Quảng Văn Sơn: Về những bức tượng đồng Champa trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh

  1. Đặt vấn đề

Phật viện Đồng Dương “Indrapura” dùng đặt tên cho cả một phong cách nghệ thuật Champa ở một giai đoạn nhất định. Các hiện vật điêu khắc và trang trí Đồng Dương phong phú và đa dạng: tượng Phật, tượng Bồ Tát, tượng Môn thần (Dvarapala)… Continue reading

Nguyễn Lục Gia: Từ Hồ Tôn quốc đến Tiểu vương quốc Aryaru

(Trường THPT Trần Quốc Tuấn – Phú Hòa – Phú Yên)

* Majoan (Nguyễn Lục Gia) & Inrasara trình diễn thơ – Đồi Thơm – Tuy Hòa, 4-2012 

[Từ khi bước vào thời kỳ chính sử (qua nguồn thư tịch Trung Hoa), vị trí của Hồ Tôn quốc đã bị lu mờ so với tiến trình dồn dập lên phía Bắc của vương quốc Lâm Ấp. Continue reading

Phương Hà: Nghi Lộc – Cửa Lò, một thoáng đất và người

Bài viết của bạn thơ Phương Hà ghi nhận nhiều dấu vết Chăm ở vùng đất này, cần cho công tác nghiên cứu. Tác giả gửi đăng ở đây để các bạn Chăm và những ai quan tâm có tài liệu tham khảo.

BBT Inrasara.com

Huyện Nghi Lộc quê tôi phía Bắc giáp 2 huyện Yên Thành, Diễn Châu, phía Nam giáp thành phố Vinh và 2 huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn; phía Đông giáp biển, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Đô Lương. Riêng phía Đông-Nam còn giáp với mấy cây số dòng Lam để thành nguồn mực vô tận nên miền chữ nghĩa của bao đời. Continue reading

Bá Văn Quyến: Hệ thống chức sắc tín ngưỡng dân gian Chăm ở Ninh Thuận

Ninh Thuận là nơi có nhiều tộc người Chăm sinh sống, với số dân vào khoảng 67. 274 người (Số liệu thống kê năm 2009)(1). Họ theo tín ngưỡng đa thần và có khá nhiều lễ nghi tín ngưỡng nên đã hình thành các vị chức sắc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian Chăm. Qua khảo sát thực tế thì các vị chức sắc này có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng đối với cộng đồng người Chăm. Continue reading

Trần Đức Ngôn: Tháp Chăm Yang Prong và hiện tượng xâm thực văn hóa

đã đăng Vietvan.vn

Tháp Yang Prong là di tích kiến trúc tôn giáo của người Chăm. Sự hiện diện của tháp Chăm trên cao nguyên Đăk Lăk gợi ra cho các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học những kiến giải khác nhau. Tại tháp Yang Prong, nhiều năm trở lại đây, đang diễn ra một hiện tượng, gọi là sự xâm thực văn hóa. Quá trình này đang diễn ra một cách tự nhiên và chậm chạp.

1. Giới thiệu về tháp Yang Prong

Tháp Yang Prong hiện tọa lạc trong một cánh rừng thưa, gồm những cây cổ thụ (cây săng lẻ), thuộc địa phận xã Ea Rok, huyện Ea Sup, tỉnh Đăk Lăk. Nhìn trên bản đồ, tháp nằm ở phía tây tỉnh Đăk Lăk, gần biên giới Việt Nam – Campuchia. Cánh rừng thưa, nơi tọa lạc của tháp, nằm trải dài bên bờ sông Ea Hleo, quanh năm đầy nước, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thoáng đãng, màu xanh cây lá quanh tháp phủ dày suốt bốn mùa. Continue reading

Bá Minh Truyền: Tổng luận về nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam

Bút danh khác: Jaya Bahasa, hiện sống ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Đã đăng Tagalau 12

Tóm tắt

 

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, lịch sử vương quốc Champa đã thu hút nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu, công bố thành sách, tạp chí. Sau năm 1975, xuất hiện các tác giả Việt Nam, không dừng lại ở việc tìm tòi, bổ sung thêm tư liệu mà còn khám phá ra cái mới như lắp vào khoảng thiếu sót của các nhà nghiên cứu tiên phong chưa làm được. Những công trình về sau đã đi vào từng mảng, lĩnh vực thuộc đời sống, văn hóa, xã hội, lễ hội đến sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Đặc biệt, số lượng tác giả là người Chăm cũng gia tăng ngày càng đông đảo trong đội ngũ các nhà khoa học, để trình bày về các vấn đề liên quan đến tộc người Chăm trên cơ sở khai thác văn bản viết Akhar thrah đang lưu trữ ở trong gia đình và làng quê Chăm Continue reading

Hồ Trung Tú: 400 năm Phú Yên – Nhìn lại trường hợp Chủ sự Văn Phong

Đã đăng Tagalau 12
Ngày 1-4-2011 Phú Yên làm lễ kỷ niệm 400 năm ngày hình thành, nói chính xác hơn, ngày sát nhập vào Đại Việt. Tất cả các tư liệu, bài viết xưa và nay đều ghi công hai người là Lương Văn Chánh và Ngưỡi Phước Vinh, riêng người có công chính thức đem Phú Yên về với Đại Việt năm 1611 là Văn Phong thì không ai nhắc đến, thậm chí còn bị tước mất họ. Mời độc giả đọc một phần trích trong sách Có 500 năm như thế về nhân vật xứng đáng được trả lại vai trò trong lịch sử.

Sau khi vua Lê Thánh Tông chiếm thành Trà Bàn, một tướng Chiêm là Bô Trì Trì chạy thoát, đem tàn quân vào Phan Lung (Phan Rang) tự xưng vương, giữ được 1/ 5 đất đai Chiêm Thành cũ, sai người đến xin xưng thần và nộp cống. Vua Thánh Tông nhân đó chia đất đai còn lại của Chiêm Thành làm 3 nước Continue reading

Quảng Đại Sơn: Về những hiện vật điêu khắc đá Champa trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP Hồ Chí Minh

Đã đăng Tagalau 12

Giới thiệu chung

Nghệ thuật điêu khắc Champa là bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản nghệ thuật ViệtNam, về cả số lượng tác phẩm cũng như tính thẩm mỹ hết sức độc đáo.

Điêu khắc đá Champa là một bộ môn nổi tiếng được nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX. Các nhà nghiên cứu đã định ra được các phong cách tạo hình của Champa từ giai đoạn trước thế kỷ VII (chịu ảnh hưởng nghệ thuật Amaravati của Ấn Độ) cho tới giai đoạn nửa sau thế kỷ VII trở đi, đã tạo được những nét riêng của điêu khắc đá Champa qua 8 loại phong cách: Mỹ Sơn E1, Hòa Lai, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chánh Lộ, Tháp Mẫm, Yang Mun, Po Ramé Continue reading