Minh-triết-Cham-phụ lục01. TẠI SAO NGHÈO?

Gia huấn ca Muk Thruh Palei: ‘Kathot rong reh gaup gan ra klao’: Nghèo tan nát họ hàng cười chê. Bà Tổ Quê hương nói mạnh thế.

Tôi biết vài Cham xưa học giỏi nay nghèo cứ nghèo, hết than trời đến trách người. Tại sao? – Thiếu thông minh. Ta cứ nghĩ ta học giỏi là thông minh, sai to. Bởi thông minh có nhiều món trong đó sở hữu tinh thần DÁM NGHĨ KHÁC là một. Kể chuyện Phạm Lãi buôn ngựa thì siêu và xa quá, nay kể chuyện nơi cộng đồng Cham.

[1] Anh T ở Văn Lâm. “Giải phóng” về dân đói, Nhà nước phát ruộng, anh nhận rồi giao lại cho chị vợ làm, một mình dzọt vào Sài Gòn. 

Continue reading

Minh-triết-Cham-05. GIẢI SÂN HẬN

[với Việt và Cham, sống dưới dấu hiệu Ariya Glang Anak]

[1] Hầu hết tác phẩm văn chương Cham sót lại không có dấu vết căm thù. Tiếng Cham, “căm” là janưk; “thù” là mưbai. Hai từ đi chung thành cặp đôi mưbai janưk hay janưk mưbai: thù hận, hận thù.

Lạ, Ariya Glang Anak, tác phẩm mang tính nhân văn cao, chữ janưk, mưbai, janưk mưbai lại có mặt dày đặc. Janưk: hận; xấu ác, không lành xuất hiện 6 lần; mưbai: thù 2 lần; mưbai janưk: thù hận 3 bận: janưk haniim: thiện ác, đi cặp 2 lần nữa!

Continue reading

Minh-triết-Cham-04. HIỂU NỖI CHAM & KỂ LẠI

Đầu thế kỉ XVIII, Cham rơi vào đại khủng hoảng cuối cùng, Ariya Glang Anak thấy gì?

Apui kadhir bbang palei’: Lửa thiêng thiêu đốt quê hương;

Tagraup tapiên rapawang’: Khắp bến bờ bị bao vây;

Urang bihuh bihah biha bihi rakang hu abih’: Phường giá áo túi cơm bị mua chuộc hết. Cả dân tộc chìm trong phiền não: ‘Nưgar chai drut mưrai’.  

Hoảng loạn là không thể tránh: ‘Xa-ai ô krưn ka adei, mik ô krưn laic kamôn’: Anh không kể tới em, chú không nhìn nhận cháu…

Quần chúng là thế, phường giá áo túi cơm thì càng.

Continue reading

Minh-triết-Cham-03. THẾ NÀO LÀ ĐẮC ĐẠO CHAM?

Bắt chước lối nói của Khổng Tử, tại đây tôi sắm vai “thuật nhi bất tác” chứ không sáng tạo gì cả! Ngay tuổi 15 tôi đã đắc đạo Cham, ở đó 3 điều tôi học được:

– Tinh thần giải sân hận của Ariya Glang Anak

– Tư tưởng hóa giải và hòa giải của Pô Rômê

– Và tinh yêu văn hóa đại chúng ‘bhap ilimô’ của Poh Catôy

Rồi khi tiếp nhận Hậu hiện đại, tôi rút ra ba tinh túy từ trào lưu  này:

Continue reading

Minh-triết-Cham-02. VÀ TỪ NỖI BUỒN SÂU

Khó có người nào hay việc gì đó khiến tôi buồn, trong khi mỗi bận đọc Ariya Glang Anak là mỗi lần tôi rơi vào buồn sâu, dù không biết bao lần đọc thi phẩm mỏng này. Đã thuộc nó từ 4 tuổi, tôi vẫn cứ đọc lại.

Không lạ, Nguyễn Du tự nhận đã đọc Kinh Kim Cương cả ngàn lần. Cũng không ngoa, khi Mộng Liên Đường chủ nhân cho Tố Như là người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

Tác giả Ariya Glơng Anak cũng hệt: nhìn thấu suốt quá khứ tương lai Cham.

Continue reading

NGHIÊN CỨU CHAM, ĐỂ LÀM GÌ?

