Bí mật của thất bại-01. VÌ MUỐN THẤT BẠI

[Về 3 dạng thông minh – Cham xưa và nay]

“Con người sinh ra, sống, làm việc, sáng tạo rồi chết đi và, không gì khác ngoài để lại bài học. Để rồi lắm khi con cháu không chịu học” – Inrasara.

Mươi năm trước, người thầy đáng kính vui miệng kêu, mấy đứa con Sara thừa yếu tố để thành công: Cao, đẹp, thông minh, gia đình đủ điều kiện, do Sara chưa thật nghiêm với con cái, cuối cùng chúng chẳng tới đâu. Lời phê đầy thiện chí ấy khiến tôi suy nghĩ nhiều về, thế nào là nghiêm hay lơi, nhất là – thế nào thành công và thất bại?

Sau đó năm 2011 tôi mới viết loạt bài “Cham có thông minh không?”

Continue reading

Minh-triết-Cham-24. MINH TRIẾT CHAM KHÔNG CHỈ CHO CHAM

… mà cho cả Việt Nam.

Ở loạt tút “Minh triết Cham”, có bạn còm thế. Đúng, không chỉ cho giới đặc tuyển, thành phần chữ nghĩa mà cho cả người đời thường trong đời sống ngày thường. Thử xem qua ba điểm:

[1] Với mình – “Hãy biến THÂN THỂ bạn thành cỗ xe tốt nhất để chở linh hồn bạn vượt qua biển đời”. Ở đây không có gì cao siêu cả.

Ăn uống ĐẠM BẠC. Buổi sáng sau cà-phê, trà, là các loại hạt, tôi chậm rãi nhâm nhi và suy tư. Trưa là bữa chính, chiều ăn nhẹ. Trái cây mùa nào món đó, ở địa phương – rẻ, sạch.

Continue reading

Minh-triết-Cham-22. YÊU

Ariya Glang Anak:

Mưyah bbôh urang mưtui thong urang gila

Jôi limuk jôi ba gaup gan gơk katơk

Nếu thấy kẻ đơn côi hay đứa khờ dại

Đừng ghét bỏ với lôi kéo họ hàng đè nén

Không hiểu tại sao sinh linh trong cộng đồng thiểu số, hay nhỏ hơn: trong một gia đình – thay vì đùm bọc, nâng nhau bay lên, lại níu kéo nhau chìm, qua nhiều cách không đáng.

Ta KHÔNG YÊU, chỉ có thể giải thích bằng hai chữ ấy.

Continue reading

Thương ca vô tận-20. THƯƠNG TRƯỜNG PÔ-KLONG KHÔNG?

[hay. Dự án phim “Trường Trung học Pô-Klong – Kí ức một thời”]

Henry Miller: Dường như sứ mệnh chính của con người trên mặt đất này, là NHỚ.

Cham & những biểu tượng thất truyền, ở đó Trường Trung học Pô-Klong là biểu tượng lớn. Từ lò đào tạo của Pô-Klong, các thế hệ trí thức Cham đi vào xã hội. Bác sĩ, kĩ sư, tiến sĩ, nhà văn, nghệ sĩ, cán bộ Nhà nước… đã và đang đóng góp tài và sức xây dựng cho đất nước hôm nay.

Continue reading

Kapet-09-10.

Kapet-09. VƯỢT THOÁT CÁI NHÌN CŨ

Trích ý kiến của tôi: “Rừng tự nhiên, rừng dự phòng, rừng nguyên sinh – phải qua ngàn năm mới có được. Câu hỏi đặt ra, TẠI SAO PHẢI LÀ hồ nước, mà không nhìn theo chiều khác? Tại sao chỉ “giúp dân thoát nghèo”, mà không giữ rừng để giúp dân giàu lên?”

Một bạn chat: “Sara có chủ quan không?” Tôi nói, không. Nhìn khác, làm khác để có thành quả khác – tôi đã có serie tút ấy, ba năm trước. Như vầy nhé.

Kể rằng, sau khi Pol Pot bị đánh đổ, Liên Hiệp quốc có ý tiếp quản Cambodia, biến đất nước này thành Thụy Sĩ của ĐNÁ: trung lập, sạch, đẹp và giàu.

