Sống triết lí Cham-5. CĂN CỐT CỦA TRIẾT LÍ CHAM

Tết năm ngoái, ngồi với nhóm thế hệ Cham mới, Jaka kể câu chuyện: Trong buổi “thuyết” ở Viện Goethe – Hà Nội, bị một thính giả hỏi vặn mang tính khiêu khích: Cham có văn hóa sao?, “diễn giả” liền bỏ ra ngoài… hút thuốc [đã kể].

Thấy, rồi mới tìm, ai nói thế? Tôi: Thấy, sống với, rồi mới tìm cách diễn đạt. Với Minh triết hay Triết lí Cham cũng cùng thể cách.

Cham có triết lí không? Khác đi, đâu là cốt tủy của Triết ‘Xakarai Cham’?

Continue reading

Sống Triết lí Cham-3. TÔI CÒN NỢ CHAM NHỮNG GÌ?

Mưtai kloh thre’, Cham nói: Chết hết nợ, còn sống là còn nợ.

Nợ ơn sinh thành: cha mẹ, nợ thời dưới chơn thầy, nợ chủ hộ: gánh vác sự nghiệp vợ con, và nợ cộng đồng. 4 khu vực này, tôi đã tư và hành thế nào?

1. Công ơn sinh thành

Tuổi thanh niên, tôi 1 lần duy nhất làm cha mẹ buồn – rất buồn, giật mình, tôi hứa với lòng không bao giờ nữa, để rồi từ đó luôn mang niềm vui cho song thân.

Continue reading

Triết lí Cham-1. TÔI, TRONG CHẾ ĐỘ MẪU HỆ

[Đáp án cho câu hỏi ở Cà phê thứ Bảy 19-10-2024, tại Sài Gòn]

Tôi nói Chế độ gia đình Mẫu hệ có ba ưu việt, tôi đặt tên là 3K: Nữ không đĩ điếm, nam không mù chữ, cả hai không ăn xin. Là chuyện của thế hệ cha chú tôi thập niên 1970 trở về trước, chứ hiện nay tôi không đảm bảo.

Tại sao nam không mù chữ? Cham đồng hóa chữ ‘akhar’ với tri thức. Thiếu chữ, bạn không thể chiến đấu, thế nên dù sao đi nữa, bạn phải trang bị thứ vũ khí đặc thù này.

Continue reading

10 CÂU HỎI CHO ‘VĂN HÓA CHAM NHÌN TỪ CHAM’

Sáng 19-10-2024, Cà-phê thứ Bảy tại Quận-1, non 30 khách ngồi đầy thính phòng nhỏ, ấm cúng. Thuyết, như thể bạn bè gặp mặt trao đổi: Vui vẻ, khá tiếng cười, và nhiều câu hỏi. Sau đây là 10 câu hỏi chính, mang tính gợi mở.

[1] Tại sao “Văn hóa Cham nhìn từ Cham”? Trước đây văn hóa ấy được nhìn qua con mắt Pháp, Việt và… Nay có thêm ‘từ Cham” để, có nhiều góc nhìn. Từ đó các bên hiểu nhau hơn, để sống, yêu thương, làm việc và sáng tạo.

[2] Về tháp Cham, đã có quá nhiều công trình khoa học đáng tin xuất bản.

Continue reading

Chuyện tươi Katê-06. KATÊ, NHỚ TAGALAU

1. Hè 1996, sau Trại Sáng tác ở Đại Lải, tôi đề nghị Hội Nhà văn làm số đặc biệt về Cham trên Văn nghệ Dân tộc & Miền núi. Từ Hữu Thỉnh đến Nguyễn Khắc Trường, rồi Đăng Bẩy kêu Trạm gửi trước để xem bài vở Cham ra sao đã. Tôi lúc đó vô danh tiểu tốt, có ma mới tin.

Chơi liều vậy, mà được. Tôi làm tiếp ở tạp chí Văn nghệ Bình Thuận-1997, rồi tạp chí Văn hóa Dân tộc. Ba kì liên tù tì như thế tôi mới tự tin làm Tagalau. Ba kì khởi động, phần tôi [kí thêm 2 bút danh] có 9 văn xuôi, 10 nghiên cứu, 8 thơ; tác giả khác mỗi người 1-2 bài.

