Pariya: Về ý nghĩa một câu thành ngữ Chăm

Tapei nung ala, xakaya ngauk

Trong cộng đồng Chăm, nói đến thành ngữ Tapei nung ala, xakaya ngauk thì ai ai cũng đều biết trong thành ngữ này có đề cập đến hai loại bánh, đó là tapei nungxakaya. Bởi vì trong đám tang người Chăm Ahier và Chăm Awal sau khi hoàn tất xong lễ tang, chủ lễ thường tạ ơn Ppo Gru và những vị hành lễ đều được nhận từ tấm lòng của tang chủ hai loại bánh quý này, hoặc trong dịp Kate, Cabbur, Ramưwan... Continue reading

Trần Long: Những bí ẩn tháp Chăm

TRẦN LONG
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – TP Hồ Chí Minh
*
Ngang dọc miền Trung rất nhiều lần và lần nào cũng thế… tháp Chăm luôn gợi cho tôi những cảm xúc khó tả. Và thành thói quen, cứ có dịp về miền Trung tôi lại tìm đến tháp Chăm, bắt chuyện với những người đang trùng tu tháp, hỏi thăm các vị lo việc hương sự để mong được khám phá phần nào những bí ẩn của tháp. Không ít lần như thế tôi lại ra về và mang theo một bí ẩn khác của những ngôi tháp hầu như không đổi màu trước thời gian Continue reading

Nguyễn Văn Tỷ 16: Tìm hiểu lịch sử các tôn giáo Chăm

Hiện nay, người Chăm Việt Nam có ba tôn giáo chính: Bà-la-môn, Bàni và Islam. Ba tôn giáo này đã xuất hiện tại Champa cũ không cùng thời điểm, cũng không cùng nguồn gốc và đã có những diễn tiến phức tạp, những uẩn khúc khá ly kỳ suốt chiều dài lịch sử dân tộc Chăm. Trong thời đại mà cả nhân loại đang tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoàn toàn, con người vẫn phải quan tâm đặc biệt đến mối quan hệ của các tôn giáo trong cùng một quốc gia và hơn thế nữa các mâu thuẫn tôn giáo trên toàn thế giới. Continue reading

Trà Chay Pyang: Huyền nghĩa Pauh Catwai

Tác phẩm Pauh Catwai được Inrasara đưa ra lần đầu tiên bằng nguyên tác trong Văn học Chăm – trường ca (1995); trước đó vào năm 1994, anh có bài nghiên cứu về Pauh Catwai trong Văn học Chăm – khái luận. Đây là một trong bốn tác phẩm được anh xếp vào mục “Thơ thế sự”. Có thể nói đây là chương hay nhất trong toàn bộ tác phẩm của anh. Inrasara viết bay bổng nhất và, có thể nói đầy nhiệt huyết. Trong tình hình đất nước Việt Nam mà anh đã viết được một đoạn văn như thế này thì phải nói là rất thẳng thắn và dũng cảm: Continue reading

Dohamide: CÂU CHUYỆN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ CHĂM

1. Sơ lược về Dân tộc Chăm

Dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc thiểu số tại Việt Nam ngày nay, với dân số thống kê được ghi là 142.000 người, phân chia ra ở vùng đất Chăm cổ truyền Panduranga nay thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, 120.000 người, còn lại khoảng 32.000 người thì ở vùng đất mới định cư Châu Đốc nay thuộc tỉnh An Giang, ở tỉnh Tây Ninh giáp giới với Campuchia và TP Hồ Chí Minh cũng như dọc theo quốc lộ thuộc tỉnh Đồng Nai, v,v… Continue reading

Vĩnh Nguyên: Đồng vọng Saranai

Đây là bài viết có nhiều cái nhìn lạ về một khía cạnh văn hóa Chăm, chúng tôi xin đăng lại ở inrasara.com để bạn đọc thưởng lãm.
Inrasara.
*
Saranai. Nghe nói tiếng kèn ấy chỉ cất lên trong những đám đông mùa hội; rất kiêng khi nó được thổi trong nhà. Vì kiến trúc thanh âm của nó dẫn dụ linh hồn người ta “thoát xác” quên về…
1 – Người ta mơ hồ lo sợ nếu một ngày trong những lễ hội đất Chăm sẽ vắng tiếng saranai thân quen. Continue reading