Bá Văn Quyến: Bí ẩn tháp Po Romé

Cei Kadhar, hiện ở Hậu Sanh – Phước Hữu – Ninh Phước – Ninh Thuận

đã đăng Tagalau 12.

 

Gần đây, trên đền tháp Po Romé đã phát hiện khu mộ “Ghur” chôn hài cốt người, hộp Klaong đựng mảnh xương trán và những mảnh vỡ của bức tượng đá được chôn lắp dưới đất… Nhận thấy rằng những vấn đề này là bí ẩn của tháp Po Romé. Thiết nghĩ cần phải có sự giải đáp đúng đắn về luận cứ khoa học cũng như giá trị lịch sử liên quan đến vị vua Po Romé và đền tháp Po Romé. Nhằm để làm rõ thêm về tháp Po Romé cũng như vị vua Po Romé, chúng tôi trình lên bài viết “Bí ẩn của tháp Po Romé” để các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cùng thảo luận và đưa ra lời giải đáp chung. Continue reading

Jaya Bahasa: Văn hóa và giáo dục người Chăm ở Ninh Thuận trong lịch sử

TÓM TẮT

            Người Chăm sinh sống trong nhiều tỉnh thành Việt Nam và trên thế giới. Riêng ở Ninh Thuận  những nét văn hoá ảnh hưởng từ tôn giáo Ấn Độ và Islam giáo, tạo nên một bản sắc văn hoá độc đáo không thể nhầm lẫn với nơi khác trong sinh hoạt cộng đồng. Trên cơ sở nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, chịu phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, hình thành cách thức ứng xử của người Chăm thích sự hài hoà với môi trường sống. Vì vậy, không phải ngạc nhiên về mọi hoạt động văn hoá và xã hội đều bị tác động từ các yếu tố tâm linh.

Continue reading

Đạo Văn Chi: Nghi lễ đám tang của người Chăm Bàni

Đã đăng Tagalau 11.


* Nghĩa trang Ghur của người Chăm Bàni – Photo Inrasara.

Người Chăm Bàni là một bộ phận đa số trong cộng đồng người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận, Bình thuận. Đây là một bộ phận người Chăm theo Hồi giáo Bàni (còn gọi là Chăm Awal). Nhưng tôn giáo này đã trải qua quá trình bản địa hóa, biến đổi thành một kiểu tôn giáo riêng có của người Chăm. Tuy không còn hội đủ các yếu tố của một trong những tôn giáo cổ xưa nhất của loài người, nhưng quan niệm về tâm linh, về cõi sống và cõi chết của người Chăm Bàni vẫn chịu sự chi phối của Hồi giáo bản địa Continue reading

Phan Đăng Nhật: Ariya Bini – Cham, một truyện thơ đặc sắc của dân tộc Chăm mới được phát hiện

báo Nhân dân Chủ nhật, 4-8-1996

Đó là truyện thơ Bini – Cham do ông Phú Trạm (Inrasara), công tác tại Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh công bố. Từ lâu, người Chăm truyền tụng với lòng hâm mộ Ariya Bini Cham. Nhưng mọi người chỉ nghe đồn, không biết hiện ai có tác phẩm đó. Do có công lao nhiều năm sưu tầm văn học dân tộc mình, ông Phú Trạm đã được tiếp xúc với bản chép tay của ông Than Tiơng, chép vào năm 1903. Như thế là một tác phẩm được đưa ra chào đời Continue reading

Nhật Lệ: Đưa thổ cẩm ra thế giới

báo Lao Động số 226, 29-9-2007.


* Inrahani tại Hội nghị thổ cẩm – Hà Nội, 1996.

Trong tuần văn hóa VN tại Bỉ 2007, có một người phụ nữ Chăm lên diễn đàn nói về thân phận của người phụ nữ Chăm từ chiến tranh đến thời bình. Câu chuyện của chị đã làm cử tọa bật khóc. Chị đến từ làng thổ cẩm nổi tiếng Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận), giới thiệu văn hóa Chăm và dệt vải cho người nước ngoài xem. Tới nay, chị đã có 20 chuyến đi đến hơn 10 quốc gia. Tên chị là Thuận Thị Trụ, nghệ nhân dệt thổ cẩm nổi tiếng, người đầu tiên xuất khẩu thổ cẩm của mọi miền đất nước ra nước ngoài.