Văn minh Champa và văn hóa Cham thu hút nhiều nghiên cứu, là điều đáng mừng. Dẫu sao… Năm 1998, ở hội thảo tại Ban Mê Thuột, phóng viên báo Tiền phong trong cuộc trao đổi, hỏi:

– Inrasara khai thác gì từ nền văn hóa Cham? Tôi nói:

– Tôi không khai thác, mà từ giữa lòng văn hóa ấy đi ra, và viết và sáng tạo.

Nghiên cứu Cham, có thể phân làm 4 loài:

[1] Nghiên cứu, vì yêu và để thỏa mãn sự hiểu biết riêng mình.

Khu vực này nơi cộng đồng Cham – có, nhưng các nhà ở ngoài Cham nhiều hơn. Trần Kỳ Phương yêu và nghiên cứu Kiến trúc & điêu khắc Cham, là một.

Câu hỏi: Yêu, thế nhưng khi các di tích ấy bị xâm hại, bạn dám lên tiếng, mới là yêu NHƯ LÀ yêu. Còn không, bạn nghiên cứu chỉ để thỏa mãn sự hiểu biết thuần túy.

[2] Nghiên cứu, để khuếch trương cái tôi.

Continue reading

LÀM THẾ NÀO TIẾNG NÓI TRÍ THỨC ĐƯỢC CHỜ ĐỢI & TIN TƯỞNG?

[lời bàn chỉ giới hạn trong phạm vị trí thức Cham]

“Tôi nghĩ các cán bộ là người dân tộc thiểu số hay người Việt đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc, cần nắm vững chính sách dân tộc của Chính phủ. Nắm vững và dũng cảm thực hiện mà không ngại bất kì thế lực nào, miễn mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Như thế, nếu không sợ những điều không đáng sợ, trí thức Cham vẫn có thể làm nên nhiều chuyện.”

(Tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1-2006)

Continue reading

TRÍ THỨC CHAM, 5 BÀI HỌC CĂN BẢN

[Hãy là đàn ông, hãy truyền năng lượng tích cực ra xung quanh]

Cham đa phần thật thà, dễ tin người. Thế nên một khi bạn đánh mất niềm tin thì khó mà lấy lại. Một lần bất tín, vạn lần bất tin. Nhập cuộc Cham, muốn đi đường trường, bạn cần thuộc 5 bài học sau.

[1] Không lừa dối

Chức sắc trẻ kể vụ việc ở Sang Mưgik Văn Lâm ngày 29-4-2021, tôi nói, chuyện không đáng tin, vì thiếu bằng chứng; riêng bản thân người kể từng có phốt viết dối. Làm và nói dối, bà con nhắc không sửa, mà còn tái phạm. Do đó ngay cả khi bạn kể thật, lời thật ấy vẫn tạo nghi ngờ.

Continue reading

Nghĩ-101. GIỎI, GIÀU ĐỂ LÀM GÌ?

[về tinh thần ‘Bhap ilimô’]

Tố Hữu: “Núi cao nhờ có đất bồi/ Núi chê đất thấp, núi ngồi nơi đâu…”

Ta mới rủng rỉnh túi, vừa nho nhoe thạc sĩ, hay ta mới được vài bài báo nhắc đến mà vội nghênh mặt lên nhìn trời. Ảo rằng ta trí thức, ta văn hóa, mà có biết đâu đấy chỉ là món:

Bilok li-u iku bamông/ Njrung gaup tapông laic ilimô’:

Sọ dừa – đuôi chót của quày/ Hùa nhau mang vác bảo văn hóa đây”.

Tầm ấy, Pauh Catwai mới giơ ‘gai gru’ lên, đã chạy mất giày!

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời-16. NHÀ VĂN LẬP KHÔNG BIẾT LẬP HỒ SƠ-bis…

Nhà văn Việt Nam không biết lập hồ sơ về mình, Nguyễn Hưng Quốc nói thế. Muốn viết cho hết ngọn ngành về một nhà văn Việt, cực khó, nhà phê bình phải làm công tác sưu tầm.

Ngoài kia, nhà văn Tây nó khác, họ luôn có sẵn, cứ vào đó mà khai thác. Như Dostoievski, từ đống thư từ đầy lỗi ngữ pháp của ông, Gide đã viết một tác phẩm để đời.

Continue reading