1. Vương quốc Champa được thành lập năm 192, kéo dài từ Mũi Hoành Sơn – sông Đinh cho đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ thế kỉ XI, qua các cuộc Nam tiến của Đại Việt, biên gới lui dần về phương Nam rồi mất hẳn vào năm 1832, khi cuộc khởi nghĩa cuối cùng của Thak Wa bị vua Minh Mạng dẹp tan. Suốt quá trình lịch sử ấy, người Cham lưu lạc qua nhiều vùng đất khác nhau, để tạo thành cộng đồng riêng với những khác biệt nhất định về văn hóa và ngôn ngữ.
Giai đoạn 986-988, khi Lưu Kỳ Tông làm vua đất Champa, bộ phận Cham chạy qua Hải Nam – Trung Quốc sinh sống. Năm 1044, nhà Lý bắt 5.000 tù binh Cham ra Bắc; 25 năm sau, số lượng tù nhân Cham ra Bắc lên đến 50.000 người; họ lập thành các làng riêng và tồn tại thời gian khá dài. Đến thời Po Rome (1627-1651), một bộ phận lớn Cham vượt đại dương qua sống ở Kelantan – Malaysia; sau này 1975, 5 vạn người Cham chạy trốn cuộc thảm sát của Pôn Pốt qua Mã Lai sinh sống, và không có ý quay lại Campuchia (G. Moussay). Thế kỉ XVIII, người Cham chạy loạn qua Thái Lan, hiện thuộc khu Ban Khrua, Bangkok, khoảng 5.000 người. Ở Campuchia, vào năm 1692, 5.000 gia đình Cham từ Pangdurangga di cư qua, ở vùng đất tốt dọc sông Mekong, sau đó còn mấy đợt di dân khác nữa. Hiện nay, ngoài 22 làng còn theo tôn giáo Bà-ni, tất cả đều là Muslim. Cuối thế kỉ XX, người Cham ở Campuchia thay đổi họ tên thành Khmer Islam. Continue reading
Category Archives: Nghiên cứu
JASHAKLIKEI: ĐÁM TANG CỦA NGƯỜI CHĂM (AHIER) NHÌN TỪ THUYẾT “TƯƠNG ĐỐI VĂN HÓA”
Cách đây hai năm (28/12/2013), một bài viết mang tựa đề “Tục đẽo xương sọ thành đồng xu ở Ninh Thuận” của một tác giả mang tên Nguyễn Khiêm Tốn, được đăng trên trang điện tử 24h.com.vn, bài viết này ghi nhận đám tang và nghi lễ nhập Kut của người Chăm Ahier (Chăm Bàlamôn) ở Ninh Thuận như một hủ tục lạc hậu và ghê rợ, cùng ngày báo Dân Việt cũng chép lại bài viết này. Bài viết nhanh chóng hướng phải sự phản ứng của dư luận đặc biệt là của cộng đồng người Chăm, Sohaniim đã viết một bài phê bình bài báo này và được đăng tải trên webite Gulpatoan.com. Một năm sau bài viết này được đăng tải lại trên trang vtc.vn với nhan đề “Kỳ bí tục đẽo sọ người chết thành hình xu để thờ ở Ninh Thuận” (10/1/2014). Gần đây nhất, một bài báo ký tên Xuân Hướng đăng trên trang baodansinh.vn với nhan đề: “Hủ tục “đẽo sọ người chết” ở làng Chăm” (24/6/2015), bài viết này sau đó bị sự phản biện trên trang Inrasara.com. Continue reading
Lm. Nguyễn Trường Thăng: AI LÀ NHỮNG NGƯỜI THỪA KẾ VĂN HÓA CHAMPA?
FB Trần Can
Không là nhà nghiên cứu, chuyên viên về lịch sử, văn minh, văn hóa các dân tộc sinh sống trên mảnh đất hình chữ S nầy, tôi xin mạo muội có vài ý kiến nhân cuộc đàm thoại với một nhà nghiên cứu Pháp, Regina Nether-Legrand, vào năm 2008, tại Hội An về đề tài: Ai là những người thừa kế văn hóa Chăm?
* Lm. Nguyễn Trường Thăng đang trong bệnh viện. Continue reading
Như Hà: Dấu xưa thành Đồ Bàn
Như Hà: Dấu xưa thành Đồ Bàn
báo Thể thao & Văn hóa, 2-8-2014
Đúng như thi sĩ Chế Lan Viên từng viết:“Thành Đồ Bàn cũng thôi không nức nở/ Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe/ Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ/ Tan dần trong yên lặng của đồng quê…”, nay dấu xưa của thành cũng lặng yên như thế.