Chị cũng chính là Trà Ma Hani, tác giả tập thơ Em, hoa xương rồng và nắng đoạt giải của NXB Kim Đồng 2001-2003 Continue reading

Moving Separately as Boats on the Water: Relating Ariya Cam-Bini and Ariya Bini-Cam to 17th Century Campa

In the 17th century the urang (people) of Bhumi Campa were in the midst of a dynamic period of transition. Having suffered the catastrophic defeat of the capital Vijaya in 1471, the Cam had moved their negara (capital) southward to Panduranga, situated in the heart of the modern Vietnamese province of Binh Thuan. With the conversion of the first Cam Ppo to Islam in 1607, and the tragic defeat of the epic devaraja (god-king) Ppo Rome during the Vietnamese annexation of Campa in 1651/3, it became clear that the Cam reliance on the moral authority of the Hindu-Buddhist divine universe was under threat Continue reading

Bá Văn Quyến: Bảo tồn âm nhạc và múa truyền thống Chăm

Đã đăng Tagalau 11.
1. Đặt vấn đề
Người Chăm là một dân tộc sinh sống lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Họ sống phân tán từng làng (palei), từng khu vực tại các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận.

* Múa quạt truyền thống – Photo Inrajaya, 2010.

Trong lịch sử phát triển xã hội tộc người họ đã sản sinh ra một nền văn hóa rực rỡ, phong phú và đa dạng. Trong đó phải kể đến âm nhạc và múa truyền thống Chăm: Âm nhạc truyền thống Chăm với những bài ca nghi lễ, những làn điệu dân ca, những bài hát ru, những điệu ngâm hari ariya Continue reading

Chế Mỹ Lan: Áo dài Chăm

Tagalau 11.

* Chế Mỹ Lan với aw kamei Cam – Photo tác giả.

Về nguồn gốc áo dài Chăm
Áo dài, tên tiêng Chăm thường gọi là Aw kamei Cam. Cho đến nay, chưa có tư liệu nào ghi rõ nguồn gốc đích thực của nó. Chỉ biết là áo dài Chăm đã có từ xa xưa. Ghi nhận của các nhà nghiên cứu cho thấy áo dài Việt Nam là sản phẩm chế ra từ chiếc áo dài Chăm và áo dài Thượng Hải.
“Áo dài chiếc áo dài của đàn bà Việt Nam hiện nay khởi phát từ thời Chúa Nguyễn Phúc Khóat (cuối thế kỉ XVIII) với nền tảng là chiếc áo dài phụ nữ Chàm, kết hợp với chiếc áo tứ thân ở Bắc”. “Áo dài hai vạt áo của đàn bà Huế có được là do ảnh hưởng Chàm” Continue reading

Trần Can – Văn 21: Giống như tôi

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng ngắt như Chùa Bà Đanh

(ca dao Hà Nội)

Câu ca dao xưa gợi cho tôi chút tò mò từ thuở bé, sau này tìm hiểu tôi mới biết cái tên chùa lạ lùng này lại có liên quan đến Champa.

Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa tại Hà Nội dành cho người Chăm. Tây Hồ chí ghi là vua Lê Thánh Tông đã cho làm một thiền viện (vừa là chùa vừa là trung tâm nghiên cứu) ở gò Phượng Chủy bên bờ Nam hồ Tây cho người Chăm hành đạo, gọi là Thiền viện Châu Lâm, nhưng dân thì gọi là chùa Bà Đanh.

Một tài liệu khác thì ghi: Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm Continue reading

Kay Amưh: Nhuk ia, một nghi thức xác định tội phạm của người Chăm xưa

Khi có sự mâu thuẫn hoặc nghi kỵ nhau trong quan hệ sinh hoạt, người Chăm thường hay nhờ bà con chòm xóm láng giềng thân quen tham gia giải quyết, phân trần phải trái, đúng sai. Những người này thường lớn tuổi, có uy tín hoặc các vị tộc trưởng của các tộc họ có liên quan vụ việc. Họ rất ngại đưa nhau ra “làng” để xét xử. Việc kiện tụng nhau ra “toà” là một việc làm rất hạn hữu – tapai bbauk gauk mưta (Vuốt mặt chạm mắt) nhưng khi sự việc đã làm hết mọi lẽ mà nghi can không chịu thừa nhận, thì người Chăm còn có một nghi thức khác để xác định “tội phạm”. Đó là việc tổ chức cho hai bên (tạm gọi là nguyên đơn và bị đơn) cùng nhuk ia – cút nước Continue reading