là chuyện dễ mà khó. Cực kì khó nữa.

Quang Cẩn kể hai năm trước, có nhà nghiên cứu Chăm ghé anh. Qua trao đổi, anh mới hay rằng nhà nghiên cứu nọ không hề biết tiếng Chăm có tiền tố prefix, trung tố infix… Anh thấy lạ vô cùng. Lạ, không phải vì nhà nghiên cứu kia không biết, mà chính bởi nhà đó hay nói, hay bàn về ngôn ngữ.

Chuyện không hiểu vấn đề chuyên môn nào đó, thì chẳng có gì đáng nói cả Continue reading