Continue reading

Kapet-08. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CỘNG ĐỒNG CHAM [từ facebook]

Rất nhiều phản ứng, tôi rút ra 4 ý chính, lượt bỏ các ý trùng lặp.

Karun & Thuk siam cho Đất thiêng, bình an cho tất cả mọi người!

1. Jaya Thiên – Ninh Thuận, ngày 11-9-2023

Chỉ ra 3 điểm quan trong của Đất thiêng và Khu Thánh tích.

“Hai di tích rất quan trọng được xem như là Khu Thánh địa đó là; khu lăng mộ của Pô Cei Khar Mâh Bingu và Pô Haniim Per, gắn với truyền thống hành hương của cộng đồng người Chăm vùng Pajai và BiCam thuộc 3 huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh ngày nay.

Continue reading

KAPET. 6-7

Kapet-06. CEI XAH BIN BINGU – BẢN TỤNG CA

1.

Biết thêm – tóm từ facebook Jaya Thiên:

Pô Haniim Pơr còn có tên khác là Pô Harum Cơk, phu quân Pô Xah Inư – cuối thế kỉ XV. Núi Ông thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông, ở đó có thung lũng Pô Haniim Pơr thuở Ngai lánh nạn đến trú thân. Thung lũng Kapet là nơi cư trú lâu đời của người Cru, Raglai, K’ho, Cham…

Như từ hay dùng ở Ma Lâm, đền thờ Ngài người Cham gọi là Bimông “tháp”, xưa đền nằm trong khu Thánh tích tận rừng sâu. Năm 1968, chiến tranh mất an ninh, bà con thỉnh Ngài về thờ trong làng Palei Pacam – Lạc Tánh. Hằng năm, cộng đồng có 3 kì lễ lớn dành cho Ngài vào dịp Lễ Tế Trâu, Lễ Cabbur, Lễ Tagôk Bimông.

Continue reading

Kapet-05. CHUYỆN KỂ

“Ngư dân bám biển”, cụm từ thường được dùng thời gian qua. Với ngư dân, biển là nhà với bao kí ức dữ lành, được mất. Dẫu sao ở đó, biển vẫn là tự nhiên mênh mông, nơi ta khai thác. Đất ngược lại – hẹp hơn, được bàn tay con người cải tạo, chăm sóc, con người gắn bó hơn, khó rời bỏ hơn.

Đất lành thì ở, đất lở thì đi – ông bà Việt nói thế. Tuy nhiên, để con người gắn chặt hơn với đất, đất cần đến câu chuyện.

Continue reading

KAPET. 1-2-3

[1] XIN THƯƠNG CON CHÁU CHÚNG TA!

Vnexpress cho biết, “Bình Thuận sắp phá khu rừng tự nhiên hơn 600ha ở huyện Hàm Thuận Nam để làm hồ chứa nước…”.

Đất của dự án xây dựng hồ thủy lợi Ka Pét là 693,31ha, trong đó có 162,55ha rừng đặc dụng. Nơi này, Khanh Pham cho biết 10ha thuộc khu Thánh tích Pô Cei Khar Mưh Bingu và Pô Hanim Par.

Hồ xong, khu rừng thiêng với bao di tích lịch sử cùng kí ức cộng đồng nơi bà con Cham và Raglai hành hương sẽ chìm nghỉm dưới lòng hồ.

Việt Nam rừng vàng biển bạc, nay còn lại gì? – Ít, rất ít!

Continue reading

DŨNG CẢM ĐẾN HỚ HÊNH

Cổng Thông tin điện tử ỦY BAN DÂN TỘC

Bài về NGƯỜI CHĂM viết ngày 4-11-2015, không ghi tên tác giả, lượt đọc 49.985. Dưới bài có chua thêm: “(Bức tranh Văn hóa các Dân tộc Việt Nam – NXB Giáo dục)”.

Chủ quản Cổng ấy thì to rồi, vẽ “bức tranh” về người Cham in ở Nhà xuất bản Giáo dục nữa, phải nói là rất đáng tin. Nhưng điều đáng lo hơn cả là cách làm của ta.

Ở đó bạt ngàn hớ hênh lồ lộ:

Continue reading