Đối thoại Cham-16. TẠI SAO TAGALAU CẦN SỐNG?

Hôm qua 14-1-2021, ngồi với anh em tại cà-phê PATOM, vài bạn thế hệ mới đặt vấn đề Tagalau. Đâu là sứ mệnh Tagalau, và đâu là mục tiêu? Rồi ai sẽ nắm giữ Tagalau, sau khi hai “thế hệ” tiếp nối tạm nghỉ? Vẫn có vài nhầm lẫn đây đó. Tôi nói:

– Kêu “sứ mệnh” thì hơi to, còn nếu muốn dùng chữ này, ý định tôi là tạo một biểu tượng nhỏ cho Cham hiện đại. Với hai mục tiêu là bày “sân chơi” cho Cham đăng các sáng tác của mình, bên cạnh mức độ nào đó – để các dân tộc trên đất nước Việt Nam và người ngoài biết về Cham và văn hóa Cham. Còn nội dung, Tagalau cũng đã nêu rất rõ ở tiểu đề: “Sáng tác – sưu tầm – nghiên cứu văn hóa Cham”.

Continue reading

Đối thoại Cham-15. TẠI SAO PHẢI GIỮ TRUYỀN THỐNG?

– Tại sao phải giữ truyền thống?

Là câu hỏi Út dành cho tôi hai tháng trước. Câu hỏi khá bất ngờ, khó miễn chê. Thức thời, sống theo thời đại mình đang sống không hay hơn sao, hà cớ lại cứ phải bản sắc với truyền thống? Có 3 điểm đáng xem xét:

[1] Bảo tồn khác biệt và đa dạng về nhân chủng

Mấy năm trước, ở loạt bài “Người Cham có thông minh không?” tôi nêu ra 3 loại thông minh:

Thông minh [để] tồn tại: Tôi lấy ví dụ bà người Tàu đơn thương lạc bước vào palei Cham chỉ với cái thúng và đòn gánh, sau mười năm bà đã là người giàu nhất làng.

Continue reading

NGHIÊN CỨU, DỄ

Nghiên cứu văn hóa Cham, dễ ơi là dễ. Phát kiến đề tài: dễ, sưu tầm và xử lí tư liệu: dễ, hoàn thành công trình: dễ nốt. Chịu nhìn ra xung quanh, đề tài tràn khắp. Vậy mà chả hiểu sao nhiều Cham không [thể] nhận ra và làm, cứ mặc cho các câu chuyện trôi nổi nguy cơ tiêu trầm một ngày không xa.

Từ 2015, thực sự tôi không còn hứng thú hay nhu cầu in sách nữa, dù đang trong tay non 40 bản thảo hoàn chỉnh. Sáng tác, phê bình lẫn nghiên cứu. Tôi muốn nhường phần đất lại cho các bạn thế hệ mới.

Continue reading

LÀM GIÀU, DỄ-2

[hay Đầu óc thắng bản năng]

Về thể chất, con người là “sinh vật” thuộc hàng trung bình yếu, nhưng lại là loài đáng sợ nhất trên trái đất. Nguyên do chính yếu: nó biết thắng bản năng. Tay không

[không thủ đạo]

, luyện võ nghệ – nó thắng. Chế tác vũ khí, từ cây rìu, cái cày đến máy bay siêu thanh, tàu điện ngầm – nó thắng. Ở cấp độ cao hơn nữa, nghĩ ra tam thập lục kế, thuật dùng người, vân vân – nó thắng.

Continue reading

LÀM GIÀU, DỄ!

Lấy bằng tiến sĩ đút túi thì dễ, làm nhà nghiên cứu mới khó. Nghiên cứu – dễ, phê bình khó hơn. Làm nhà phê bình – dễ, để thành một nhà thơ [sáng tạo] mới thực sự khó.

Không đùa đâu, cứ dòm qua phía chính thống, Việt Nam đến nay mới có ngàn nhà văn, còn tiến sĩ ta con số gấp 30 lần. Chả khó là gì!