Thành Đồ Bàn (chính tên Vijaya, còn gọi là Chà Bàn) là kinh đô rất nổi tiếng của vương quốc Chămpa, tồn tại từ thế kỷ 10 đến 15 Continue reading
Jashaklikei: Rija nưgar – hội ca vũ đầu năm
* Photo Inrajaya.
Bilan than-uh than-on
Hamit grum mưnhi gah pur, pai
(Khi nghe tiếng sấm hướng Đông/ Nhân dân hớn hở mới hòng yên thân) – Tục ngữ Chăm.
Hằng năm, cứ mỗi độ hoa Tagalau (bằng lăng) nở tím khắp cả những vùng đồi xứ sở, những đàn chim Chrao từ đâu bay về, lượn quanh bên những cánh đồng xa xăm bát ngát chạy vào những palei Chăm, trên những sa mạt các vàng cắt đôi vùng trời ra làm hai phần phía trước tầm mắt, trên những đỉnh tháp uy nghi, đứng đó tự bao đời. Continue reading
Jaya Bahasa: Điểm luận một số công trình nghiên cứu về tộc người Raglai ở Việt Nam
* Người Raglai – Phước Thắng, Bác Ái – Ninh Thuận. Photo Kiều Maily.
Tộc người Raglai đã sinh sống lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam. Địa bàn cư trú của người Raglai tập trung chủ yếu ở các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng. Về mặt ngôn ngữ, các nhà khoa học đã xếp tộc người Raglai vào trong nhóm gia đình ngôn ngữ Malayo-Polynesian cùng với tộc người Chăm, Churu, Kaho, Randaiy và Jarai. Continue reading
Giải mã nghệ thuật cổ Champa
Báo Đà Nẵng cuối tuần – 1-6-2013
Người Chàm ở Trung bộ Việt Nam có những truyền thống nghệ thuật, kiến trúc đầy ấn tượng cách đây hơn 1.700 năm. Vương quốc Champa – nằm trên ngã tư giữa các nước Ấn Độ, Java và Trung Hoa – là một trung tâm giao thương sầm uất ở vùng Đông Nam Á và là đối thủ chính của đế chế Khmer hùng mạnh. Người Chàm chủ yếu được biết đến trong lịch sử là những thương nhân, thủy thủ và chiến binh, đồng thời họ cũng là những thợ thủ công thiện nghệ và kiến trúc sư tài năng.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền này, James Blake Wiener (JW) của trang mạng Từ điển Bách khoa Cổ sử (Ancient History Encyclopedia) có cuộc trao đổi với Trần Kỳ Phương (TKP) – chuyên gia lịch sử văn hóa Champa – về những đặc điểm độc đáo của nghệ thuật và kiến trúc Chàm. ĐNCT xin giới thiệu cùng bạn đọc nội dung cuộc phỏng vấn qua bản dịch của Hà Duy…
Kiều Maily: Giếng cổ làng Chăm Thành Tín
+ Photo Inrajaya.
Làng Thành Tín, tiếng Chăm gọi là Palei Cwah Patih, tức làng Cát Trắng là làng có nhiều nét văn hóa đặc trưng. Đó là một trong ít làng Chăm hiện nay nằm sát bờ biển. Ở đó còn lại hai giếng cổ rất độc đáo. Độc đáo bởi đây là giếng nước được dân làng đây sử dụng phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày. Continue reading
Kiều Maily: Về làng Chăm ăn nước lèo thịt dê
Dù nhiều món ăn lạ và sang trọng của giới thượng lưu và vua chúa Chăm ngày xưa đã thất truyền, nhưng nay, ở mọi cộng đồng Chăm đều vẫn còn truyền lưu và ưa thích một số món ngon, trong đó đặc biệt là Ia tanut pabaiy (Nước lèo thịt dê).
Hồ Trung Tú: Văn hóa cãi
báo Người lao động, số Xuân
(bài có đề cập nhiều đến Chăm)
Chính vì không thể diễn đạt được các sắc thái tình cảm tinh tế, không nói được điều cần nói một cách bay bổng nhẹ nhõm mà người Quảng Nam đã lấy sự chân thành bù trừ? Continue reading