Continue reading

Chuyện tươi Katê-04. VĂN HÓA CHAM NHÌN TỪ CHAM

[Cham đóng góp gì vào nền văn hóa đa dân tộc VN & Giải huyền thoại… Tóm buổi nói chuyện tại Đại học Văn Lang, tối 25-9-2024]

“Văn hóa Cham nhìn từ Cham”, thế nhưng đó là Cham nào, một câu hỏi cốt yếu ít ai đặt ra.

Bởi, như tôi hay nói đùa, có đến 12 “loài” Cham khác nhau, với cách nghĩ và phản ứng mang tính văn hóa khác nhau. Nhất là sau mấy cuộc Nam tiến của Đại Việt, khi vương quốc Champa tan rã, một bộ phận sinh linh Cham nhập vào đất nước Việt Nam thống nhất. Cham nào?

Continue reading

Nỗi Cham-11. TÔN GIÁO CHAM: DÂN TỘC, HÒA BÌNH & NHÂN VĂN

Năm ngoái, ghé nhà ông anh lấy vợ Việt ở PR. Chuyện đang hào hứng, bất chợt bà chị hỏi vặn: Anh kêu Bà-ni hay lắm tuyệt lắm, sao mấy chục năm mà tín đồ không lên nổi con số 50 ngàn? Tôi tính giải thích, thì ông anh gạt đi…

Tút hôm qua, Khanh Pham còm: “Khó có một tôn giáo nào làm được điều này. Chỉ tiếc là Cham đã vong quốc nên Ahiêr và Awal đã chịu chung số phận, bằng không thì cả thế giới sẽ tiếp nhận thêm một tôn giáo mới của thời đại từ người Cham”. 

Continue reading

Nỗi Cham-10. TÔI KỂ CHUYỆN CHAM KỂ CHUYỆN TÔI

Tút trước, bạn Hai Ng Ngoc còm: “Nếu thế giới có trao giải Nobel văn chương/ văn hóa cho Inrasara thì tôi chẳng ngạc nhiên.” Vụ này ít ra cũng đã có chục người nhắc… Ban Giám khảo, nhưng họ quên đưa vào danh sách!

Tôi hoạt động 9 lĩnh vực, cả món tưởng chả dính đến Cham như phê bình văn học, cũng liên quan Cham đáo để. Ví dù giải Nobel có rớt lên đầu tôi, nó phải dành cho SARA-KẺ KỂ CHUYỆN CHAM. Đợi đến chuyện cổ tích ấy xảy tới, thử xem tôi đã kể thế nào.

Continue reading

ĐÍNH CHÍNH VĂN NGỌC SÁNG TRÊN RFA

Dù đã “ẩn” ở quê, mỗi ngày tôi trả lời ít nhất mươi cuộc: Thư, tin nhắn, điện thoại từ nhiều bộ phận độc giả khác nhau, về nhiều chủ đề khác nhau. Vô phân biệt. Và nếu ai đó tính đưa lên mạng hay báo, tôi yêu cầu dựa vào văn bản tôi kèm theo, và cho tôi xem lại trước. Gần như 100% chấp hành nghiêm chỉnh.

Thế nào rồi cũng có tai nạn, và vụ hôm nay là đầu tiên(*).

[1] Câu chuyện

Continue reading

TÔI HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ SINH LINH CHAM HÔM NAY?

“Bạn là trung bình cộng 5 người bạn thân nhất”, được cho là câu nói phản ánh đúng vị trí cuộc sống của 1 người. Với ai khác thì có thể, với tôi: SAI.

Tôi khó bị tác động, mà CHỦ ĐỘNG HỌC từ cái độc đáo nhất của người ấy, dù chỉ gặp vài lần, cả khi tâm tính hay nếp sinh hoạt cách nhau vực thẳm.

Học, không phải kiến thức, mà cái khác.

Continue reading