Tiếng Chăm của bạn: Tại sao phải biết tiếng Chăm?

Thời hiện đại, người ta học là học tiếng Việt là tiếng phổ thông ở đất nước Việt Nam, để giao tiếp, làm việc, viết văn… hay nếu ngon hơn, luyện cho tinh tiếng Anh là ngôn ngữ mang tính quốc tế, để mở ra với thế giới bên ngoài tìm kiếm cơ hội lớn hơn; chứ ai lại đi học tiếng với chữ Chăm? Vừa chẳng tích sự gì (oh buh tamư gauk lisei hu chẳng bỏ vào nồi cơm được), thêm mấy ông ‘trí thức’ cãi vã ỏm tỏi thêm mệt. Thôi thì, hay hơn cả – bỏ quách đi cho xong?

Có phải vậy không? Và có dễ dàng như thế không? Continue reading

Tiếng Chăm của bạn: Chính tả 01

Trong ngữ lưu hàng ngày, đã có sự sai biệt đáng kể giữa tiếng nói và chữ viết. Sự sai biệt này thể hiện ở những vùng khác nhau, ở những thế hệ khác nhau và cả ở giới tính khác nhau. Do đó việc xác lập chính tả là một điều tối cần thiết. Và vì lúc này chưa xác định được vùng phát âm chuẩn, nên chúng ta tạm dựa vào các văn bản chép tay Chăm cận đại để làm tiêu chí minh định. Để làm được việc này, chúng ta cần nêu sơ lược các điểm trọng yếu của sự sai biệt.

 1. Về tiền trọng âm (tức lang likuk) Continue reading

Tiếng Chăm của bạn: Lưu ý về câu

* Jakha & chú cừu, hè 2001.

 

Tiếng Chăm có rất nhiều từ chỉ đơn vị đo lường. Với danh từ chỉ người, ta hay sử dụng lẫn lộn giữa urang mưnwix. Người Chăm nói:

dom urang pathang / mấy người chồng

kluw urang anưk / ba người (đứa) con

hu dom urang mai? / Có mấy người tới?

Chứ không nói:

Kluw mưnwix anưk hay Hu dom mưnwix mai? Continue reading