Lạ, Cham mình lại thích làm chyện khó là THƠ, hơn thứ dễ: NGHIÊN CỨU. Dễ hơn nữa là LÀM GIÀU, mà ta không chịu… làm.

Continue reading

CHUYỆN CHÚ ĐẠT CHỮ

[Về lệ “tế trâu” của Cham Awal, cải cách ‘Kut’ ‘Ahiêr’, và ý tưởng mới. Bài dài, chỉ trích đăng phần chính yếu]

Chú Chữ tôi thì ghê rồi…

Tôi không hiểu nổi làm sao đất Chakleng lại sản sinh nhiều sinh linh cá biệt thế. Phải nói là cá biệt siêu hạng. Lại rơi trúng vào dòng họ Gaup Gađak tôi. Tạm kê sơ sơ vài tên tuổi thôi thiên hạ cũng đủ ngán: Ông Klơng Thân, Phok Dhan Cơk, Dì Mơi, cùng “những người đàn ông của tôi” đã đi vào văn chương chữ nghĩa tôi ngự biệt lập ngang tàng một cõi. Và hôm nay là: chú Đạt Chữ.

Continue reading

“PHÁT HIỆN” BA LÀNG CHAM CỔ

Cham lưu vong, lang bạt. Không những châu Á mà ngay đất nước Việt Nam ta đang sống. Bàng bạc. Mà ta quên. Hay ta nhớ, mà ta dường làm quên. Không tìm đến. Và họ cũng không tìm về.

HÀ NAM

Làng Lam Cầu thuộc xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam có đền thờ Mị Ê được tôn làm Thành Hoàng. Hiện dân làng vẫn còn quen gọi làng Chàm, bạn văn Châu Hồng Thủy cho biết và anh hứa, nếu có dịp, Sara ghé mình cùng đi.

Continue reading

Giải quyết khủng hoảng. HỒI GIÁO BÀ-NI HAY BÀ-NI?

Vụ chả đáng mà trở thành khủng hoảng, mới lạ.

Về cụm từ “Tôn giáo: Bà-ni”, Cham nói “Xa-ai Chăm, adei Bini” “Anưk Chăm, anưk Bini”, “Ariya Chăm – Bini”, Ca dao: “Chăm thong Bini hu min”… Còn phiên âm Bà-ni thì sao?

[1] Trước 1975, “đạo Bàni” là chữ dùng thống nhất. Nguyễn Văn Luận trong công trình Người Chàm Hồi giáo Miền Tây Nam phần Việt Nam, in 1974, ngay trang đầu ông phân biệt rõ đạo Balamon, đạo Bani và đạo Hồi giáo.

Continue reading

Ngọn lửa & câu hỏi-2. BẾ TẮC SÁNG TẠO & THẾ NÀO LÀ THƠ HAY?

1. Thế nào là thơ hay? (xin lược bớt mấy “kính thưa nhà thơ, thưa bác…”)

Hãy thử so sánh nguyên văn câu thơ Inrasara trong bài thơ “Apsara Vũ nữ Chàm”: “Nụ cười phiêu lãng trên môi”;

Khi phổ thành ca khúc, nhạc sĩ Amư Nhân biến thành: “Trên môi cười điệu nghệ”.

Ai nhận ra được sự khác biệt tế vi giữa hai câu trên, sẽ biết thế nào là thơ hay!

Continue reading

Câu chuyện Cham. SỰ CỐ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở VĂN LÂM-2-3-4

Vụ nhà và đất, khi bàn về “Sổ Đỏ, Chàm mình vẫn còn khờ lắm!” tôi đã giải thích một lần rõ rồi, xin không lặp lại. Cham mình ỉ i, cứ nghĩ nó đã là sở hữu của mình “ai cũng biết” – vội gì! Từ “vội gì” đến không bao gì có, cách nhau có mỗi bước chân! Mãi khi có chuyện ta mới biết mình… khờ.

Đất rẫy đang tranh chấp cũng rơi vào trường hợp ấy, có lẽ. (Sao gọi là “có lẽ” sẽ bàn ở bài 3). Có chuyện, ta làm gì? Chạy ngay đến ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, níu lấy.

Continue reading