Chế Vỹ Tân. TÌM HIỂU VẤN ĐỀ TÔN GIÁO XƯA VÀ NAY

Tôi vừa nhận được bài viết của Chế Vỹ Tân tức Nguyễn Văn Tỷ giải minh về các khía cạnh xung quanh Vấn đề Bà-ni. Thầy Tỷ năm nay 87 tuôi, đã hưu từ 20 năm trước; lẽ ra thầy cũng quyết hưu trước các vấn đề cộng đồng. Tuy nhiên bởi trách nhiệm trí thức, thầy cố gắng viết bài “cuối cùng” này, như thông điệp gửi đến: Thế hệ trẻ Cham, chính quyền các cấp, và những người đang “lên tiếng đấu tranh” xung quan Tôn giáo Bà-ni.   

Sau đây là nguyên văn.

Continue reading

Câu chuyện Cham-92. CHAM & CHUYỆN PHÁT HIỆN ĐỀ TÀI

Vừa qua, The British Council/ Hội đồng Anh thông tin mời bà con Cham đăng kí đề tài dự án Di sản Kết nối tại Ninh Thuận. Mục tiêu cụ thể:

– Giúp cộng đồng hiểu giá trị di sản văn hóa,

– Cộng đồng được hưởng lợi từ việc bảo tồn văn hóa ấy, từ đó

– Mang lại sự phát triển bền vững và đồng đều trong lĩnh vực di sản.

Rất thực tế! Nhất là ở TÍNH BỀN VỮNG mà thành quả làm nên bộ phận VĂN HÓA SỐNG giữa cộng đồng chứ không là nghiên cứu để cất thư viện.

Ở đây, ta có 3 cái được: Điều kiện ban đầu để làm việc; có chuyên gia chỉ dẫn, hỗ trợ; bà con được hưởng thành quả, và mình vui.

Continue reading

Tôi-37. VÀ TIẾNG & CHỮ CHAM

[học, dạy, thuyết & kỉ niệm độc]

Cái bệnh của thiên hạ là thích làm thầy đời – Mạnh Tử nói.

Ở Hà Nội, một bạn văn khoe “đang dạy” ở Trường Viết văn Nguyễn Du [trường đổi tên từ khuya, cứ réo tên cụ Tiên Điền cho oai]. Tôi đùa, nếu được rủ qua nói chuyện 1-2 buổi mà hô là “dạy” thì tôi cũng từng dạy tại đó, và nhiều trường nữa! Hiểu ý tôi, bạn đánh trống lảng.

Nhà văn xứ Đông Lào ta mặc cảm kiểu cắc cớ ấy, tội!

Continue reading

Câu chuyện Cham-91. GIẢI MINH VỀ “TIỂU SỬ THIÊN SANH CẢNH”

Về bản thảo URANG CHAM, tôi dự trù viết về 40 nhân vật [sau này thêm Trà Vigia và Jaya Hamu Tanran]. Tư liệu đâu ra đấy, công việc cũng thong dong, đăng web Inrasara.com được 28 vị thì gặp vài sự cố nhỏ khiến tôi mất hứng, đành ngưng.

Ngưng từ Từ Công Phụng, Chế Linh, Dohamide… cho chí Thiên Sanh Cảnh.

Nay nhân đọc “Tiểu sử Thiên Sanh Cảnh” viết bởi Petruspaulusthong, đăng 10-2-2017, Facebook Ysa Cosiem đăng lại ngày 16-8-2021, tôi mới nhớ.

Continue reading

Tiếng Cham tinh nghĩa. JIƠNG… [& Tôi đọc thơ]

JIƠNG’ có nhiều nghĩa, như “thành, nên, được, ra…”

Jiơng’ có hình vị láy là ‘jiak’ để thành từ mới: ‘jiak jiơng’. Ví dụ ‘Ngak bbang jiak jiơng’: “Ăn nên làm ra”.

Kết hợp với tiền tố PA ta có ‘Pajiơng’ = “làm cho thành, sinh ra”. Ví dụ ‘Pajiơng anưk pajiơng taco’: “Sinh con đẻ cháu”.

