Tiếng Chăm của bạn: Các từ hay bị dùng lẫn lộn

Trong sinh hoạt ngày thường, có một số từ bị bỏ quên; cạnh đó là các từ đa âm tiết, trong trao đổi các bạn Chăm hay đọc lướt và nuốt rồi quên luôn tiền trọng âm (lang likuk). Từ đó các bạn hay dùng lẫn lộn và nhầm lẫn ngữ nghĩa của nó, đến không biết đâu mà lần. Sau đây là vài từ tiêu biểu có âm tiết cuối phát âm thành YA, IA,…

 

Hamia             (cây) khế Continue reading

Tiếng Chăm của bạn: Từ ghép giả

Đây là loại từ ghép gồm từ tố kết hợp với từ căn. Tiếng Chăm có hai loại từ tố: tiền tố và trung tố.

Trung tố N. Trung tố N có tác dụng biến động từ thành danh từ:

      Bơk           đắp                  –          banơk              đập

      Dih             cấy                  –          danih               mạ

      Giep          gắp                 –          ganiep             cái gắp Continue reading

Baung còn có nghĩa gì?

Rất nhiều từ thông dụng mà ta đánh mất, rất oan uổng. Rồi ta vô tình xài từ lai tạp.

Sau khi Từ điển Chăm – Việt xuất bản (KHXH, 1994), tôi lượm nhặt được khoảng trăm từ nữa chưa từng xuất hiện trong từ điển nào.

Sẵn bàn về Sổ tay 5.000 từ Việt – Chăm thông dụng, tôi muốn đề cập đến khía cạnh khác: NGHĨA của từ. Bởi lắm khi ta không đánh mất TỪ mà đánh mất [một trong các NGHĨA] của từ. Lạ! Continue reading