Pajiơng’ thêm hình vị láy thành ‘Pajiak pajiơng’: “phù hộ”. Ví dụ: ‘Likau Pô pajiak pajiơng anưk taco’: “Xin Ngài phù hộ con cháu”.

Continue reading

Câu chuyện Cham-87. ĐÂU LÀ LUẬN?-11

[Tôn giáo Cham: Dân tộc – Tự do – Phát triển]

[1] Cham mất nước, bảo lưu tôn giáo mang tính dân tộc là điều kiện tiên quyết. Từ chối nó là bạn chối bỏ cội nguồn, quay lưng với bản sắc qua đó Cham nguy cơ bị đồng hóa là khó tránh.

Sao gọi ‘Ahiêr Awal’ là tôn giáo dân tộc?

Cả Cham Bà-la-môn lẫn Cham Bà-ni hôm nay hiện rất mơ hồ về các đấng tối cao cả Ấn Độ giáo lẫn Islam: Brahma, Shiva, Allah, Mohammad… mà chỉ biết đến

Continue reading

Câu chuyện Cham-86. TÔN GIÁO NÀO CŨNG TỐT?-4

Cái MỚI ra đời luôn phải chiến, để có mặt, để phát triển và tồn tại. Chính Jesus tuyên rành rọt: “I came not to send peace, but a sword” (Bible, Matthews, X, 34). Thơ Mới xuất hiện phải đánh bại thơ truyền thống, để giành đất sống, đấy thơ cũ về hậu trường, lưu kho hay cho nó hô… biến. Còn được hay không, hoặc chuyện gì xảy ra sau đó – tính sau!

Là lẽ thường của văn minh, phát triển và tiến bộ.

Continue reading

Tinh thần sáng tạo Cham-12. BẠN CÓ LÀ THIÊN TÀI KHÔNG? VÀ BAO GIỜ?

[đối thoại với bạn viết trẻ]

Bạn trẻ mong gặp tôi trình bày ý hướng viết ấp ủ bấy lâu. Tiểu thuyết. Tuyệt! 7g tại cà-phê làng nghề Chakleng nhé.

– 8g đi Sara, … bận chăm con xíu.

Tôi muốn, trước tiên cho bạn trẻ biết “trí thức” Chakleng sinh hoạt thế nào, nói gì ở cà-phê. Vậy là lỡ mất một tiết mục. Tôi ừ. Bạn đến đúng giờ, hai tôi qua đầu cầu sông Lu nhìn toàn cảnh, rồi trung tâm palei với Trường tiểu học, Sân vận động, Nhà Trưng bày, rồi Kut Gađak, Hầm Mỹ cuối cùng là Làng nghề. Tôi nói:

Continue reading

Tinh thần sáng tạo Cham-11. PHIM & THẾ NÀO LÀ THAM VỌNG LỚN?

Đám cây non vươn vội lên khoảng xanh

Mà rễ chưa cắm sâu vào đất

Chỉ cần một cơn bão rớt

Cũng đủ làm chúng run bấn lên (Tháp nắng-1996)

Hôm qua ở “Câu chuyện Cham-80”, từ còm lạc đề của bạn facebook, tôi cũng biết được chi tiết đáng giá: Cham có đạo diễn điện ảnh!

Continue reading

Câu chuyện Cham-79. ĐÂU LÀ LUẬN?-08

[hay. Cham: sống sót, tồn tại và 1 cuốn sách]

Giáo dục truyền thống Cham, nam: TRI THỨC, nữ: LÀM GIÀU, chức sắc tôn giáo: ĐẠO ĐỨC. Là 3 cột trụ. Để tồn tại, một tồn tại đầy bản sắc, ba thành tố kia cần được tổng hòa trong mỗi sinh linh Cham.

Đó chính là triết lí giáo dục Cham ở tương lai.

Nhìn qua Do Thái giáo, với cây phả hệ là Abraham, Sarah, Isaac, Rebekah…và Kinh Thánh Hebrew; tôn giáo Cham với Kinh là Agal ‘Ahiêr Awal’ cùng cây phả hệ: Po Inư Nưgar, Po Klaung Girai, Po Bin Swơr, Po Rome, Po Xah Inư, Po Riyak… Họ vừa là con người lịch sử vừa là nhân vật huyền thoại.

Continue reading